Hiện tại chưa có bản dịch cho bài viết này!
Bộ luật Lao động mới nhất năm 2024 là gì?
Hiện nay, Bộ luật Lao động mới nhất năm 2024 là Bộ luật Lao động năm 2019 số 45/2019/QH14. Đây là Bộ luật đang có hiệu lực và được áp dụng hiện nay.
Theo đó, Quốc hội khóa XIV thông qua Bộ luật Lao động vào ngày 20/11/2019 với nhiều nội dung nổi bật được áp dụng từ ngày 01/01/2021 đến nay vẫn chưa có văn bản nào thay thế.
Các văn bản hướng dẫn Bộ luật Lao động mới nhất
Nghị định hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019
Nghị định 135/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu
Nghị định 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
Nghị định 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Nghị định 50/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
Nghị định 83/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Nghị định 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập
Nghị định 70/2023/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 152/2020/NĐ-CP ngày 30/12/2020 của Chính phủ quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
Nghị định 74/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
Nghị định 99/2024/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung điểm p khoản 1 Điều 2 Nghị định 83/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 của Chính phủ quy định về nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
Thông tư hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019
Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con
Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động chưa thành niên
Thông tư 04/2021/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc trong hầm lò
Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng
Thông tư 19/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc ban hành Danh mục vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để làm căn cứ xác định các trường hợp có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường
Thông tư 12/2022/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí
Thông tư 24/2022/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại
Thông tư 5/2023/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn mẫu hợp đồng dịch vụ và mẫu hợp đồng lao động đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập
Thông tư 20/2023/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc có tính chất đặc biệt trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí trên biển
Công văn hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019
Công văn 308/CV-PC của Vụ Pháp chế - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc thông báo kết luận của Thứ trưởng Lê Văn Thanh
Công văn 10180/SLĐTBXH-VLATLĐ của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh về việc thực hiện Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 về báo cáo sử dụng lao động
Trên đây là thông tin về: Bộ luật Lao động mới nhất năm 2024 là gì?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài
Việc làm và điều kiện làm việc tại Nhật Bản rất quan trọng và các quy định về điều kiện làm việc được coi là điểm tựa quan trọng để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Các quy định rõ ràng trong hợp đồng lao động giúp người lao động hiểu rõ về quyền lợi của mình cũng như về các khoản thưởng và phạt công khai. Mục đích của việc này là tạo ra sự ràng buộc giữa người lao động và chủ doanh nghiệp. Hãy cùng T-Group tìm hiểu về luật lao động tại Nhật Bản được cập nhật mới nhất năm 2024 dưới đây nhé!
Mức lương tối thiểu là một quy định quan trọng trong luật lao động của Nhật Bản. Luật quy định rằng mức lương phải đáp ứng mức lương tối thiểu được quy định. Trong trường hợp mức lương quy định trong hợp đồng lao động thấp hơn mức lương tối thiểu, mức lương đó trở nên không hợp lệ và người lao động phải được trả mức lương tối thiểu đã quy định.
Hiện nay, có hai loại mức lương tối thiểu mà người lao động cần biết:
Trong trường hợp áp dụng cả hai mức lương, mức lương tối thiểu cao hơn sẽ được áp dụng.
Quy định chung về thời gian làm việc, làm thêm và sa thải cũng được quy định như sau:
Về thời gian làm việc, từ năm 1987, Nhật Bản đã áp dụng thời gian làm việc là 40 giờ/tuần. Làm việc quá 40 giờ/tuần hoặc 8 giờ/ngày là bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, trên thực tế:
Về làm thêm giờ, trong trường hợp người lao động đồng ý và đăng ký làm việc ngoài giờ hoặc làm việc vào ngày nghỉ theo sự thỏa thuận với nhà sử dụng lao động và được sở giám sát tiêu chuẩn lao động có thẩm quyền chấp thuận, người lao động sẽ được làm việc theo thỏa thuận và nhận thêm tiền tăng ca.
Các khoản phụ cấp cho làm thêm giờ của người lao động bao gồm:
Đối với phụ cấp làm thêm giờ: Tối thiểu 125% tiền lương.
Được nhận thêm khoản trợ cấp 25% tiền lương cho công việc đêm muộn giữa 10h tối đến 5h sáng.
Ngoài ra, sẽ có thêm khoản phụ cấp ngoài giờ như: làm thêm giờ vào 1 ngày nghỉ ngơi, vào đêm khuya, làm quá 60 giờ mỗi tháng sẽ được tăng mức trợ cấp lên tới 175 % nhân viên lương.
Về chấm dứt hợp đồng lao động, luật lao động Nhật Bản quy định rõ các lý do có thể chấm dứt hợp đồng lao động như: thỏa thuận giữa hai bên, hết thời hạn hợp đồng, nghỉ hưu, bệnh tật hoặc không đủ năng lực làm việc, vi phạm nghiêm trọng các quy tắc và quy định công ty, vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ đạo đức, và các lý do khác được quy định trong hợp đồng lao động.
Nếu hợp đồng lao động bị chấm dứt, người lao động có quyền được hưởng các quyền lợi như: tiền công chưa nhận, tiền lương chưa trả, phụ cấp chưa trả, và các khoản đền bù khác theo quy định.
Thư Xin Lỗi Vì Đang Bị Tấn Công DDoS
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.
Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia (NCSC), nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.
Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.
DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .
Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.
Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.
Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.
Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.
Một số điểm mới của Bộ luật Lao động năm 2019 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20/11/2019 với nhiều điều được sửa đổi, bổ sung sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và thay thế cho Bộ luật Lao động 2012, một số thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến người lao động như sau:
1. Tăng tuổi nghỉ hưu lên 62 tuổi với nam, 60 tuổi với nữ
So với Bộ luật Lao động 2012 hiện nay, Bộ luật Lao động mới đã quy định tăng tuổi nghỉ hưu với người lao động. Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam; đủ 55 tuổi 04 tháng đối với nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng với lao động nam; 04 tháng với lao động nữ.
Riêng người bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay làm việc ở nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể nghỉ hưu trước không quá 05 tuổi.
2. Người lao động được nghỉ thêm 1 ngày dịp Quốc khánh
Bộ luật Lao động năm 2019 còn bổ sung thêm 01 ngày nghỉ trong năm vào ngày liền kề với ngày Quốc khánh, có thể là 01/9 hoặc 03/9 Dương lịch tùy theo từng năm. Trong đó, người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương.
Như vậy, tổng số ngày nghỉ lễ, tết hàng năm sẽ nâng lên 11 ngày, trong đó: Tết Dương lịch: 01 ngày; Tết Âm lịch: 05 ngày; Ngày Chiến thắng (30/4 Dương lịch): 01 ngày; Ngày Quốc tế lao động (01/5 Dương lịch): 01 ngày; Ngày Quốc khánh: 02 ngày; Ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch): 01 ngày.
3. Người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng
Bộ luật Lao động 2019 cho phép người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần lý do, chỉ cần đảm bảo yêu cầu về thời gian báo trước là 30 ngày với hợp đồng xác định thời hạn và 45 ngày với hợp đồng không xác định thời hạn.
Đồng thời, người lao động cũng được quyền yêu cầu người sử dụng lao động cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của mình khi chấm dứt hợp đồng lao động; các chi phí của việc cung cấp do người sử dụng lao động chi trả…
4. Được ủy quyền cho người khác nhận lương
So với Bộ luật Lao động 2012, Bộ luật mới bổ sung quy định: Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Quy định này được đánh giá là hợp lý, đặc biệt trong trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn không thể trực tiếp nhận lương…
5. Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào tiền lương của doanh nghiệp
Bộ luật Lao động 2019 quy định, doanh nghiệp được chủ động trong việc xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động trên cơ sở thương lượng, thoả thuận với người lao động.
Tiền lương trả cho người lao động là số tiền để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Tiền lương được thực hiện trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa các bên; bổ sung quy định trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận.
6. Phải có bảng kê chi tiết khi trả lương cho người lao động
Theo Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
Đặc biệt, mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có)…
Phòng Tổ chức Cán bộ Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố