Thành phố Westminster, Quận Cam, Ngày 27 tháng 12 năm 2015

Chuyên gia kinh tế - TS.Lê Xuân Nghĩa

Tiến sĩ Xã hội học tại Université Toulouse II Le Mirail, Pháp. Hiện là giảng viên Khoa Xã hội học, Đại học Mở TPHCM. Lĩnh vực nghiên cứu: Xã hội học về Tôn giáo (Tôn giáo và Hiện đại), Phương pháp Nghiên cứu, Lý thuyết Xã hội và Các vấn đề Giới.

Nhà hoạt động Nguyễn Xuân Nghĩa ra tù

Nhà hoạt động Nguyễn Xuân Nghĩa vừa ra tù sau khi mãn hạn bản án 6 năm tù giam vì tôi 'Tuyên truyền chống phá Nhà nước' theo Điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Thông tin trên được bà Nguyễn Thị Nga, vợ ông Nghĩa, xác nhận với BBC trong cuộc phỏng vấn ngày 11/9.

"Công an phường cách đây mấy hôm đến nói là 8 giờ sáng ngày 11/9 sẽ hoàn thành tất cả các thủ tục tại trại giam".

Cũng theo bà Nga, ông Nghĩa đang trên đường được đưa về áp giải từ trại giam ở Quảng Nam và dự kiến sẽ về đến nhà vào ngày 12/9.

"Gia đình nói chung là rất mừng," bà nói.

"Khi bị giam giữ thì ông cũng đã nhiều tuổi và nhiều bệnh tật. Gia đình rất mong ông sẽ sớm trở về để có thời gian chữa bệnh".

Theo bản án hồi năm 2009 thì ông Nghĩa sẽ phải trải qua 3 năm quản chế tại gia.

Khi được hỏi liệu gia đình có ủng hộ ông Nghĩa quay trở lại các hoạt động như trước khi bị bắt giữ hay không, bà Nga cho biết:

"Trước đây khi ông bắt đầu tranh đấu thì gia đình và bà con cũng sợ và có can ngăn, nhưng ông ấy không chịu nghe đâu."

"Ông ấy đã xác định lý tưởng thì sẽ theo đến cùng".

Bà Nga cho biết những ngày qua đó có một số nhà hoạt động đến hỏi thăm đến gia đình.

"Trên mạng cũng có rất nhiều người chia sẻ và vui thay gia đình," bà Nga nói.

Trong thời gian bị giam giữ, ông đã mắc bệnh nặng và phải trải qua một ca phẫu thuật, bà cho biết.

"Công an ở đó đã trả thù bằng cách vừa rời phòng mổ đúng 3 tiếng thì họ đem xích đòi xích ông vào chân tường".

"Ông ấy đòi tự vẫn, nói thà chết chứ không để bị làm nhục".

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, 65 tuổi, bị bắt giữ cùng nhiều nhà hoạt động khác trong đợt trấn áp hồi tháng 9 năm 2008.

Đến tháng 10 năm 2009, ông bị tuyên án 6 năm tù giam, 3 năm quản chế tại gia vì tội 'Tuyên truyền chống phá Nhà nước' theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.

Vợ ông khi đó nói với BBC bà "đã khóc tại phiên tòa" khi nghe tuyên án" và cho rằng "bản án quá bạo tàn và vô lý, chồng tôi không làm gì sai".

Ông Nghĩa sinh ra trong một gia đình có 'truyền thống cách mạng' tại Nghệ An và từng du học Tiệp Khắc trong những năm 1967 - 1970, thời gian xảy ra cuộc cải cách Mùa xuân Praha.

Trở về nước, ông làm việc cho một công ty cơ khí của Hải Phòng và bắt đầu tham gia vào các hoạt động đấu tranh cho dân chủ.

Ông cũng đã tham gia vào nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 2007-2008.

Trước khi bị bắt, ông cũng được cho là đã viết đơn yêu cầu UBND TP Hà Nội cho tổ chức cuộc biểu tình đòi chính phủ có biện pháp đẩy lùi lạm phát, cải thiện kinh tế, khi Viêt Nam đang đối mặt với mức lạm phát kỷ lục, lên đến gần 23%.

Hồi năm 2011, ông được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) trao giải thưởng Hellman-Hammett.

Nguyễn Xuân Oánh (1921 – 2003) là chính khách, nhà kinh tế Việt Nam, cựu Phó Thủ tướng kiêm Thống đốc Ngân hàng, hai lần là Quyền Thủ tướng trong chính phủ Việt Nam Cộng hòa và cũng là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ông sinh năm 1921 tại Bắc Giang. Cha ông là Bác sĩ Nguyễn Xuân Bái, người làng Đa Ngưu, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên[1].

Ông từ nhỏ đã được giáo dục theo Tây học. Lớn lên ông được gia đình cho sang Mỹ theo học tại Đại học Harvard về ngành Kinh tế. Ông tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế của Harvard năm 1954, rồi làm việc cho Ngân hàng Thế giới (như một Nhân viên kinh tế), Tổ hợp Tài chính Quốc tế... trước khi về nước.

Năm 1963, ông về nước và tham gia chính quyền. Sau đó ít lâu, ông được đề cử làm Thống đốc Ngân hàng Quốc gia, rồi Phó Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa. Thậm chí, đã có lúc ông được ủy quyền Thủ tướng trong giai đoạn tướng Nguyễn Khánh nắm quyền (1964-1965).

Sau năm 1975, ông là một trong những trí thức của Việt Nam Cộng hòa được chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đứng đầu là ông Võ Văn Kiệt trọng dụng. Đặc biệt, khi tiến trình Đổi mới được thực hiện cuối thập niên 1980, ông và nhiều nhà trí thức khác đã đóng góp rất nhiều vào việc cải cách các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, đầu tư nước ngoài v.v. tại Việt Nam. Ông từng là Cố vấn kinh tế cho Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Thủ tướng Võ Văn Kiệt.

Khi nền kinh tế Việt Nam bắt chuyển đổi từ kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường, nhà nước đổi tiền, tăng lương bằng cách in thêm tiền đến lạm phát phi mã. Lượng hàng hóa trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu của xã hội nên giá hàng hóa tăng nhanh hơn mức tăng của lương. Ông đã tham mưu cho nhà nước nâng lãi suất ngân hàng để tạo động lực cho người dân gửi tiền vào ngân hàng, đồng thời nhà nước vay tiền của các ngân hàng thương mại để hạn chế phát hành tiền nhằm giảm cung tiền từ đó giảm lạm phát.

Ông cũng là Đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Công ty Dịch vụ đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông nổi tiếng là người thẳng thắn, không sợ chỉ trích chính quyền.

Ông mất ngày 29 tháng 8 năm 2003, tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông là chồng của Nghệ sĩ ưu tú Thẩm Thúy Hằng, người nổi tiếng với danh hiệu "Người đẹp Bình Dương". Con út của ông là Nguyễn Xuân Ái Quốc, nguyên Giám đốc Trung tâm Chính sách Quy trình Ngân hàng Quốc tế Việt Nam. Anh cũng rất thành công với chuỗi cafe The Coffee Factory tại Sài Gòn cùng với người em trai sinh đôi là Nguyễn Xuân Quốc Việt.[2][3]