Nước cam là thức uống ngon và bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết như thế nào mới là uống nước cam đúng cách. Đây chính là lý do khiến cho việc dùng loại thức uống này không mang lại hiệu quả như mong muốn mà thậm chí còn gây nên nhiều bất lợi khó lường.
Cải thiện hoạt động của hệ tiêu hoá
Nếu uống nước cam đúng thời điểm thì hoạt chất có trong thức uống này sẽ ổn định quá trình tiêu hoá, giảm thiểu dịch vị và lượng axit dư thừa trong dạ dày. Nhờ đó mà giảm được viêm loét dạ dày.
Người hay bị tiêu chảy, táo bón có thể uống nước cam để cải thiện hoạt động của đường ruột. Tính kiềm và axit của nước cam cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa được làm sạch tự nhiên.
Hàm lượng lớn folate trong nước cam tham gia vào sự hình thành DNA, bảo vệ cho tế bào phát triển khoẻ mạnh. Đây còn là khoáng chất giúp chống lại gốc tự do và ngăn tổn thương cho tế bào.
Khi biết uống nước cam đúng cách sẽ giúp cho máu cùng nhiều cơ quan khác hoạt động trơn tru hơn, kích thích hình thành tế bào hồng cầu mới đồng thời giảm quá trình oxy hoá xảy ra ở tế bào.
Lợi ích của nước cam đối với sức khỏe
Quả cam chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa, flavonoid và hợp chất thực vật,... Vì thế, uống nước cam sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe:
Do hàm lượng vitamin C trong nước cam rất dồi dào nên việc uống nước cam sẽ giúp giảm nguy cơ bị cảm lạnh theo mùa, cải thiện chức năng cho hệ miễn dịch.
Không những thế, vitamin C trong nước cam còn chống lại gốc tự do nên làm chậm quá trình lão hoá và giúp cơ thể hấp thu tốt hơn một số khoáng chất như sắt, canxi,... Uống nước cam còn là cách bổ sung collagen cho cơ thể để sửa chữa tổn thương ở tế bào đồng thời thúc đẩy mô mới phát triển.
Một số lợi ích của nước cam với sức khỏe
Nếu biết uống nước cam đúng cách sẽ giúp chức năng thận được cải thiện và giảm đau do sỏi thận gây ra. Mặt khác, axit citric và axit xitrat trong nước cam còn giảm nguy cơ hình thành và phát triển sỏi thận.
Đặc điểm của nước cam là tính kiềm hóa cao. Vì thế mà nó có thể hoà tan axit hình thành chất cặn bã ở thận và làm sạch máu. Đây chính là lý do nước cam được gọi là chất giải độc tự nhiên cho gan, thận và đường tiêu hóa.
Uống nước cam đúng cách là như thế nào?
Theo bảng thành phần dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam thì trong 100g cam ăn được chứa khoảng: 34mg canxi, 23mg phốt pho, 0.4mg sắt, 0.22mg kẽm, 40mg vitamin C, 30µg folat, 8µg vitamin A, 0.18µg vitamin E và 29µg β-carotene. Vì thế, nếu uống nước cam đúng cách thì sẽ đạt được những lợi ích như đã nói ở trên.
Để uống nước cam đúng cách, bạn cần:
Uống nước cam đúng thời điểm
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, tốt nhất nên uống nước cam sau bữa ăn sáng hoặc ăn trưa 1 - 2 giờ và cần uống nước cam ngay sau khi vắt vì để lâu sẽ khiến cho giá trị dinh dưỡng trong đó bị mất đi, nhất là hàm lượng vitamin C.
Thời điểm tốt để uống nước cam là sau bữa sáng 1 - 2 giờ
Mỗi ngày người trưởng thành chỉ nên uống tối đa 200ml vì trong đó đã chứa: 60mg vitamin C (tương đương với 100% nhu cầu vitamin C mà cơ thể của người lớn cần có trong 1 ngày). Nếu vượt quá lượng này dễ thừa vitamin C, lâu dài sẽ không tốt cho cơ thể.
Thai phụ mỗi ngày cơ thể cần tới 80mg vitamin C nên có thể tăng lượng nước cam uống trong ngày nhưng cần chia thành nhiều lần uống. Trẻ nhỏ chỉ nên uống lượng nước vắt ra từ 1/2 quả cam/ngày là được.
Hoàn toàn lành tính vẫn có thể gây hại
Chị Đ.T.N. (40 tuổi, Hải Dương) do có thân hình hơi quá khổ nên nghe lời bạn mách uống lá sen vừa mát, lợi tiểu, lại vừa có tác dụng tiêu mỡ, giảm cân, nên đã lấy lá sen về nhà nấu nước uống hằng ngày. Sau 1 tuần thì thấy hiện tượng lạnh người, đi tiểu nhiều nhưng chị cho rằng cây sen lành tính và các triệu chứng trên là tác dụng của thuốc nên tiếp tục uống.
Sau đó chị N. bị tiêu chảy liên tục, thậm chí còn bị chóng mặt, buồn nôn, tê lưỡi và tụt huyết áp. Quá hoảng sợ, chị đi gặp bác sĩ đông y thì mới biết mình bị ngộ độc lá sen.
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, cho biết ngộ độc các thảo dược thiên nhiên vốn được cho là lành hiện nay khá phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu do bệnh nhân sử dụng tùy tiện thuốc nam, thuốc bắc... dẫn đến suy thận, suy gan, nhiễm độc toàn thân, thậm chí suy đa tạng và tử vong.
Theo ông Trung, người dân cần phải phân biệt rõ, trà thảo dược uống thông thường và trà thảo dược sử dụng trị bệnh. Do vậy, khi đi mua người dân phải rất cẩn thận, xem kỹ thành phần của thảo dược kẻo tiền mất, tật mang. Bởi dù thảo dược, kể cả thảo dược độc như phụ tử hay không độc để làm trà như atisô, trà sâm... uống sai cũng có thể mất mạng.
Vì cách chữa của đông y khác với tây y, cùng một bệnh nhưng thể chất khác nhau dùng bài thuốc khác nhau hoặc ngay cả cùng một thể bệnh, một thể chất nhưng tương tác ở vùng khí hậu, ở mỗi cơ thể khác nhau nên thuốc sẽ được điều chỉnh khác nhau.
Việc dùng chung một loại trà thuốc cho tất cả mọi người, cho một bệnh hậu quả sẽ rất nguy hại. Người dùng sai nhẹ thì có phản ứng tiêu chảy, mẩn ngứa, huyết áp tăng, tăng tiểu đường...; nặng thì có thể ảnh hưởng tính mạng.
Chẳng hạn, người thuộc tính hàn uống nhiều trà hàn sẽ suy yếu và tử vong. Người tính nhiệt dùng thảo dược thuộc nhiệt nguy cơ tăng sự nóng nảy.
Thực tế nghiên cứu cũng đã xác định được 15 thành phần có thể gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng trong trà thảo dược và thực phẩm chức năng. Yohimbe - được coi là "viagra tự nhiên" giúp cải thiện ham muốn tình dục và điều trị rối loạn chức năng cương dương, nhưng hợp chất này có thể gây co giật khiến gan, thận gặp vấn đề.
Bột trà xanh - thường được sử dụng để giảm cân - có thể làm gia tăng tình trạng thiếu máu và tăng nhãn áp, gây tổn hại cho gan.
Kava thường được sử dụng để giảm lo lắng và cải thiện chứng mất ngủ, song có thể làm tăng nguy cơ Parkinson, trầm cảm và cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tử vong.
Hoặc các chất như aconite, bột caffeine, chiết xuất bột trà xanh, dầu pennyroyal, men gạo đỏ… cũng gây hại cho sức khỏe nếu dùng không đúng.
Tránh uống nước cam vào các thời điểm không tốt
Mặc dù nước cam rất tốt nhưng có những thời điểm nếu uống nước cam sẽ gây nên bất lợi cho sức khỏe:
- Uống nước cam khi đói: axit trong nước cam kết hợp với axit trong dạ dày làm dư axit từ đó sinh ra cơn đau dạ dày, lâu ngày sẽ gây viêm loét dạ dày.
- Uống nước cam sau bữa ăn: dẫn đến chướng bụng, khó tiêu vì đường trong nước cam dễ làm ức chế quá trình tiêu hóa thức ăn đã được ăn trước đó.
- Uống nước cam trước khi ngủ giấc đêm: làm sinh tân dịch và gây lợi tiểu nên dễ bị mất ngủ ban đêm vì đi ngủ nhiều. Không những thế, lượng axit từ nước cam bám lại trên răng sẽ dễ làm hư hỏng men răng.
Qua nội dung bài viết trên đây hy vọng bạn sẽ biết uống nước cam đúng cách để mang lại những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của mình. Bên cạnh việc chú ý về cách uống nước cam bạn cũng hãy để tâm đến việc chọn mua những quả cam sạch, có thông tin cụ thể về xuất xứ để tránh trường hợp dùng phải cam chứa chất bảo quản không tốt cho cơ thể.
Dùng trà thảo dược cần đúng liều lượng và đúng bệnh - Ảnh minh họa
Trường hợp không nên uống nước cam
Các chuyên gia y tế cũng đã khuyến cáo người bị viêm tuyến tụy, viêm loét tá tràng, viêm loét dạ dày cần hạn chế uống nước cam để tránh tích tụ axit, chất hữu cơ làm tăng axit bên trong dạ dày dẫn đến ợ nóng và làm trầm trọng hơn vết loét.
Bệnh nhân bị bệnh thận cần thận trọng với nước cam vì tiêu thụ nhiều vitamin C dễ làm lắng đọng sỏi thận, sỏi tiết niệu. Người đang sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh không nên uống nước cam vì dễ tương tác làm hỏng cấu trúc của thuốc khiến tác dụng của thuốc bị giảm.
Ngoài ra, nếu không uống nước cam đúng cách thì lượng đường và axit trong nước cam cũng dễ gây tiểu đường. Nhất là trong trường hợp nhiều người mua cam chua nên phải thêm đường vào cho dễ uống. Việc làm này còn tiềm ẩn nguy cơ bị đau khớp, viêm khớp.