Cũng như Áo dài của Việt Nam, sườn xám của Trung Quốc hay Kimono của Nhật Bản… Hanbok là biểu tượng văn hóa lâu đời của Hàn Quốc và tượng trưng cho nét đẹp truyền thống của người dân đất nước này. Vậy Hanbok có những đặc điểm gì thú vị? Cùng Jellyfish tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Trang phục xường xám tại một lễ hội ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: THX

Đối với nam giới, trang phục truyền thống tiêu biểu nhất là trường bào (áo dài) và mã quái, hai loại này đều là trang phục nam giới của dân tộc Mãn, cổ áo cao, tròn, ống tay áo hẹp, trong đó mã quái là vạt đôi, phần lớn đều có tay áo hình móng ngựa, còn trường bào là vạt lớn. Đôi khi cũng có hình thức mã quái và trường bào được nối liền lại, trong kiểu trang phục này, nửa thân dưới là trường bào được nối với vạt dưới phía trong của mã quái bằng cúc. Trường bào và mã quái tạo cảm giác thoải mái dễ chịu mà vẫn không kém phần trang trọng.

Từ sau Hội nghị APEC năm 2001 tổ chức tại Trung Quốc, các nguyên thủ quốc gia đều mặc “Đường trang” (trang phục truyền thống đời nhà Đường) rất sang trọng, làm dấy lên trào lưu mặc “Đường trang”. “Đường trang” đã trở thành tên gọi chung cho trang phục kiểu Trung Quốc, do các nước đều gọi nơi ở của người Hoa là “phố người Đường”. “Đường trang” hiện nay là sự cách điệu của mã quái đời nhà Thanh, kiểu trang phục này có những đặc điểm nổi bật, như: Cổ đứng, phần giữa cổ trước được may mở, kiểu cổ hình đứng; thân áo và tay áo liền với nhau, không có khe nối giữa tay áo và thân áo, chủ yếu là mặt phẳng; vạt đôi, cũng có thể xẻ bên; cúc áo hình vuông (cúc xoắn); chất liệu chủ yếu là vải thêu...

Ngoài ra, trang phục tại các khu vực và của các dân tộc khác ở Trung Quốc cũng có nét đặc sắc riêng. Ví dụ, yếm là một loại trang phục sát thân truyền thống của vùng Quan Trung và Thiểm Bắc, hình dáng giống như tà trước của áo lót, phía trên hai vạt có dây vải buộc vòng qua cổ, hai vạt phía dưới cũng có dây buộc vòng qua thắt lưng. Yếm giúp giữ ấm cho vùng bụng, tạo vẻ ngây thơ, hồn nhiên ở trẻ em khi mặc vào mùa hè. Yếm của trẻ thường thêu hình đầu hổ và “ngũ độc” (theo quan niệm dân gian Trung Quốc gồm bọ cạp, rắn, rết, thạch sùng và cóc, tương truyền hình ảnh này có tác dụng trừ tà), gửi gắm những lời chúc tốt đẹp của người lớn, cầu mong cho đứa trẻ lớn lên mạnh khỏe.

Ngoài ra, trang phục dân tộc Di-một dân tộc thiểu số ở Trung Quốc-cũng rất đặc sắc. Trang sức trên đầu của phụ nữ Di có ba loại là khăn xếp, khăn bao và mũ thêu hoa, trong đó trang sức trên đầu của phụ nữ khu vực Hồng Hà lại rực rỡ đủ loại, và quan niệm trang sức làm từ bạc là quý và đẹp nhất. Áo khoác là trang phục không thể thiếu của nam nữ dân tộc Di,với hai màu chính là xanh và xanh lam, chủ yếu làm từ da lông động vật, len, vải lanh và hàng cỏ dệt.

THANH SƠN (Theo Thường thức về văn hóa Trung Quốc)

*Mời bạn đọc vào chuyên mục Quốc tế xem các tin, bài liên quan.