Mathnasium là Phương pháp và Hệ thống Trung tâm Toán tư duy Hoa kỳ dành cho trẻ em từ 3 - 15 tuổi, do giáo sư Larry Martinek nghiên cứu và Phát triển từ năm 1974. Với hơn 45 năm kinh nghiệm, phương pháp Mathnasium đã được chứng minh hiệu quả tại hơn 20 quốc gia với hơn 5 triệu học viên trên toàn thế giới.
Kích hoạt các sáng kiến công nghệ số
Đánh giá tiềm năng kinh doanh tại Việt Nam trong bối cảnh mới, vị Tổng giám đốc IBM Việt Nam nhấn mạnh: “Dễ nhận thấy nhất là sự bùng nổ của ngành bán lẻ và bất động sản. Tiêu chuẩn sống của người dân cũng được cải thiện đáng kể, các ngành công nghiệp bắt đầu đầu tư cho tự động hóa, số hóa và chuyển đổi kỹ thuật số. Các lĩnh vực mũi nhọn như ngân hàng, sản xuất bắt đầu kích hoạt các sáng kiến hỗ trợ chuyển đổi công nghệ thông tin.”
Theo ông Tan Jee Toon, sự gia tăng của các dịch vụ tư vấn chuyển đổi số toàn diện cho thấy nhu cầu của doanh nghiệp nội địa trong kế hoạch phát triển dài hạn. Bên cạnh đó, làn sóng người Việt Nam sống ở nước ngoài trở về quê hương đã góp phần nâng cao nền tảng kỹ năng công nghệ cũng như đầu tư kinh doanh và đây là một phần của hệ sinh thái.
“Điều chúng ta đều có thể nhận thấy là các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang tích cực khai thác chuyên môn công nghệ cao từ bên ngoài đồng thời tăng tốc các kỹ năng của nguồn lực trong nước hơn bao giờ hết. Theo tôi, đó đều là những tín hiệu tích cực cho nền kinh tế,” ông Tan Jee Toon nói.
Là một trong những nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên trở lại Việt Nam từ năm 1994, trải qua hơn 25 năm chứng kiến nhiều biến động từ môi trường, kinh tế và xã hội, đến nay Coca-Cola ngoài việc trở thành một biểu tượng về văn hóa ẩm thực của nước Mỹ thì họ còn được biết tới với nhiều đóng góp tích cực, lan tỏa các giá trị tốt đẹp thông qua những hành động cụ thể, thiết thực trong cộng đồng và xã hội ở đất nước hình chữ S.
“Khi quay trở lại, tôi đã chứng kiến những sự chuyển biến to lớn của cả nền kinh tế Việt Nam chỉ trong một thời gian rất ngắn,”
Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp trong đó có Coca-Cola đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bà Lê Từ Cẩm Ly- Giám đốc Đối ngoại, Truyền thông và Phát triển Bền vững Coca-Cola Đông Dương vẫn đánh giá cao tiềm năng kinh doanh tại Việt Nam với môi trường vĩ mô ổn định, dân số trẻ, năng động và ham học hỏi.
“Việt Nam là thị trường tiềm năng với nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Trong những năm qua, Việt Nam đã thu hút vốn đầu tư quốc tế mạnh mẽ trong bối cảnh nền kinh tế trong nước duy trì đà tăng trưởng khả quan. Là một nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Coca-Cola đánh giá cao sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam kể từ ngày đầu hoạt động. Các chính sách thu hút đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh đã cho phép chúng tôi tiếp tục sứ mệnh hướng tới tăng trưởng bền vững và mang lại nhiều sản phẩm có chất lượng dành cho người tiêu dùng, cũng như thực hiện các hoạt động cộng đồng,” bà Ly nhấn mạnh.
Kết hợp giữa công nghệ và lao động
Báo cáo về xu hướng lực lượng lao động tại 20 nền kinh tế trong Diễn đàn kinh tế thế giới 2019 chỉ ra hơn 42% tổng số công việc sẽ thay đổi đáng kể vào năm 2022, bao gồm những yêu cầu về các kỹ năng mới như phân tích hoặc tư duy thiết kế, và kỹ năng mềm như giải quyết vấn đề phức tạp.
Các doanh nghiệp sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đổi mới trong phương thức tổ chức và hoạt động, để trở thành các doanh nghiệp “thông minh”
Bà Lê Từ Cẩm Ly, Giám đốc Đối ngoại, Truyền thông và Phát triển Bền vững Coca-Cola Đông Dương, chia sẻ các doanh nghiệp sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đổi mới trong phương thức tổ chức và hoạt động, để trở thành các doanh nghiệp “thông minh”.
Theo bà Ly, để chuẩn bị cho những sự chuyển dịch mạnh mẽ này, người lao động cần trang bị cho mình khả năng thích ứng và học hỏi. Bên cạnh đó, các kỹ năng công nghệ, số hóa cũng là những lĩnh vực mà người lao động cần tập trung trau dồi.
“Coca-Cola đề cao văn hóa trao quyền và sự gắn kết, theo đó người lao được khuyến khích chủ động vạch ra con đường mà họ muốn phát triển. Chúng tôi chấp nhận để họ mắc sai lầm, học và trưởng thành từ những sai lầm đó. Công ty không giới hạn tài năng của nhân viên,” bà Ly nói.
Xây dựng mối quan hệ gắn bó và bền chặt
“Năm nay, Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đánh dấu một sự thay đổi đầy ý nghĩa. Sự tin cậy lẫn nhau đã giúp cho hai nước chúng ta vượt qua những bi kịch trong quá khứ và cùng hướng tới xây dựng một mối quan hệ gắn bó và bền chặt,” ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Phòng thương mại Mỹ (AmCham) trả lời phỏng vấn VietnamPlus.
Hai mươi năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, ông Adam Sitkoff có nhiều tình cảm sâu sắc với Việt Nam và tin tưởng những cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam trong tương lai.
– Ông đánh giá như thế nào về bước tiến trong quan hệ ngoại giao hai nước?
Ông Adam Sitkoff: Đây là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ đa phương diện. Về kinh tế, Hoa Kỳ là đối tác thương mại, nhà đầu tư quan trọng của Việt Nam. Về chính trị, Việt Nam và Hoa Kỳ có cùng quan điểm hướng tới hòa bình và ổn định ở Đông Á cũng như việc giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19-vốn đã làm đảo lộn cuộc sống, đe dọa việc làm của hàng triệu người, phá vỡ hệ thống thương mại toàn cầu, trong đó cả hai quốc gia cùng bị ảnh hưởng.
Hai mươi năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, ông Adam Sitkoff có nhiều tình cảm sâu sắc với Việt Nam và tin tưởng những cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam trong tương lai.
Hiện hai nước có một mối quan hệ bền chặt, gắn bó và tôn trọng lẫn nhau trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: An ninh khu vực, giáo dục, y tế toàn cầu, an ninh lương thực và năng lượng, ứng phó thảm họa…
Bên cạnh đó, các liên kết văn hóa cũng có tầm quan trọng lớn, khi mà cộng đồng người Việt sống ở Hoa Kỳ hiện đông nhất so với các nước khác. Có thể nói rằng người Mỹ gốc Việt đã đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của Việt Nam. Đầu tư của họ, bằng cả tài năng và tinh thần kinh doanh, đã góp phần thúc đẩy kinh tế trong nước tăng trưởng ấn tượng.
Nhìn lại, nếu như năm 1995 chỉ có 60.000 người Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam thì năm 2019, con số này đã đạt xấp xỉ 700.000 lượt khách. Chúng tôi hy vọng tốc độ tăng trưởng này sẽ đẩy mạnh hơn nữa khi du lịch quốc tế bình thường trở lại sau đại dịch. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ cũng đang đón nhận hơn 30.000 sinh viên Việt Nam đến học tập, tiếp thu những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho tương lai.
– Thương mại song phương hai nước ngày càng phát triển, song vẫn còn rất nhiều tiềm năng. Theo ông, các doanh nghiệp hai nước cần tiếp cận những tiềm năng đó như thế&nb nào và Amcham có kế hoạch gì để kết nối thương mại, đầu tư hai nước trong giai đoạn tới?
Ông Adam Sitkoff: Thương mại là nền tảng của mối quan hệ song phương hai nước. Thời gian qua, chúng ta đã chứng kiến nhiều thay đổi lớn trong sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Tôi còn nhớ, ngay sau khi hai nước vừa nối lại quan hệ kinh tế, một nhóm nhỏ người Mỹ tới Việt Nam đầu tư đã lập nên Phòng Thương mại Mỹ (AmCham). Cuộc họp đầu tiên diễn ra tại khách sạn Dragon gần Hồ Tây, Hà Nội vào tháng 4/1994, đây là khoảng thời gian Amazon được thành lập và Justin Bieber bắt đầu sự nghiệp ca hát.
Ngày đó, AmCham đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến, kết nối cho các thành viên của cộng đồng với các cơ quan chức năng của Chính phủ và địa phương. Theo thời gian, các thành viên AmCham đã ngày càng lớn mạnh và đóng góp đáng kể vào quá trình tái cơ cấu cũng như tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Điểm đáng ghi nhận là nhiều thành viên kỳ cựu của Amcham đã trở thành những cầu nối gắn kết bình thường hóa mối quan hệ song phương giữa hai quốc gia chúng ta.
Có thể nói, AmCham-với vai trò là “tiếng nói của doanh nghiệp Hoa Kỳ” tại Việt Nam, đã hỗ trợ tích cực cho sự thành công của các thành viên thông qua việc thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh lành mạnh, tăng cường quan hệ thương mại song phương hay cung cấp thông tin và tổ chức các sự kiện chất lượng cao.
Các thành viên AmCham đang đại diện hàng tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Các doanh nghiệp này cũng tạo ra hàng chục ngàn việc làm trực tiếp, hàng trăm ngàn công việc gián tiếp. Hiện các doanh nghiệp Hoa Kỳ chiếm một tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng như nộp thuế vào ngân sách Nhà nước.
– Thưa ông, đâu là những yếu tố hấp dẫn các nhà đầu tư Hoa Kỳ đến với Việt Nam? Chính phủ và các chính quyền địa phương cần phải làm gì để thu hút được các nhà đầu tư lớn?
Ông Adam Sitkoff: Đại dịch COVID-19 đã khiến của hoạt động kinh doanh của các nhà đầu tư Hoa Kỳ bị chậm lại. Nhưng một thực tế là các công ty và nhà đầu tư của chúng tôi vẫn đang hoạt động trong hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam. Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam đã tăng hơn bốn lần trong thập kỷ qua và Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, ngay cả trong thời kỳ đại dịch khủng khiếp này.
Nhiều nhà đầu tư Hoa Kỳ chia sẻ rất lạc quan về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam.
Hướng tới tương lai, chúng tôi hy vọng cả hai chính phủ cùng nỗ lực thực thi Hiệp định thương mại tự do song phương. Điều này sẽ giúp cải thiện dòng vốn đầu tư và thương mại, hỗ trợ chuỗi cung ứng bền vững, cải thiện điều kiện kinh doanh, củng cố khu vực tư nhân, đảm bảo phát triển kinh tế và xã hội bền vững cũng như thúc đẩy sự thịnh vượng.
Nhiều nhà đầu tư Hoa Kỳ chia sẻ rất lạc quan về triển vọng kinh doanh tại Việt Nam. Chúng tôi ủng hộ những nỗ lực của Chính phủ nhằm tạo ra một nền kinh tế hiện đại, thu hút đầu tư trong tương lai và việc làm lương cao cho người dân Việt Nam. Để làm được điều này, các thủ tục hành chính phải được kiểm soát và khung pháp lý cần ổn định và có thể dự đoán được. Trên thực tế, nhiều nhà đầu tư vẫn quan ngại về những thay đổi trong chính sách và quy định không phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, chúng tôi khuyến nghị Chính phủ cần tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, cải cách giáo dục, đảm bảo chính sách pháp luật và thuế cũng như tăng cường tính minh bạch tại Việt Nam.
Hiện nay, điều cần thiết nhất là ban hành các quy định về kiểm toán và thuế phải rõ ràng, công bằng và nhất quán. Nỗi lo thường trực của các nhà đầu tư Hoa kỳ chính là việc họ vẫn cảm nhận một hệ thống kiểm toán và thuế có phần tùy tiện và không thể đoán trước. Do đó, những tiến bộ trong các lĩnh vực này không chỉ giúp thu hút thêm đầu tư nước ngoài, mà còn hỗ trợ cho tham vọng của Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế có tính cạnh tranh.
Với sự mất cân bằng thương mại ngày càng gia tăng, điều quan trọng đối với các thành viên của Amcham là một sân chơi bình đẳng, đẳng cấp và có thể dự đoán nhằm tạo ra một nền tảng thị trường vững chắc. Điều này không chỉ thu hút đầu tư mới mà còn để duy trì và phát triển các dự án đầu tư đã có. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng các chính sách “quota” đối với nhà đầu tư nước ngoài, khung pháp lý còn hạn chế và các thủ tục hành chính rườm rà cần được xem xét cẩn thận và nới lỏng có chọn lọc để khuyến khích tăng đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Chúng tôi luôn mong muốn Việt Nam có được nhiều thành công hơn nữa và các nhà đầu tư, dù ở bất kỳ quốc gia nào, cũng đều đánh giá cao các hành động làm tăng năng suất và giảm chi phí, rủi ro khi kinh doanh. Những điều này thực sự giúp ích cho môi trường kinh doanh và cho tất cả các nhà đầu tư. Trên thực tế, việc giảm chi phí và đơn giản hóa điều kiện kinh doanh sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nội địa nhiều nhất vì hầu hết trong số họ là doanh nghiệp nhỏ.
– Là người đã có thời gian gắn bó lâu dài, ông có thể chia sẻ tình cảm và những kinh nghiệm cá nhân trong quá trình làm việc tại Việt Nam?
Ông Adam Sitkoff: Tôi đã sống và làm việc tại Hà Nội gần 20 năm. Tôi thấy có những cơ hội tuyệt vời và tương lai tươi sáng tại đây. Năm nay, đời sống kinh tế-xã hội có nhiều thách thức, khi mà ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế Việt Nam là nghiêm trọng và sẽ còn tiếp tục tác động tiêu cực trong một thời gian khá dài. Cụ thể, hàng triệu việc làm đã biến mất, nhiều người đã bị giảm mức lương và hoạt động kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực đã chậm lại. Bên cạnh đó, số người nhận trợ cấp thất nghiệp trong nửa đầu năm đã tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái đồng thời tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong quý hai đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi Chính phủ bắt đầu công bố dữ liệu kinh tế vào năm 1991. Và ngay cả khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi, áp lực tài chính đối với nhiều công ty vẫn là một sức ép không nhỏ.
Mặc dù tương lai là không thể định đoán, song người dân Việt Nam đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh một cách xuất sắc. Thành công này cho phép đất nước khởi đầu nhanh chóng trên con đường phục hồi kinh tế. Theo tôi, những phản ứng hiệu quả của Chính phủ đối với đại dịch sẽ tiếp tục thúc đẩy vị thế Việt Nam trở thành một thị trường hấp dẫn trong tương lai. Song hành cùng quá trình hồi phục kinh tế, AmCham sẽ tiếp tục nỗ lực hỗ trợ Chính phủ Việt Nam hạ thấp các rào cản thương mại, cải thiện các điều kiện kinh doanh và tạo ra một môi trường tiêu chuẩn, minh bạch, ổn định, đảm bảo tất cả các nhà đầu tư có quyền bình đẳng khi tiếp cận các cơ hội đầu tư và làm ăn tại đây./.
We’re sorry, this site is currently experiencing technical difficulties. Please try again in a few moments. Exception: request blocked