Doanh thu (DT) của một doanh nghiệp (DN) phản ánh quy mô và quá trình tái sản xuất của DN đó. DT là cơ sở bù đắp chi phí đã tiêu hao trong quá trình sản xuất và tiến hành nộp thuế cho Nhà nước. Nhằm nâng cao tính trung thực và hợp lý của các thông tin báo cáo tài chính DN, bài báo đã trình bày tóm tắt khái niệm, ý nghĩa và nguyên tắc ghi nhận DT theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) số 14 và đề xuất một số ý kiến hoàn thiện phương pháp xác định và ghi nhận DT trong kế toán DN.

Những điểm khác nhau tổng quan

So với chuẩn mực kế toán VAS, IAS không bị áp đặt về hình thức như: hệ thống tài khoản (Chart of Account) biểu mẫu báo cáo (Accounting form), hình thức sổ kế toán (Ledgers). IAS/IFRS hầu hết không quy định về các biểu mẫu kế toán. Hơn nữa, doanh nghiệp sử dụng IAS/IFRS đều được tự do sử dụng hệ thống tài khoản cũng như các biểu mẫu kế toán phù hợp và thuận lợi với đặc thù của doanh nghiệp. Ví dụ như những doanh nghiệp áp dụng VAS thì tiền mặt sẽ phải có số tài khoản là 111, còn những doanh nghiệp áp dụng IAS/IFRS thì có thể tự do đặt số cho tài khoản này.

IAS còn đưa ra một bộ khung về khái niệm và giữa các chuẩn mực đều có tính thống nhất rất cao. Ngược lại, VAS còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng, thiếu bộ khung về định nghĩa cũng như tính thống nhất giữa các chuẩn mực kế toán.

IAS/IFRS chỉ quy định về hình thức của các báo cáo tài chính theo IAS 1 mà không quy định về hệ thống tài khoản kế toán. Doanh nghiệp được phép tự tạo ra hệ thống tài khoản kế toán để phù hợp hơn với yêu cầu về báo cáo tài chính cũng như báo cáo quản trị.

Việc bắt buộc đối với doanh nghiệp về hệ thống tài khoản đôi khi gây ra những bất lợi cho những doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam vì các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong chuyển đổi và làm giảm tính thống nhất giữa các công ty trong cùng tập đoàn.

Có nhiều ý kiến cho rằng hệ thống tài khoản ở Việt Nam chỉ nên mang tính định hướng cho doanh nghiệp thay vì bắt buộc như hiện tại.

Chuẩn mực kế toán VAS: Cụ thể, chi tiết nhưng đôi khi thiếu linh hoạt

Được ban hành vào năm 2001, chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS)  là hệ thống các quy định và hướng dẫn kế toán được thiết lập và áp dụng tại Việt Nam. VAS có tác dụng chuẩn hóa việc lập báo cáo tài chính, giúp các doanh nghiệp và tổ chức tài chính có một cơ sở đồng nhất để báo cáo và so sánh kết quả hoạt động tài chính.

VAS bao gồm 26 chuẩn mực kế toán, các chuẩn mực này bao phủ hầu hết các khía cạnh của kế toán tài chính và kiểm toán, từ việc ghi nhận doanh thu, chi phí đến việc đánh giá tài sản và nợ phải trả.

Tại hội thảo MBA Talk #96 do Viện ISB và Đại học Western Sydney tổ chức, ông Ngô Huy Lộc – Director Of Finance And Accounting, CJ CheilJedang, đã chỉ ra những khác biệt cơ bản giữa VAS và IFRS.

“VAS mang tính chi tiết hơn, trong đó có nhiều văn bản quy định cụ thể. Trong khi đó, IFRS mang tính tổng quát, tập trung đưa ra các khung hướng dẫn mà không đi vào chi tiết.” – Director Of Finance And Accounting tại CJ CheilJedang, nhấn mạnh.

Chi tiết chưa hẳn là tốt, vì chính những quy định chi tiết trong quá trình áp dụng VAS là nguyên nhân của những khó khăn và phức tạp trong quá trình triển khai. Còn “ngôn ngữ kế toán quốc tế” lại mang đến sự tiện lợi và linh hoạt trong quá trình thực thi.

Ông Ngô Huy Lộc nhấn mạnh một điểm khác biệt nổi bật là IFRS ghi nhận tài sản và các khoản mục kế toán theo giá trị hợp lý, phản ánh chính xác giá trị thực tế của chúng. Ngược lại, VAS, theo chuẩn mực kế toán truyền thống, ghi nhận tài sản và các khoản mục theo giá trị gốc mà không có sự điều chỉnh theo biến động thị trường.

Cần trang bị kiến thức về IFRS như thế nào?

Chuyển đổi từ VAS sang IFRS chính là xu thế tất yếu và là “nước đi” đúng đắn của Bộ Tài chính và Chính phủ Việt Nam trước thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới. Vậy, cần phải trang bị kiến thức về các chuẩn mực IFRS như thế nào?

Hãy để khóa CertIFR Online - Lập BCTC chuẩn IFRS chỉ với 40h học giúp bạn:

SAPP Academy tự tin cam kết sau khóa học, bạn sẽ:

Liên hệ với SAPP để nhận ưu đãi học phí hấp dẫn cho khóa học chứng chỉ CertIFR Online ngay!

MIỄN PHÍ TƯ VẤN VỀ KHÓA HỌC CERTIFR ONLINE - LẬP BCTC CHUẨN IFRS CHỈ VỚI 40H HỌC

Các chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IFRS) chưa có chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) tương đương

Mặc dù chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được soạn thảo dựa trên khung của chuẩn mực kế toán Quốc Tế (IAS/IFRS) nhưng VAS chỉ có 26 chuẩn mực. Trong khi có tới 41 chuẩn mực IAS và 16 chuẩn mực IFRS. Như vậy, VAS sẽ không có những chuẩn mực kế toán tương đương với IAS/ IFRS. Bạn có thể xem xét cụ thể sự khác biệt này như sau.

Minh bạch hóa bằng chuẩn mực kế toán IFRS

Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) là hệ thống các chuẩn mực kế toán toàn cầu do Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (International Accounting Standards Board – IASB) phát triển.

IFRS đã được áp dụng tại 144 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, tạo ra một hệ thống báo cáo tài chính đồng nhất, minh bạch và dễ so sánh trên phạm vi toàn cầu. Việc áp dụng IFRS giúp các doanh nghiệp dễ dàng hoạt động trong môi trường kinh doanh quốc tế, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư quốc tế khi đánh giá và so sánh các cơ hội đầu tư.

IFRS phát hành vào năm 2001, hướng đến nâng cấp và thay thế các chuẩn mực kế toán quốc gia trước đây. IFRS liên tục được cập nhật và điều chỉnh để phản ánh sự thay đổi trong môi trường kinh doanh toàn cầu và nhu cầu của các bên liên quan.

US GAAP: “Bí quyết” minh bạch trong báo cáo tài chính Mỹ

Hoa Kỳ, trung tâm tài chính toàn cầu, sử dụng US GAAP làm chuẩn mực kế toán chính. Chuẩn mực kế toán Mỹ US GAAP được thiết lập để đảm bảo tính nhất quán và minh bạch trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp hoạt động tại Mỹ, cũng như các doanh nghiệp quốc tế có liên kết với thị trường Mỹ.

US GAAP (Generally Accepted Accounting Principles) đã được phát triển và duy trì  bởi Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Tài chính (FASB) từ năm 1973. Bộ quy tắc này bao gồm một hệ thống toàn diện các nguyên tắc và hướng dẫn kế toán, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác và nhất quán của các báo cáo tài chính tại Hoa Kỳ.

Với kinh nghiệm triển khai đồng thời hai chuẩn mực US GAAP và IFRS, ông Nguyễn Quang Mạnh – Chief Finance Officer, Lazada Việt Nam, đã nhấn mạnh những điểm khác biệt giữa US GAAP và IFRS tại hội thảo MBA Talk #96.

Cũng như VAS, US GAAP có những quy định cụ thể (rules-based), yêu cầu tuân theo các quy tắc kế toán một cách chặt chẽ. Chuẩn mực này đòi hỏi người thực hiện cần tuân theo quy định một cách chính xác, không có ngoại lệ và đương nhiên cũng không có chỗ cho tính linh hoạt.

Ngược lại, IFRS tập trung vào nguyên tắc (principle-based), cung cấp các hướng dẫn tổng quát và khung nguyên tắc để người thực hiện có thể hiểu và áp dụng một cách linh hoạt. Điều này cho phép sự tự do trong việc diễn giải và thực hiện chuẩn mực, miễn là không vi phạm các nguyên tắc cơ bản của IFRS.

Trong khi US GAAP chủ yếu được áp dụng ở Mỹ và một số quốc gia có liên kết chặt chẽ với hệ thống tài chính của Mỹ, IFRS đã được triển khai rộng rãi trên toàn cầu, giúp tạo ra sự thống nhất và hòa nhập trong các quy chuẩn kế toán quốc tế.

Trên thực tế, việc ứng dụng hai hệ thống kế toán này có nhiều sự khác biệt rõ rệt. Ông Mạnh cho biết, một trong những khác biệt nổi bật nhất là trong phương pháp ghi nhận hàng tồn kho. Thông thường, có ba phương pháp chính để báo cáo hàng tồn kho:

IFRS – với những nguyên tắc nghiêm ngặt, không cho phép doanh nghiệp ghi nhận hàng tồn theo phương pháp LIFO. “Nhiều doanh nghiệp thường áp dụng LIFO để tiết kiệm chi phí thuế. IFRS không chấp nhận phương pháp này để bảo đảm tính nhất quán và giá trị hợp lý cho lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp.” – Ông Quang Mạnh chia sẻ.

Trên thực tế, Lazada Việt Nam đã chọn phương pháp WAC khi thực hiện báo cáo tài chính theo hai chuẩn mực để đảm bảo sự tương thích và giảm thiểu khó khăn khi chuyển đổi giữa hai hệ thống.

Để thuận tiện trong việc báo cáo tài chính theo hai chuẩn mực, công ty của ông Mạnh còn “bắt tay” với một đơn vị thứ ba chuyên hỗ trợ việc lập báo cáo tài chính, giúp nộp đến cơ quan thuế, thực hiện các thủ tục thống kê và gửi báo cáo lên công ty mẹ.

Ông Mạnh cho biết thêm, công ty của ông đang áp dụng IFRS để nâng cao tính minh bạch trong kế toán và củng cố lòng tin của các nhà đầu tư tương lai, đặc biệt là khi công ty mẹ đã được niêm yết trên sàn chứng khoán. Mục tiêu cuối cùng là cải thiện hiệu quả tài chính và đảm bảo tính sẵn sàng của công ty.