Vườn có diện tích tự nhiên 21.476 ha, gồm 388 ha rừng giàu, 2.798 ha rừng trung bình, 1.692 ha rừng nghèo, 5.064 ha rừng hỗn giao và 11.434 ha rừng tre nứa. Vùng đệm của vườn có diện tích 15.200 ha, gồm 7.200 ha thuộc tỉnh Bình Phước và 8.000 ha của tỉnh Ðắk Nông. Trước năm 2002, khu vực này là khu bảo tồn thiên nhiên, sau chuyển hạng thành vườn quốc gia (ngày 27/11/2002).

LƯU Ý KHI THAM GIA TOUR TREKKING BÙ GIA MẬP:

Đọc kỹ “thỏa thuận chương trình” và “chính sách hoàn/hủy vé”, quý khách cân nhắc kỹ trước khi thanh toán.

Sau khi thanh toán tour, Vietrek Travel chia sẽ chi tiết về những điều cần cuẩn bị trước hành trình.

Tour Bù Gia Mập là một hành trình trải nghiệm với thiên nhiên núi rừng nên cơ sở vật chất còn rất hạn chế, mong quý khách hiểu và thông cảm cho Vietrek chưa thể phục vụ một cách chu đáo như những tour du lịch thông thường.

Quý khách cần chuẩn bị khi đi tour Bù Gia Mập:

Balo chuyên dụng gọn nhẹ để mang đồ cá nhân trong 02 ngày

Quần áo gọn nhẹ, thấm hút và thoải mái sử dụng trong 2 ngày trekking

Khăn đa năng sử dụng để tránh nắng

Áo khoác sử dụng khi trời trở lạnh

Giày trekking hoặc giày thể thao có độ bám tốt, êm chân, chống trơn trượt, ưu tiên chống

Kem chống nắng và kem chống muỗi côn trùng

Giá tour Bù Gia Mập trọn gói bao gồm:

Di chuyển toàn tuyến: Hồ Chí Minh - BQG Bù Gia Mập - Hồ Chí Minh

Các bữa ăn được thiết kế phù hợp trong suốt hành trình:      + Ngày 1: ăn sáng, ăn trưa, BBQ tối;      + Ngày 2: ăn sáng, ăn trưa.

Nước uống: Nước suối, cà phê, trà đủ dùng trong tour.

Hướng dẫn viên: HDV dày dặn kinh nghiệm trekking, vui vẻ, nhiệt tình.

Bảo hiểm du lịch với mức bồi thường tối đa 40.000.000 vnd/khách/vụ.

Ngày 2: Thư giãn giữa rừng Bù Gia Mập - về lại Hồ Chí Minh (Ăn sáng, trưa)

06h00: Quý khách dùng điểm tâm và thưởng thức cốc cafe bên bờ suối. Sinh hoạt tự do hoặc các thành viên có thể đi tắm suối.

07h00: Các thành viên khởi động làm nóng cơ thể để bắt đầu trekking vào thác Lưu Ly để tắm thác.

10h00: Về lại khu cắm trại, các thành viên tắm suối sau đó ăn trưa, nghỉ ngơi và chuẩn bị hành trang trekking ra trạm 2.

13h30: Đoàn ra khỏi bìa rừng, xe đón quay trở lại trung tâm VQG Bù Gia Mập để vệ sinh cá nhân và nghỉ ngơi. Đoàn chào tạm biệt vườn quốc gia Bù Gia Mập và khởi hành về lại thành phố Hồ Chí Minh.

Dự kiến: 19h00 về lại điểm đón ban đầu, kết thúc tour trekking Bù Gia Mập. Hướng dẫn viên chào tạm biệt và hẹn gặp lại quý khách ở những hành trình tiếp theo.

Xuất phát từ Sài Gòn và các tỉnh lân cận

Từ TP.HCM, bạn có thể đi theo tuyến đường sau:  TP.HCM → QL 1A → QL 13 → Bù Gia Mập (Bình Phước). Nếu xuất phát từ các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Ninh… thì có thể kết nối với QL 1A rồi men theo QL 13 đến Bù Gia Mập. Tổng cự ly từ TP.HCM đến đây khoảng 180km.

Ngày 1: Hồ Chí Minh - Bình Phước (VQG Bù Gia Mập) (Ăn sáng, trưa, tối)

05h00: HDV đón quý khách tại điểm hẹn, khởi hành đi VQG Bù Gia Mập. Hướng dẫn viên làm quen và giới thiệu về hành trình cho quý khách.

06h30: Đoàn dừng nghỉ chân và dùng điểm tâm sáng tại nhà hàng ở Bình Dương.

10h30: Đoàn đến VQG Bù Gia Mập, đoàn đi thăm quan thác Đắk Mai - một trong những thác nước đẹp ở đây và cũng là một điểm di tích văn hóa lịch sử của tỉnh Bình Phước. Sau khi tham quan xong thác Đắk Mai đoàn quay về trung tâm vườn tham quan khu cứu hộ các loài động thực vật, ở đây quý khách được tận mắt chứng kiến những màn “chào đón” nồng nhiệt của các chú vượn và tiếng hót gọi mời của các loài chim rừng, chụp hình với hươu, nai và heo rừng ..

12h00: Quý khách dùng cơm trưa tại ban quản lý vườn quốc gia Bù Gia Mập những món ăn đặc trưng của địa phương.

13h00: Xe đưa quý khách xuyên rừng dọc theo tuyến đường QL14C để đến trạm kiểm lâm số 2 - Điểm tập kết để bắt đầu trekking

Đoàn nhận vật dụng và khởi động để bắt đầu chuyến hành trình trekking Bù Gia Mập, du khách hòa mình vào thiên nhiên, cảm nhận sự đa dạng sinh học và chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên mà tạo hóa ban tặng cho nơi này.

HDV của vườn giới thiệu về các loài động thực vật bắt gặp trên hành trình với nhiều loài quí hiếm như: Voọc Chà Vá – loài vật được mệnh danh là loài đẹp nhất trong vương quốc của các loài thú, ngắm nhìn những chú Vượn đen má vàng đang chuyền cành 1 cách điêu luyện như những diễ viên xiếc cùng hệ thực vật đa dạng: những cây Gõ đỏ, Cẩm lai, Dáng hương, cây Dầu dái, Sao đen với đường kính cả chục người ôm, những loài thực vật được người bản địa dùng làm các vị thuốc chữa bệnh dùng trong sinh hoạt hàng ngày.

15h30: Du khách được trải nghiệm các kỹ năng sinh tồn: hạ trại, mắc võng, làm lều, kiếm củi, nấu cơm lam…do các anh HDV vườn hướng dẫn & tự do tắm suối, chơi xích đu bên dòng suối mát lạnh.

17h30: Trong tour trekking Bù Gia Mập Vietrek Travel thiết kế buổi tối với tiệc nướng BBQ (cơm lam, gà nướng, vịt nướng, heo nướng, bò kho ống tre, canh thục, rau rừng, bắp + khoai lang nướng), lửa trại văn nghệ và kể cho nhau những câu chuyện bảo vệ rừng từ các anh kiểm lâm viên của vườn, giao lưu và thưởng thức những ly rượu chuối hột rừng Bù Gia Mập.

Sắm sửa, sắp xếp đồ dùng cần thiết

Đi trekking rừng núi bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và vật dụng sau đây:

Đi theo tour có hướng dẫn viên 2 ngày 1 đêm

Một cách thuận tiện và an toàn để khám phá Bù Gia là đi theo các tour du lịch 2 ngày 1 đêm có hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Các tour này thường bao gồm:

– Đón và đưa về điểm xuất phát ban đầu

– Phương tiện di chuyển an toàn

– Lưu trú tại khu nghỉ dưỡng gần Vườn quốc gia

– Hướng dẫn viên giàu kinh nghiệm dẫn đường leo núi

– Một số hoạt động và trò chơi team building

Chi phí khoảng từ 1,5 triệu – 2,5 triệu/người tùy chất lượng dịch vụ.

Nếu bạn muốn trải nghiệm theo cách riêng hay đi nhóm nhỏ, bạn có thể tự tổ chức chuyến đi huyện Bù Gia Mập theo phương thức tự túc. Điều này đòi hỏi nhiều công sức chuẩn bị và kinh nghiệm du lịch bụi. Nhưng nó lại mang đến nhiều cơ hội trải nghiệm mới lạ và khám phá tự do:

Chi phí tự túc sẽ dao động từ 500 ngàn – 1 triệu đồng/người tùy nhu cầu cụ thể của nhóm.

Dù đi trekking theo tour hay tự túc, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn tại rừng quốc gia:

Giới thiệu về Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Vườn quốc gia Bù Gia Mập được chuyển hạng từ khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập theo quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2002 của thủ tướng chính phủ nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững tại địa phương và khu vực. Trước hết, Vườn quốc gia Bù Gia Mập được thành lập để bảo tồn và phát triển mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng kín thường xanh trên đồi núi thấp có độ cao dưới 1.000m và đại diện cho khu vực chuyển tiếp từ Tây Nguyên xuống đồng bằng Nam bộ. Lâm phần của Vườn quốc gia Bù Gia Mập có tổng diện tích là 25.601,18 ha, trong đó

là nơi lý tưởng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học nhằm bảo tồn nguồn gene quý hiếm của các loài động, thực vật. Với hệ sinh thái rừng thường xanh có độ che phủ trên 90%, Vườn quốc gia Bù Gia Mập góp phần phòng hộ và điều tiết nguồn nước cho các hồ thủy điện và hồ thủy lợi vùng hạ du sông Bé. Với những giá trị về cảnh quan và sinh thái, Vườn quốc gia Bù Gia Mập còn là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn bởi hệ sinh thái rừng và các dãy núi chuyển tiếp từ khu vực cao nguyên xuống đồng bằng.

Văn phòng trụ sở Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Vườn quốc gia Bù Gia Mập là khu vực chuyển tiếp từ khu vực Tây Nguyên xuống đồng bằng Nam Bộ nên có những đặc điểm riêng biệt về địa hình đồi núi và sông suối. Địa hình của vườn chủ yếu là đồi núi thấp và độ cao giàm dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Đỉnh núi cao nhất của vườn có độ cao 738m so với mực nước biển và các độ cao này xuất hiện chủ yếu tại khu vực giáp ranh với tỉnh Đăk Nông. Do chuyển tiếp từ cao nguyên xuống đồng bằng nên địa hình của lâm phần vườn bị chia cắt mạnh. Các dãy núi thường đan xen với các dòng suối tạo nên sự đa dạng về cảnh quan cũng như sinh cảnh sống cho các loài động thực vật trên toàn lâm phần vườn. Sự chia cắt về địa hình cũng tạo nên những thác nước nên thơ trong lâm phần vườn phục vụ cho các hoạt động du lịch sinh thái. Ngoài ra, những đặc điểm này tạo nên tính đa dạng của hệ động thực vât cũng như thể hiện rõ vai trò của hệ sinh thái rừng vườn quốc gia Bù Gia Mập trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Sinh cảnh rừng vườn quốc gia Bù Gia Mập

Vườn quốc gia Bù Gia Mập đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học không chỉ đối với quốc gia mà còn mang tầm cỡ quốc tế. Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm liền kề với các khu bảo tồn thiên nhiên thuộc vương quốc Cam Pu Chia, và các khu bảo tồn này tạo ra hành lang sinh thái Đông – Tây góp phần vào công tác bảo tồn các loài nguy cấp toàn cầu như vượn đen má vàng, tê tê java, voi châu Á, chà vá chân đen và nhiều loài quý hiếm khác. Đối với trong nước, vườn Quốc gia Bù Gia Mập là khu vực chuyển tiếp giữa cao nguyên và vùng đồng bằng trong đoạn cuối dãy Nam Trường Sơn, với các kiểu rừng đặc trưng của hệ sinh thái bán thường xanh và rừng thường xanh trên núi thấp, phân bố trên địa hình núi thấp có cao độ trung bình từ 300 – 750 m so với mực nước biển. Những đặc điểm địa hình này đã tạo ra sự đa dạng về loài và sinh cảnh trong lâm phần Vườn quốc gia Bù Gia Mập.

Một khe suối trong Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Vườn quốc gia Bù Gia Mập có hai kiểu rừng chính bao gồm kiểu rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới và kiểu rừng kín nửa thường xanh ẩm nhiệt đới. Hai kiểu rừng này tạo nên tính đa dạng của các loài thực vật và cung cấp sinh cảnh cho nhiều loài động vật. Những cuộc điều tra gần đây đã ghi nhận 1.117 loài thực vật thuộc 475 chi, 128 họ, 59 bộ, và 5 ngành thực vật bậc cao có mạch là ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Cỏ tháp bút (Equisetophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta). Tất cả các chi loài đã được cập nhật theo danh pháp mới nhất, đồng thời loại bỏ toàn bộ các loài có nguồn gốc cây trồng ra ngoài danh lục thực vật. Vườn quốc gia Bù Gia Mập là nơi bảo tồn nhiều loài thực vật quý hiếm được xếp hạng theo thang đánh giá của liên minh bảo tồn thế giới và chính phủ Việt Nam. Theo thang đánh giá của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN-2009), Sách đỏ Việt Nam (SĐVN-2007) và Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ (NĐ32CP), thì hệ thực vật ở VQG Bù Gia Mập có 52 loài thực vật cần được áp dụng các biện pháp bảo tồn cấp bách chiếm 5,07% tổng số loài. Nếu xét theo thứ hạng quí hiếm thì có 18 loài ở cấp độ Ít nguy cấp (Lower risk - LR) chiếm 1,75%, 15 loài ở cấp độ Sẽ nguy cấp (Vulnerable - VU) chiếm 1,46%, 13 loài ở cấp độ Nguy cấp (Endangered - EN) chiếm 1,27% và 6 loài ở cấp độ Rất nguy cấp (Critically Endangered - CR) chiếm 0,58%. Ðặc biệt, khu rừng nơi đây còn mang đậm nét của rừng nguyên sinh giàu trữ lượng với ưu thế của những loài cây họ dầu và nhiều loài cây họ đậu quý hiếm như cẩm lai, gõ đỏ, giáng hương. Sự phong phú của các loài thực vật và sự đa dạng về địa hình tạo nên những sinh cảnh cho các loài động vật sinh sôi phát triển.

Tính đa dạng về thực vật tạo nên nhiều sinh cảnh phù hợp cho các loài động vật vì vậy lâm phần của Vườn quốc gia Bù Gia Mập đã ghi nhận được tính đa dạng cao của các loài động vật. Theo đề tài điều tra tổng thể đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bù Gia Mập năm 2012, các nhà khoa học đã ghi nhận có ít nhất 104 loài thú thuộc 70 chi, 29 họ, và 12 bộ. Cũng trong nghiên cứu này, 246 loài chim đã được phát hiện và các loài này thuộc 45 họ và 15 bộ. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu thực địa cũng đã đưa ra danh lục mới nhất của 63 loài bò sát – lưỡng cư thuộc 19 họ, 3 bộ, và 2 lớp. Các nhà khoa học cũng đã ghi nhận 39 loài cá nước ngọt trong sinh cảnh sông suối của Vườn quốc gia Bù Gia Mập. Ngoài ra, kết quả điều tra đã báo cáo danh lục của hơn 273 loài côn trùng tại vườn quốc gia Bù Gia Mập. Tính đa dạng sinh học cao đã góp phần tạo nên một môi trường sống phù hợp cho các cộng đồng dân tộc tại chỗ về các phương diện văn hóa, kinh tế, và xã hội.

Có hai nhóm dân tộc tại chỗ bao gồm người S’Tiêng và người M’Nông, và họ có truyền thống gắn kết lâu đời với núi rừng Bù Gia Mập. Trong quá khứ, các dân tộc này sống chủ yếu ven những cánh rừng nguyên sinh và cuộc sống chủ yếu dựa vào các hoạt động săn bắt, hái lượm, và canh tác nương rẫy. Từ đặc điểm kinh tế xã hội, các dân tộc này đã tạo cho mình những nét văn hóa truyền thống gắn liền với núi rừng thiên nhiên như lễ hội cồng chiêng, tập tục chơi nước, các khu rừng thiêng, thổi kèn lá và nhiều hoạt động văn hóa đặc trưng khác. Hiện nay, với những chính sách hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương, những nhóm dân tộc này đã giảm sự phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên rừng và đang chuyển sang sử dụng những kiến thức bản địa sẵn có để góp phần vào công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong lâm phần vườn quốc gia Bù Gia Mập. Các cộng đồng tham gia bảo vệ rừng theo các chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng và phát triển du lịch sinh thái nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học trong lâm phần vườn.

Lễ hội cồng chiêng của cộng đồng người S'Tiêng

Các cộng đồng dân tộc bản địa đã và đang tham gia tích cực vào việc sử dụng nội lực trong việc phát triển các loại hình du lịch sinh thái trong và xung quanh lâm phần vườn. Những cộng đồng này hiện nay vẫn còn bảo tồn nhiều nét văn hóa phục vụ cho du khách tham quan như lễ hội cồng chiêng, thổi kèn truyền thống, bảo vệ các khu rừng thiêng, dệt thổ cẩm, chế tác các dụng cụ truyền thống. Ngoài ra, họ còn chế biến các loại thực phẩm đặc trưng cho nền văn hóa của các dân tộc tại chỗ như làm rượu cần, nấu canh thục, canh bồi, cơm lam, và nhiều món ăn truyền thống đặc sắc khác. Các hoạt động này kết hợp với điều kiện tự nhiên của rừng vườn quốc gia Bù Gia Mập và những chứng tích lịch sử từ cuộc chiến tranh vệ quốc đã tạo nên một không gian văn hóa phi vật thể mang đậm nét riêng của vườn quốc gia Bù Gia Mập. Trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, lâm phần vườn quốc gia Bù Gia Mập còn là nới lưu dấu nhiều chứng tích lịch sử tái hiện một thời hào hùng của dân tộc. Con đường chính ĐT741 đi qua lâm phần vườn là con đường huyết mạch nối liền Tây Nguyên với các tỉnh miền Đông được thiết kế trên địa hình đồi núi. Mặc dù được thiết kế trên địa hình đồi núi chia cắt bởi sông suối nhưng tuyến đường với chiều dài hơn 20km nối liền tỉnh Bình Phước và Đăk Nông không có bất kể một công trình vượt sông nào trong khi vẫn đảm bảo tính tối ưu trong thiết kế tuyến. Dọc tuyến đường này chúng ta còn có thể chiêm ngưỡng điểm cuối của tuyến đường ống xăng dầu dài hàng ngàn km nối từ miền bắc để cung cấp nhiên liệu cho toàn bộ chiến trường miền nam. Ngoài ra, chúng ta còn có cơ hội tham quan bếp Hoàng Cầm, một loại bếp được mang tên người anh nuôi chế tạo ra sản phẩm này, đã được sử dụng phổ biến trong hai cuộc chiến tranh cứu nước của dân tộc.

Di tích lịch sử kháng chiến - Điểm cuối đường ống xăng dầu

Với những đặc điểm về tự nhiên và xã hội, vườn quốc gia Bù Gia Mập đã và đang thực hiện tốt vai trò bảo tồn đa dạng sinh học gắn liền với nghiên cứu khoa học nhằm bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn, phát triển du lịch sinh thái, và góp phần vào việc phát triển kinh tế địa phương. Để chiêm ngưỡng hết vẻ đẹp của vườn quốc gia Bù Gia Mập, chúng ta có thể tham gia các hoạt động tìm hiểu phong tục văn hóa địa phương, đi dọc tuyến tuần tra biên giới hoặc ĐT 741, các hoạt động dã ngoại, ngủ lán, tắm suối, tìm hiểu rừng thiêng, thăm khu cứu hộ, tham gia lễ hội cồng chiêng, thưởng thức món ăn truyền thống và nhiều hoạt động khác. Những hoạt động này sẽ cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh về sự chung sống và gắn bó hài hòa giữa con người và thiên nhiên xung quanh vườn quốc gia Bù Gia Mập.