Chẳng bao giờ học là muộn cả nhưng chưa bao giờ là đủ hết, chỉ có quyết định muộn, cố gắng muộn và đầu tư quá muộn thôi. Vì tiếng Anh là thứ tiếng ngành nào cũng cần nên mình khuyên bạn đầu tư mạnh tay vào, học các khóa đắt tiền hoặc gần với ngưỡng đỉnh điểm mà kinh tế gia đình có thể kham nổi để có động lực. Đừng có ham rẻ như nhiều sinh viên (nói thẳng ra là mấy thằng bạn mình), học trầy trật từ năm đầu tới năm cuối mà như chả học tiếng Anh bao giờ chỉ vì tội ham rẻ, buổi nghỉ buổi đi.
Học tiếng Anh tại các trung tâm học tiếng Anh giao tiếp
Học phí – Tất nhiên rồi, để có môi trường học tốt nhất (bàn, ghế, điều hòa, máy chiếu, tài liệu) các trung tâm cũng phải đầu tư vào trang thiết bị và thậm chí cả phương pháp mà. Ví dụ như ở Pasal chẳng hạn, với mong muốn cung cấp tới học viên của mình các chương trình học hiện đại và hiệu quả nhất.
Vậy theo học ở trung tâm có gì nổi bật
Lộ trình rõ ràng cùng với phương pháp cụ thể: Với mỗi trung tâm khác nhau sẽ sử dụng những phương pháp cũng như lộ trình rất rõ ràng cho các học viên của mình. Đây chính là một trong những yếu tố giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian so với việc tự học tiếng Anh ở nhà.
Được kèm cặp bởi những giảng viên giàu kinh nghiệm cùng đội ngũ trợ giảng trẻ trung nhiệt huyết: Với việc có các trợ giảng trong lớp học sẽ giúp các giảng viên năm bắt tình hình, khả năng của các học viên dễ hơn. Các học viên sẽ được các trợ giảng chỉnh, động viên kịp thời.
Có môi trường để thực hành với giảng viên, trợ giảng, bạn học và các hoạt động khác: Ngoài việc trao đổi trong lớp học, tại các trung tâm cũng hay tổ chức các hoạt động ngoại khóa để tạo môi trường cho học viên có môi trường học tập. Như là việc tổ chức các CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH, đi “SĂN TÂY” hoặc tới các Homestay để tổ chức các hoạt động với người nước ngoài…
Nhiều cảm hứng và động lực cho người học: Với nhiều trung tâm áp dụng cách tạo cảm xúc học ngay trong lớp học (khác với cách học truyền thống) như Pasal thì đây chính là một trong những cách để tạo động lực tới tất cả các học viên.
Như vậy là bạn đã có cái nhìn tổng quan về TỰ HỌC TIẾNG ANH ở nhà và HỌC TIẾNG ANH TẠI TRUNG TÂM rồi đó. Bạn có câu trả lời cho câu hỏi đặt ra từ phần đầu của chúng ta “Có nên tự học tiếng Anh mà không cần phải theo học các trung tâm” chưa?
Nhưng có một sự thật là … BẠN LUÔN PHẢI HỌC TIẾNG ANH CHỦ ĐỘNG
Bạn cần nhớ rằng tự học tiếng Anh không có nghĩa chỉ là tự học một mình, tự mua sách hoặc tự học tiếng Anh Online mà quan trọng nhất vẫn là quá trình tự học của bạn.
Chỉ có như vậy, bạn sẽ có lựa chọn phù hợp cho mình.
Bạn có thấy bài viết “Có nên tự học tiếng Anh hay nên học tại các trung tâm??” giúp ích cho bạn trong quá trình học tiếng Anh không? Pasal hi vọng là có! Để tăng khả năng tiếng Anh của mình hơn nữa, bạn có thể theo dõi các bài viết trong danh mục Cách học tiếng Anh giao tiếp nhé !!! Muốn chinh phục được tiếng Anh thì bạn cần có một phương pháp học phù hợp và môi trường giúp bạn có thể luyện tập hàng ngày. Pasal dành tặng cho bạn 3 buổi học trải nghiệm 2 phương pháp độc quyền Effortless English và Pronunciation Workshop, bạn chỉ cần ấn vào banner phía dưới và điền thông tin để Pasal tư vấn cho bạn nhé!!
Ngoại ngữ nên được coi là môn học công cụ, bậc học phổ thông nên có một số môn được dạy và học bằng tiếng Anh để lên đại học (ĐH), các ngành ĐH đại trà cũng được đào tạo bằng tiếng Anh chứ không chỉ chương trình chất lượng cao, tiên tiến, liên kết với nước ngoài.
Đó là quan điểm được TS. Lê Trường Tùng - Chủ tịch HĐQT ĐH FPT - chia sẻ với báo Kinh tế & Đô thị sau khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định quy định việc dạy và học bằng ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục.
- Thưa ông, ĐH FPT thực hiện đào tạo bằng ngoại ngữ từ khi nào với bao nhiêu phần trăm trong tổng số môn học?
- ĐH FPT áp dụng dạy và học hoàn toàn bằng tiếng Anh từ năm 2006 - khi trường vừa thành lập. Dạy học bằng ngoại ngữ giúp chúng tôi luôn cập nhật giáo trình mới và áp dụng dạy luôn, thay vì phải mất thời gian và nguồn lực để chuyển nhượng bản quyền, dịch sang tiếng Việt và tổ chức in ấn. Sinh viên lại được tiếp cận giáo trình nguyên gốc để hiểu nội dung cặn kẽ hơn.
- Để học ngoại ngữ tốt thì phải có môi trường, nhưng hiện nay, chúng ta đang thiếu yếu tố này. Vậy, FPT có giải pháp gì, thưa ông?
- Môi trường học tiếng Anh là Internet, tivi, thầy - trò giao tiếp và dạy học trên lớp, khi có thêm giảng viên nước ngoài với tỷ lệ nhất định thì tự dưng thành môi trường. Các em dễ dàng giao tiếp, nghe giảng và đọc giáo trình bằng ngoại ngữ mà không gặp trở ngại gì lớn.
Theo TS. Lê Trường Tùng, dạy học bằng ngoại ngữ giúp ĐH FPT luôn cập nhật giáo trình mới và áp dụng dạy luôn, thay vì phải mất thời gian và nguồn lực để chuyển nhượng bản quyền, dịch sang tiếng Việt và tổ chức in ấn. Ảnh: H.D.
- Được học hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài, trình độ ngoại ngữ của sinh viên tốt nghiệp phải đạt ở mức độ nào?
- Chúng tôi chỉ quy định trình độ ngoại ngữ đầu vào. Cụ thể, sau khi đỗ vào trường FPT, các em được học một năm dự bị ngoại ngữ để đạt chuẩn tương đương mức 5/6 tiêu chuẩn châu Âu (mức C1) trước khi học chuyên môn chính thức. Trong quá trình học chuyên môn, trường dạy thêm các môn phục vụ cho công việc khi ra trường, chẳng hạn như kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc theo nhóm…
- Học bằng tiếng Anh mang đến cho sinh viên thuận lợi gì khi ra trường?
- Năng lực ngoại ngữ là một trong các kỹ năng mà ĐH FPT bắt buộc sinh viên phải có khi tốt nghiệp ra trường. Bởi thế, khi các em đã tốt nghiệp trường FPT hay đang học giữa chừng cũng dễ dàng ra nước ngoài du học tiếp, không gặp trở ngại gì về ngôn ngữ. Các em đi tìm việc cũng thuận lợi hơn và có thể ra nước ngoài làm việc. Đó là ưu thế của FPT.
Phổ thông cũng phải dạy bằng tiếng nước ngoài
- Với 9 năm kinh nghiệm đào tạo bằng ngoại ngữ của ĐH FPT, ông có sự chia sẻ gì đối với các trường đang có ý định áp dụng cho một số chương trình phù hợp?
- Để các trường ĐH đào tạo bằng tiếng nước ngoài, lý tưởng nhất là từ bậc phổ thông, học sinh phải được dạy ngoại ngữ tốt như các nước xung quanh. Thế nhưng, hiện nay, các trường phổ thông Việt Nam dạy ngoại ngữ như một môn học, gần chục năm học ngoại ngữ, thi đỗ tốt nghiệp và ĐH nhưng vẫn không sử dụng được. Cho nên, ĐH FPT phải mất thêm một năm dạy học ngoại ngữ để trang bị kỹ năng cho sinh viên.
Tôi mong rằng, các trường phổ thông sớm triển khai dạy một số môn học bằng tiếng Anh. Khi ấy, học sinh coi tiếng Anh như là môn học công cụ thì khả năng nghe - nói - đọc - viết mới đẩy lên được. Phổ thông mà làm tốt việc này thì ĐH sẽ được hưởng thành tựu, để các ngành ĐH đại trà cũng được đào tạo bằng tiếng Anh chứ không chỉ chương trình chất lượng cao, tiên tiến, liên kết với nước ngoài. Theo tôi, các trường ĐH đích thực thì phải có năng lực học và dạy bằng tiếng Anh.
"Năng lực ngoại ngữ là một trong các kỹ năng mà ĐH FPT bắt buộc sinh viên phải có khi tốt nghiệp ra trường. Bởi thế, khi các em đã tốt nghiệp trường FPT hay đang học giữa chừng cũng dễ dàng ra nước ngoài du học tiếp, không gặp trở ngại gì về ngôn ngữ", Chủ tịch HĐQT ĐH FPT khẳng định. Ảnh: H.D.
- Đào tạo bằng ngoại ngữ cũng là lợi thế để FPT thu hút sinh viên nước ngoài đến học?
- Đúng vậy. Không dạy bằng ngoại ngữ thì chẳng có cách gì thu hút sinh viên nước ngoài đến học. Việc này cũng giống như mình hội nhập quốc tế cần phải biết sử dụng tiếng Anh. Muốn sinh viên của mình du học nước ngoài và người ngoại quốc đến Việt Nam học, chúng ta phải giải quyết vấn đề đồng nhất về ngôn ngữ. Tất nhiên, chương trình đào tạo của chúng ta phải được kiểm định và công nhận ở khu vực và quốc tế. Hiện nay, ĐH FPT có hơn 100 sinh viên nước ngoài sang du học. Trong tương lai gần, chúng tôi sẽ đề ra chỉ tiêu này cao hơn.
- Vừa rồi, Bộ GD&ĐT có chủ trương miễn thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ cho những em có chứng chỉ đáp ứng yêu cầu. Đây cũng là hình thức khuyến khích học sinh học tốt ngoại ngữ từ bậc phổ thông?
- Theo tôi, việc Bộ GD&ĐT quy định thi tốt nghiệp có môn ngoại ngữ hay miễn thi và dành điểm tối đa cho học sinh có một trong các chứng chỉ là giúp cho các em yên tâm học thêm và tự tin vào kết quả học của mình. Còn muốn các em sử dụng và học được bằng ngoại ngữ từ trường phổ thông, chúng ta phải có chiến lược cũng như thay đổi cách dạy, và điều quan trọng là môi trường để trải nghiệm.