Khoảng 19h15' ngày 1/3 vừa qua, ông Đào Quang Minh cùng bà Hoàng Thị Ngọc Trâm (hiện là Phó giám đốc Bệnh viện Thanh Nhàn), chị Nguyễn Thị Hạnh Lan (kế toán), anh Trần Thanh Hà (chuyên viên Cục Ứng dụng Công nghệ thông tin - Bộ Thông tin truyền thông) và anh Nguyễn Quang Minh (cán bộ) cùng đi trên xe ôtô Fotuner biển kiểm soát 20M-006.10 do anh Trịnh Việt Hùng (là lái xe của Bệnh viện Thanh Nhàn) điều khiển.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NGŨ KIM TRƯỜNG THỊNH
Nhà soạn nhạc Hanns Eisler sống một cuộc đời đầy mâu thuẫn trong thời kỳ nước Đức bị phân tách thành Đông Đức - Tây Đức. Tác phẩm của ông hiếm khi xuất hiện trong các chương trình hòa nhạc, và ngay cả một tài liệu tham khảo về âm nhạc như Rowohlt-Konzertführer cũng chỉ nhắc đến ông bằng vài câu ngượng ngập một cách kỳ quặc.
Người ta chẳng cần phải là một người cộng sản, cũng chẳng cần phải có cảm xúc hoài cổ đối với Đông Đức để cố tìm cảm xúc khi nghe khúc ca cuối đời của Hanns Eisler (1898-1962) – một tác phẩm có nhan đề không hấp dẫn là XX.Parteitag (Đại hội Đảng XX). Bởi trong số tất cả các nhà soạn nhạc Đức nổi tiếng thế kỷ 20, Eisler có lẽ là người đa tài nhất trong số các học trò xuất sắc của Arnold Schönberg và sau này trở thành tác giả quốc ca Đông Đức. Ông là một nhà soạn nhạc tràn đầy tình cảm sục sôi với những bản hành khúc dành cho giới công nhân và là một người viết nhạc phim đa tài, đem đến những bản nhạc tinh tế cho những bộ phim câm thử nghiệm cũng như những bản nhạc phù hợp với những tác phẩm hào nhoáng của Hollywood.
Có một điều kỳ lạ là nếu xét toàn bộ sáng tác của ông, người ra sẽ phải ngạc nhiên thấy các ca khúc nghệ thuật không chỉ nhiều vô kể mà còn hết sức thú vị, nó thể hiện một mỹ quan rộng lớn, dao động giữa các thái cực tình cảm như kiểu Franz Schubert. Nhưng trớ trêu, Hanns Eisler có lẽ là một trong những nhà soạn nhạc bị lãng quên nhiều nhất hiện nay.
Trong cuốn Symposium, Plato đã miêu tả những sinh vật hình cầu tồn tại ở thời cổ đại có sức mạnh khủng khiếp. Có lẽ các vị thần cảm thấy chột dạ và sợ hãi trước cảnh một ngày nào đó sẽ bị đe dọa nên đã cắt chúng thành hai nửa; kể từ đó, các sinh vật, trong đó có con người, luôn khao khát tìm được nửa kia của mình để được trọn vẹn trở lại. Có lẽ Hanns Eisler cũng chỉ đơn giản là một trong những sinh vật của Plato chỉ còn một nửa cơ thể và tâm hồn tồn tại với những mâu thuẫn nội tâm khó lý giải.
Bề ngoài của Eisler lại cho thấy ông là một con người khác hẳn. Ngòi bút của nhạc trưởng người Ukraine gốc Do Thái, Jascha Horenstein, một người bạn suốt đời của Eisler cho ta thấy điều này “Người ta có ấn tượng chung rằng bộ vest anh mặc vừa quá chật vừa quá rộng với anh. Và như thể thế vẫn chưa đủ, ở tuổi 13 anh đã hói như người 40 tuổi. Nếu bạn hình dung được rằng có một cái đầu lớn ngự trên thân hình khá chắc nịch, với khuôn mặt tròn xoe vui vẻ luôn nở nụ cười lơ ngơ và rằng cái đầu này lộ ra một mảng hói mỗi khi cử động đột ngột thì không khó để hiểu tại sao tôi không thể nào quên ấn tượng đầu tiên của mình về Hanns hơn 50 năm sau”.
Sự vui vẻ và nụ cười lơ ngơ bề ngoài của Eisler có thể đã giúp ông chống chọi với những hoàn cảnh ngột ngạt nhất. Chẳng hạn như trong thời gian lưu vong, ông đã chọn sống trong môi trường xa lạ ở Mỹ thay vì ở Liên Xô, mặc dù Liên Xô gần gũi với ông hơn nhiều về ý thức hệ. Về mặt này, ông rất giống với người bạn đồng hành thân thiết là nhà thơ, nhà viết kịch Bertold Brecht của mình, dẫu hành xử linh hoạt hơn nhiều. Eisler đã phổ nhạc cho cả những khúc bi ca đậm nỗi tự dằn vặt của Brecht, chẳng hạn như bài thơ nổi tiếng sau:
nơi người ta bán mua những điều dối trá.
Tôi chọn chỗ cho mình giữa những người bán dạo.
Không giống như Schönberg và các học trò cùng lớp mười hai âm khác là Alban Berg và Anton Webern, Eisler không muốn chấp nhận sự tách biệt hoàn toàn giữa nghệ thuật cao cả và cuộc sống bình dị. “Cách mạng trong nghệ thuật và chính trị!” mới là phương châm của ông.
Bản thân Brecht cũng cảm thấy bối rối khi Eisler không chỉ phổ nhạc cho các bài thơ rất khó hiểu với đại chúng của mình, ví dụ như câu chuyện ngụ ngôn Vom Sprengen des Gartens mà còn bổ sung cả sáu khúc thánh ca của Friedrich Hölderlin, một triết gia kiêm nhà thơ và là nhân vật chủ chốt của chủ nghĩa Lãng mạn Đức thế kỷ 18 và những bài thơ của thi sĩ trữ tình Hy Lạp cổ đại Anacreon. Tập ca khúc nghệ thuật Hollywood Songbook của Eisler gồm hơn 50 bài nhưng lại không tạo thành một liên khúc độc lập như Beethoven, Schubert mà là một kiểu nhật ký âm nhạc, trao quyền lớn hơn cho các nghệ sĩ tự do lựa chọn tác phẩm thể hiện. Giữa các ca khúc nghệ thuật này, khó có nghệ sĩ nào lại bỏ qua ca khúc gây choáng váng như Über den Selbstmord (Về tự tử), mà nhà âm nhạc học Friedrike Wißmann mô tả trong cuốn sách về Eisler của bà là “sự pha trộn kỳ lạ giữa Winterreise [Hành trình mùa đông] của Schubert và những bản blue vô vị thường vang lên tại các quầy bar khách sạn”. Fritz Hennenberg, một nhà âm nhạc học khác từng có mối quen biết cá nhân với cả Brecht và Eisler, đã đưa ra như đặc điểm đáng chú ý nhất của các ca khúc này là sự rời rạc của giai điệu mang đặc trưng của âm nhạc phi điệu thức tai.
Khi chuyển đến từ Hollywood vào năm 1942, Eisler nhận phòng trong một khách sạn giá rẻ, hy vọng vận may sẽ mỉm cười với mình. Mặc dù viết cho Lou, người vợ thứ hai mà mình đã để lại New York “có hai loại người ở đây. Một nhóm thì đồi bại, trong khi nhóm còn lại thì chán nản vì không ai muốn làm họ đồi bại”, ông cũng tìm thấy con đường của mình ở Bờ Tây nước Mỹ. Ông sáng tác một số bản nhạc thính phòng đặc biệt tinh tế để đi kèm với bộ phim câm thử nghiệm hấp dẫn “Regen” [Mưa] năm 1929 của Joris Ivens, và đây vẫn là một trong những tổng phổ khí nhạc hay nhất của ông, dù quá hiếm để được biểu diễn; hợp tác với Theodor Adorno, nhà xã hội học, triết học và âm nhạc học người Đức cũng cùng tị nạn phát xít ở Mỹ, trong dự án xuất bản cuốn sách Sáng tác nhạc phim, một dự án mà theo lời tự sự của Eisler “Nguyên nhân dẫn đến dự án nghiên cứu này là câu hỏi dấy lên gần đây giữa các nhà soạn nhạc ở khắp mọi nơi – liệu có thực sự cần thiết tiếp tục cách thực hành như của Hollywood bằng cách chọn hú họa Tchaikowsky, Debussy, Ravel, Richard Strauss và Stravinsky không? Có thể cần một thứ nguyên liệu âm nhạc mới không? Thứ âm nhạc này có thể hữu dụng và hiệu quả không?”.
Không phải ở giai đoạn sau của sự nghiệp thì Eisler mới bộc lộ nhiều mâu thuẫn. Ngay từ khi theo học nghệ thuật đối âm với nhà soạn nhạc Arnold Schönberg ở Vienna năm 1919, ông đã có xu hướng đi ngược lại cách nghĩ thông thường. Ít năm sau, sự ủng hộ quá mức của Eisler với chủ nghĩa cộng sản khiến ông thầy Schönberg phải hết sức khó chịu và nghĩ đến việc “phát vào mông” Eisler để chấn chỉnh cậu học trò khỏi khuynh hướng thiên tả bởi theo quan điểm của ông, mục tiêu của nghệ thuật không phải ở chỗ đó. Không giống như Schönberg và các học trò cùng lớp mười hai âm khác là Alban Berg và Anton Webern, Eisler không muốn chấp nhận sự tách biệt hoàn toàn giữa nghệ thuật cao cả và cuộc sống bình dị. “Cách mạng trong nghệ thuật và chính trị!” mới là phương châm của ông. Do đó, trong một bài viết năm 1928 cho tờ Rote Fahne của Đảng Cộng sản Áo, ông đã chỉ trích âm nhạc hiện đại là “cục bột nhão tiểu tư sản” và “chủ nghĩa hư vô thời thượng”, dẫu đây là nền tảng âm nhạc của chính mình,.
Lẽ thường, sinh vật đặc biệt của Plato không chịu để bản thân bị ai hăm dọa, dù người đó là Schönberg. Chỉ vài năm sau khi sonata piano đầu tiên – vẫn là một bản nhạc hấp dẫn cho đến ngày nay – được Schönberg đón nhận nồng nhiệt, cậu học trò nổi loạn đã viết những bản hợp xướng tràn ngập sức sống của những người công nhân và các khúc ngợi ca tinh thần đấu tranh của những người cộng sản như Roter Wedding (Lễ cưới đỏ) hoặc Solidaritätslied (Bài ca người lính) nổi tiếng – phổ thơ của Bertolt Brecht. Nghệ sĩ Đông Đức Ernst Busch, người mà tên tuổi gắn liền với ca khúc của Eisler và các vở kịch Brecht, đã thể hiện nó một cách nhiệt thành. Ngày nay, khi nghe lại những tác phẩm huyên náo này, người ta không khỏi ngạc nhiên về sức mạnh nó khơi dậy và xúc cảm nó thắp lên. Tất cả được tôn lên bằng kỹ thuật đảo phách và những thay đổi mạnh mẽ về nhịp.
Nếu nhìn sâu vào những sáng tác cuối cùng của Eisler, có thể chúng ta phát hiện ra điều gì đó, có lẽ là một nỗi buồn sâu sắc theo kiểu đặc biệt của ông: đầy cam chịu dưới bề ngoài vui vẻ, thậm chí lạc quan, đó sự tồn tại của mâu thuẫn cuối cùng.
Năm 1948, khi bắt đầu kỷ nguyên McCarthy, Hanns Eisler và Lou vợ ông bị trục xuất khỏi Mỹ và phải trở về Vienna. Nhưng Eisler đã không xoay xở được chỗ đứng ở đó, và cuộc hôn nhân của ông cũng trải qua khủng hoảng, vì vậy ông chuyển đến Đông Berlin, nơi được tuyên bố là thủ đô của Đông Đức không lâu sau đó. Ở đây, ông tìm thấy hạnh phúc trong cuộc sống riêng với người vợ thứ ba, Stephanie nhưng lại rơi vào một vòng xoáy mâu thuẫn mới. Hình ảnh trước công chúng của ông đã bị lu mờ, mặc dù ông được trao các giải thưởng quan trọng và bài thơ Auferstanden aus Ruinen (Trỗi dậy từ đống đổ nát) của Johannes R. Becher – nhà thơ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa CHDC Đức, được ông phổ nhạc sau đó được chọn làm quốc ca Đông Đức vào năm 1950. Nguyên nhân của “sự thất sủng” này là trên thực tế, không có chỗ đứng trên sân khấu Đông Đức cho nhiều tác phẩm của Eisler. Bởi người ta gièm pha là trong nhiều tác phẩm của Eisler vẫn còn sót lại tàn dư tư sản và sau nhiều biến cố thì ông vẫn nguyên vẹn là “người theo thuyết tinh hoa”, chủ nghĩa tiên phong kiểu Schönberg… Nếu Eisler chọn sống ở Tây Đức, có thể sẽ có chỗ đứng cho âm nhạc của ông chăng? Nhưng có lẽ ở đấy cũng không có chỗ cho ông, một người được coi là một nhân vật khuynh tả và sau lại có tầm quan trọng với Đảng Cộng sản Đức.
Vì lẽ ấy, dự án tham vọng của Eisler là viết một vở opera quy mô lớn dựa trên câu chuyện về Faust đã bị gạt bỏ bởi nó quá bi quan, rút cục tổng phổ chưa bao giờ được viết ra. Tuy nhiên, vào năm 1959, một tác phẩm lớn khác của ông đã có buổi công diễn lần đầu, Deutsche Sinfonie, một cantata hoành tráng 11 chương với chiều kích khổng lồ khiến nó trở nên độc đáo trong số các tác phẩm của Eisler. Ông sáng tác phần lớn cantate này vào năm 1935 và ban đầu đặt tên Konzentrationslager-Sinfonie (Bản giao hưởng Trại tập trung). Có thể nhìn vào thời điểm sáng tác để giải thích một phần lý do tại sao ông lại dồn sự chú ý vào những chiến sĩ kháng chiến bị bỏ tù và bị sát hại, còn cuộc đàn áp người Do Thái không hề xuất hiện trong mọi văn bản của Brecht (Trong một bộ phim kinh điển gây nhiều đảo lộn vào năm 1956 mà Eisler cũng đã viết nhạc, nạn tàn sát người Do Thái đóng vai trò trung tâm nhưng không đề cập rõ ràng đến việc người Do Thái là nạn nhân chính).
Với Deutsche Sinfonie và tập ca khúc nghệ thuật Hollywood Songbook, Eisler đã xứng đáng trở thành một trong những nhà soạn nhạc Đức xuất sắc của thanh nhạc Đức thế kỷ 20.
Dẫu có buổi ra mắt quy mô lớn và những danh hiệu chính thức được trao tặng, những năm cuối đời của Eisler ở Đông Đức dường như chỉ toàn nỗi cô đơn và sự bất lực ngày càng gia tăng. Ông im lặng trước mọi biến cố chính trị, kể cả việc xây dựng Bức tường Berlin vào năm 1961. Nhưng nếu nhìn sâu vào những sáng tác cuối cùng của Eisler, có thể chúng ta phát hiện ra điều gì đó, có lẽ là một nỗi buồn sâu sắc theo kiểu đặc biệt của ông: đầy cam chịu dưới bề ngoài vui vẻ, thậm chí lạc quan, đó là sự tồn tại của mâu thuẫn cuối cùng.
Ernste Gesänge (Những khúc ca nghiêm túc) mà Eisler hoàn thành năm 1962, năm ông mất, có lẽ là tác phẩm xúc động nhất mà ông đã viết, mặc dù ông yêu cầu không nên bóp nghẹt những tác phẩm buồn bã này bằng cách hát ảo não. Bốn trong số tám ca khúc ngắn lần lượt dựa trên phần lời của Hölderlin. Có lẽ, sự trân trọng Hölderlin của Eisler có thể là một trong những nguyên nhân khiến cho những nhà soạn nhạc phương Tây quan tâm hơn với với nhà thơ, nhà triết học Đức này. Lần lượt những Luigi Nono, Bruno Maderna, và sau này là Holliger, Kurtág và Zender, đều lần lượt tìm đến di cảo của Hölderlin.
Ở Mỹ, chúng ta cũng bắt gặp mâu thuẫn giữa các thái cực sáng tác. Một mặt, Eisler dễ chiều theo hoàn cảnh và thị hiếu Hollywood khi viết nhạc cho các bộ phim như “The Woman on the Beach” (Người phụ nữ trên bãi biển) của Jean Renoir đến chuyện cướp biển “The Spanish Main” (Biển thuộc Tây Ban Nha). Mặt khác, ông trở lại với âm nhạc 12 âm qua các khúc biến tấu Mười bốn cách mô tả mưa, một tác phẩm nghệ thuật vị nghệ thuật ở dạng thuần khiết nhất mà trước đây Eisler đã từng cự tuyệt. Tác phẩm này được sáng tác để mừng sinh nhật thứ 70 của ông thầy Arnold Schoenberg và sau được coi là một trong những kiệt tác của thể loại âm nhạc 12 âm.
Trong ca khúc trĩu nặng XX.Parteitag (Đại hội Đảng XX), đề cập đến bài diễn văn bí mật của Khrushchev năm 1956, có những dòng ca từ nói về “hạnh phúc khó có thể mơ tới: một cuộc sống không sợ hãi”. Những dòng này dường như tổng kết cả một cuộc đời nhiều đổ vỡ, mà có lẽ là thất bại trong thời điểm đó, của Hanns Eisler. Stephan Hermlin, một nhà văn Đông Đức đã viết về Hanns Eisler thế này “Ông ca ngợi những gì sẽ nảy nở ngay cả khi không có ông, nhưng chắc chắn trong đó có cái gì đó dự báo về hạnh phúc tương lai”. Trong âm nhạc của ông, có cả sự cận kề của cái chết lẫn niềm hy vọng.
Nhìn lại cả cuộc đời của Hanns Eisler, có thể thấy cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông luôn dao động giữa những điểm mút cực đoan: giữa chủ nghĩa cộng sản và Hollywood, âm nhạc 12 âm và các bài ca về người thợ, tinh thần cách mạng và sự thoái chí… Nhưng thực ra Eisler không phù hợp với bất cứ điểm cực nào, ông chỉ phù hợp với chính thời đại của mình, Albrecht Dümling, một chuyên gia về Eisler, nhận xét. Nhà soạn nhạc chưa bao giờ cảm thấy thỏa mãn với việc sáng tác nhạc theo kiểu “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Ông muốn nhiều hơn, ông muốn thứ âm nhạc có thể đem lại một thế giới tốt đẹp hơn.□
Nguồn: https://www.elbphilharmonie.de/en/mediatheque/hanns-eisler-a-revolutionary-in-his-time/631
(Visited 16 times, 1 visits today)