Pháp luật luôn là một trong những công cụ sắc bén trong quá trình Nhà nước quản lý xã hội. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được nguồn gốc của pháp luật hay pháp luật ra đời khi nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này:

Câu hỏi: Pháp luật ra đời khi nào?

Đáp án: Đáp án đúng là đáp án C. Pháp luật ra đời khi nhà nước ra đời.

Lý giải việc chọn đáp án C là đáp án đúng do:

Nguồn gốc của pháp luật được xem xét dưới 02 góc độ là theo quan niệm chung của xã hội và theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin.

+ Ở xã hội cộng sản nguyên thủy, do nhu cầu của cuộc sống cộng đồng, các quan hệ xã hội giữa người và người được điều chỉnh bằng các quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán và các quy tắc tôn giáo.

+ Khi xã hội xuất hiện sở hữu tư nhân, sự phân chia giai cấp, người giàu, người nghèo, người bóc lột và bị bóc lột, đồng thời,  cũng nảy sinh những mâu thuẫn giai cấp đối kháng, đòi hỏi phải có những quy tắc xử sự mang tính bắt buột chung được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế đối với các thành viên trong xã hội và một tổ chức quyền lực chính trị đặc biệt có bộ máy cưỡng chế đảm bảo cho các quy tắc xử sự đó được thực hiện.

=> Do đó những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước cũng là những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.

Pháp luật hình thành bằng ba con đường chủ yếu: Nhà nước thừa nhận những tập quán đã có từ trước phù hợp với lợi ích của mình và nâng lên thành pháp luật; Nhà nước thừa nhận các quyết định có trước về từng vụ việc cụ thể của cơ quan xét xử hoặc cơ quan hành chính cấp trên để trở thành khuôn mẫu cho các cơ quan cấp dưới tương ứng giải quyết những vụ việc tương tự xảy ra – Án lệ; Nhà nước ban hành những quy phạm pháp luật. Đó cũng chính là nguồn gốc của pháp luật.

+ Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng cũng như Nhà nước, pháp luật là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Pháp luật không phải là ý chí của thượng đế hay của một lực lượng siêu nhiên nào ngoài trái đất gán ghép vào xã hội.

+ Pháp luật nảy sinh trong đời sống xã hội, là kết quả của sự biến đổi xã hội từ xã hội không có giai cấp sang xã hội có giai cấp:

+ Trong xã hội nguyên thủy chưa có Nhà nước thì cũng chưa có pháp luật. Để quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội khi đó người ta dựa vào tập quán, đạo đức, tín điều tôn giái… Là những công cụ điều chỉnh thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích chung của các thành viên trong xã hội nên được mọi người thừa nhận và tự giác tuân theo.

=> Nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước cũng chính là nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật, nghĩa là, khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất thì những công cụ quản lý như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo… không còn khả năng hoặc không thể duy trì quản lý xã hội được nữa, vì ý chí các thành viên trong xã hội không còn thống nhất; lợi ích các giai cấp trong xã hội đã có sự khác biệt căn bản, thậm chí đối lập với nhau. Trong điều kiện đó, để có thể giữ cho xã hội trong vòng “trật tự”, đồng thời bảo vệ được lợi ích của giai cấp mình, giai cấp, lực lượng thống trọ đã thông qua Nhà nước hình thành ra một công cụ điều chỉnh mới là pháp luật.

Do đó, pháp luật ra đời do nhu cầu xã hội để quản lý một xã hội đã phát triển ở một giai đoạn nhất định, giai đoạn xã hội đã phát triển quá phức tạp, đã xuất hiện những giai cấp có lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu chính trị – giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội.

=> Tựu chung lại cả hai quan điểm đều thống nhất sự ra đời của pháp luật gắn liền với sự ra đời của nhà nước. Do đó đáp án C là đáp án chính xác. Các quan điểm khẳng định còn lại là các khẳng định sai và chưa đúng về nguồn gốc của pháp luật.

Như vậy, Pháp luật ra đời khi nào? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết. Chúng tôi mong rằng qua bài viết sẽ giúp các em học sinh nắm được những khái niệm, nội dung và bản chất của pháp luật phục vụ cho việc trả lời các câu hỏi khác nhau nếu gặp phải.

/chuyen-muc/phap-luat-va-doi-song

Mấy ngày qua, dư luận dậy sóng vì Bùi Xuân Huấn (còn gọi Huấn "Hoa hồng", SN 1985 tại Yên Bái) (một nhân vật có nhiều triệu lượt theo dõi trên mạng xã hội, tên thật là Bùi Xuân Huấn) liên tục đăng đàn tố cáo một người đàn ông ở Bắc Kạn có hành vi chiếm đoạt biển số ngũ quý 97B1-999.99 mà Huấn sở hữu. Từ đây, thông tin về Huấn "Hoa Hồng" gây chú ý, trong đó là độ giàu có của Huấn "Hoa Hồng".

Từ năm 2015 đến nay, Huấn Hoa Hồng được nhiều người biết đến là “giang hồ mạng”, thường xuyên livestream, đăng clip khoe tiền, vàng và có nhiều phát ngôn gây sốc. Thời gian đầu, Huấn đăng tải nhiều video cho thấy thái độ ngông nghênh, coi thường pháp luật của Huấn.

Tin tức trên báo Công thương, Bùi Xuân Huấn từng được biết đến là người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Tập đoàn HL Group có địa chỉ tại khu đô thị Dương Nội, phường Dương Nội, quận Hà Đông, TP.Hà Nội. Công ty này có ngành nghề kinh doanh mua bán ô tô, mỹ phẩm, bất động sản.

Ngoài ra, Bùi Xuân Huấn còn là cổ đông góp vốn và làm đại diện pháp luật các doanh nghiệp như: Công ty cổ phần Dịch vụ 168, Chi nhánh Công ty Cổ phần Dịch vụ 168 – Nhà hàng Huấn Hoa Hồng. Bên cạnh đó, Huấn cũng là cổ đông tại Công ty Cổ phần dịch vụ FB châu Á.

Qua các năm hoạt động, Công ty Dịch vụ FB châu Á được Huấn thường xuyên nhắc tới là kiếm về rất nhiều tiền trong các buổi livestream. Tuy nhiên, Huấn chưa tiết lộ cụ thể doanh thu từ các công ty trên.

Huấn "Hoa Hồng" thường xuyên đăng tải những hình ảnh khoe bản thân "lắm tiền, nhiều của".

Đặc biệt, với “mác” doanh nhân thành đạt, Huấn Hoa Hồng cũng thể hiện sự chịu chơi và độ giàu có. Có thể kể đến một số loại siêu xe từng gắn với tên tuổi Huấn Hoa Hồng như: Chiếc Range Rover Sport giá gần 6 tỷ, Porche Panamera 2019 giá gần 7 tỷ, Chiếc Mercedes C300 AMG gần 2 tỷ, SUV biển số đẹp có giá 7,2 tỷ đồng,Mercedes Maybach S450 Luxury 2020 có giá trị lên tới gần 5 tỷ đồng, cặp đôi xe mô tô phân khối lớn Kawasaki Z1000 và Ducati Diavel.

Ngày 14/3/2022, trên fanpage Huấn Hoa Hồng có chia sẻ hình ảnh vợ chồng này nhận bàn giao chiếc xe Porsche Panamera mới tinh với giá nhiều tỷ đồng. Bên cạnh đó, Huấn cũng từng sở hữu nhà hàng lớn tại TP.HCM nhưng sau đó đã đóng cửa. Mới đây, Huấn lại mở quán kinh doanh cà phê và bi-a tại Hà Nội.

Trong các video livestream, Huấn Hoa Hồng từng khoe có tài sản hàng trăm tỷ.

Đáng nói, hồi tháng 4/2020, Bùi Xuân Huấn sử dụng Facebook cá nhân Huấn "Hoa Hồng" hơn 3,1 triệu lượt theo dõi để livestream bán hàng. Tuy nhiên, trong quá trình livestream, Bùi Xuân Huấn đã có phát ngôn tuyên bố 80% thanh niên, kể cả công chức TP.HCM đều "chơi" ma túy. Chính vì phát ngôn trên, Huấn "Hoa Hồng" bị xử phạt 7,5 triệu đồng.

Đầu tháng 7/2020, Huấn "Hoa Hồng" tiếp tục bị xử phạt 17,5 triệu đồng, do có hành vi xuất bản, phát hành hai cuốn sách "Đệ nhất kiếm tiền" và "Bí kíp kinh doanh online" nhưng không có quyết định xuất bản của Nhà xuất bản, cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Đến tháng 10/2020, Huấn "Hoa Hồng" tiếp tục bị xử phạt do đăng tải video clip có gắn logo của Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin Bùi Xuân Huấn đi cứu trợ đồng bào miền Trung. Đài Truyền hình Việt Nam khẳng định đoạn clip này là một sản phẩm cắt ghép, giả mạo, đồng thời đề nghị cơ quan chức năng xử lý vụ việc.