Từ thập niên 2000, thuật ngữ đam mỹ được sử dụng để nói về tình yêu đồng tính nam ở Trung Quốc. Phim đam mỹ thường có nội dung hấp dẫn, nhiều trai xinh gái đẹp nên thu hút được một lượng khán giả lớn. Harper’s Bazaar Vietnam sẽ liệt kê những bộ phim đam mỹ hay nhất và mới nhất dưới đây của nhiều nước.
Lâu rồi không gặp – Long time to see (2017)
• Điểm IMDb: 7.2/10 • Thể loại: Hành động, đam mỹ • Quốc gia: Hàn Quốc • Đạo diễn: Kang Woo • Diễn viên: Tak Woo Suk, Yeon Seung Ho… • Thời lượng: 5 tập, 15 phút/tập.
Hơi khác so với những bộ phim đam mỹ Hàn Quốc, Lâu rồi không gặp là bộ phim đam mỹ hành động có tình tiết éo le. Phim là chuyện tình của hai nam chính Flying Dagger/Chi Soo (Tak Woo Suk) và Wild Dog/Gi Tae (Yeun Seung Ho).
Họ tình cờ quen nhau qua một diễn đàn trên Internet và cũng bất ngờ gặp nhau nhưng lại rơi vào chuyện tình cảm ngọt ngào, lịm tim. Vì tính chất công việc, cả hai luôn phải che giấu thân phận của mình nhưng không thể ngăn bản thân yêu người kia.
Trong quá trình làm nhiệm vụ, một trong hai người đã vô tình để lộ bí mật. Vì thế họ rơi vào tình huống nguy hiểm khi bị những tên xã hội đen vạch mặt. Liệu chuyện tình của họ có kết cục tốt đẹp hay không?
Những bộ phim đam mỹ hay nhất: Cậu hàng xóm – The boy next door (2017)
• Điểm IMDb: 8.1/10 • Thể loại: Lãng mạn, đam mỹ • Quốc gia: Hàn Quốc • Đạo diễn: Oh Soon Sung, Yoo Il Han • Diễn viên: Choi Woo Sik, Jang Ki Yong, Jang Hee Ryung • Thời lượng: 15 tập, 6 phút/tập.
Cậu hàng xóm là bộ phim Hàn Quốc kết hợp giữa hài hước và lãng mạn. Phim được chuyển thể từ bộ webtoon cùng tên – một bộ truyện tranh đoạt giải nhất trong cuộc thi sáng tác dành cho sinh viên đại học Hàn Quốc vào năm 2014.
Phim kể về mối tình của hai cậu sinh viên và cũng là hàng xóm của nhau, đó là Park Kyu Tae (Choi Woo Sik thủ vai) và Sung Gi Chae (Jang Ki Yong thủ vai). Ban đầu họ có phần không thích đối phương, nhưng sau một vụ tai nạn, họ chuyển về sống cùng nhau và dần nảy sinh tình cảm với nhau.
Chính trị gia đồng tính – Milk (2008)
• Điểm IMDb: 7.5/10 • Thể loại: Lịch sử, lãng mạn • Quốc gia: Mỹ • Đạo diễn: Gus Van Sant • Diễn viên: Sean Penn, James Franco, Dustin Lance Black, Emile Hirsch… • Thời lượng: 128 phút.
Chính trị gia đồng tính kể về cuộc đời của Harvey Milk – người hoạt động cho quyền lợi của những người đồng tính.
Bộ phim mở đầu với thông tin về khủng bố, cảnh sát bắt những người nổi loạn đồng tính ở các quán bar những năm 1950-1960. Kế đến là tin về vụ ám sát Harvey Milk (Sean Penn) cùng thị trưởng thành phố San Francisco, George Moscone, vào ngày 27-11-1978. Sau đó bộ phim quay ngược lại thời điểm năm 1970 với cuộc gặp gỡ của Milk và người yêu, Scott Smith (James Franco).
Cả hai quyết định chuyển đến San Francisco sống. Họ hy vọng nơi đây sẽ chào đón những người đồng tính như họ. Milk và Smith đã mở một cửa hàng bán camera ở thung lũng Eureka, với mục đích xây dựng nơi đây làm trung tâm cho cộng đồng gay mang tên The Castro. Cả hai bắt đầu tuyên truyền những quan điểm chính trị tích cực rồi Milk trở thành một nhà hoạt động xã hội tích cực.
Chính trị gia đồng tính được đề cử 8 giải Oscar. Penn đã giành được giải Nam diễn viên xuất sắc nhất, Dustin Lance Black nhận giải Kịch bản gốc hay nhất.
Những bộ phim đam mỹ hay nhất: Trần tình lệnh – The Untamed (2019)
• Điểm IMDb: 9/10 • Thể loại: Tình cảm, tiên hiệp • Quốc gia: Trung Quốc • Đạo diễn: Trịnh Vĩ Văn, Trần Gia Lâm • Diễn viên: Tiêu Chiến, Vương Nhất Bác, Mạnh Tử Nghĩa… • Thời lượng: 50 tập, 43 phút/tập.
Phim được xây dựng dựa trên tiểu thuyết đam mỹ nổi tiếng Ma đạo tổ sư của Mặc Hương Đồng Khứu. Nhân vật chính của Trần tình lệnh là Ngụy Vô Tiện (Tiêu Chiến). Kiếp trước, Ngụy Vô Tiện là ma đạo bị rất nhiều người căm ghét và khiếp sợ. Sau đó Vô Tiện bị bạn thân tiêu diệt.
13 năm sau, Vô Tiện sống lại trong cơ thể Mạc Huyền Vũ, thiếu gia của Mạc Gia Trang. Tại đây, Ngụy Vô Tiện bắt đầu có tình cảm với Lam Vong Cơ (Vương Nhất Bác). Trần tình lệnh nhận được sự ủng hộ của rất nhiều khán giả, xứng đáng là một trong những bộ phim đam mỹ Trung Quốc cổ trang hay nhất.
Thức nhữ bất thức đinh – Love is more than a word (2016)
• Điểm IMDb: 7.7/10 • Thể loại: Tình cảm, hài, đam mỹ • Quốc gia: Trung Quốc • Đạo diễn: Trần Bằng • Diễn viên: Yến Tử Đông, Tương Tử Nhạc… • Thời lượng: 12 tập, 30 phút/tập.
Đây là bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Tô Du Bính và là phim cổ trang đầu tiên của Trung Quốc khai thác chủ đề đam mỹ. Thức nhữ bất thức đinh quy tụ dàn diễn viên sáng giá với những mỹ nam, mỹ nữ có tài diễn xuất điêu luyện như Yến Tử Đông, Tương Tử Nhạc, Lưu Diệc Thần, Liêu Kính Phong…
Bộ phim đam mỹ này kể về chuyện của nam nhân Đào Mặc (Tương Tử Nhạc) và Cố Xạ (Yến Tử Đông). Đào Mặc là một quan huyện khờ khạo, trong khi đó Cố Xạ lại là một công tử đào hoa. Chuyện tình dở khóc dở cười của họ ở huyện Đàm Dương đã khiến khán giả đứng ngồi không yên với cặp đôi nam nhân đáng yêu ngất ngây này. Đây cũng là một trong những bộ phim đam mỹ hay nhất không thể bỏ qua.
Giới thiệu 8 bộ phim đặc sắc tại Liên hoan Phim Nhật Bản 2023
23/10/2023 16:19 Thanh Xuân In bài
ANTD.VN - Do Japan Foundation tổ chức, Liên hoan phim Nhật Bản 2023 hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả những góc nhìn mới đầy thú vị về con người và đất nước Nhật Bản.
Liên hoan là sự kiện văn hóa do Japan Foundation tổ chức hàng năm dành cho những người yêu điện ảnh tại Việt Nam. Những bộ phim được giới thiệu tại Liên hoan hàng năm đều là những tác phẩm điện ảnh chất lượng và mới ra mắt ở thị trường Nhật Bản với nhiều chủ đề và thể loại phong phú, giúp người xem hiểu hơn về đất nước Nhật Bản qua nhiều lăng kính khác nhau.
Năm nay, Liên hoan Phim Nhật Bản 2023 trở thành một trong những sự kiện văn hóa nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Nhật Bản. Chính vì vậy, chương trình hy vọng cùng với sự góp mặt của đông đảo khán giả Việt sẽ làm tăng thêm không khí sôi động của năm kỷ niệm đặc biệt này.
Liên hoan Phim Nhật Bản 2023 sẽ đem đến cho người xem nhiều cảm xúc từ hào hứng với những câu chuyện bí ẩn, cảm động trước những hoàn cảnh đặc biệt, bất ngờ trước những nút thắt cao trào…
8 bộ phim được giới thiệu tới khán giả là các phim chính kịch, hành động, hoạt hình, trinh thám, hài hước tình cảm gồm: “Nước xuôi biển lớn” (đạo diễn Maeda Tetsu); “Hai kẻ dối trá” (đạo diễn Yakumo Saiji); “Cú úp rổ đầu tiên” (đạo diễn Inoue Takehiko); “Người cha của xe lửa dải ngân hà” (đạo diễn Narushima Izuru); “Những nét bút diệu kỳ” (đạo diễn Koizumi Nori); “Quả cảm: Thanh xuân chiến ký” (đạo diễn Motohiro Katsuyuki); “Người đàn ông đó” (đạo diễn Ishikawa Kei); “Tình ta đẹp tựa đóa hoa” (đạo diễn Doi Nobuhiro).
Điểm dừng chân đầu tiên của Liên hoan Phim Nhật Bản 2023 là TP Hồ Chí Minh, từ ngày 27/10 - 9/11, tại Rạp Cinestar Hai Bà Trưng, Quận 1; tiếp đến là Đà Nẵng từ ngày 17 - 19/11, tại Rạp Metiz, đường 2 Tháng 9, Hoà Cường Bắc, Hải Châu; tại Hải Phòng từ ngày 1 - 3/12, tại Rạp Galaxy Nguyễn Kim; và cuối cùng là Hà Nội, từ 8 - 21/12, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia.
Bộ Tài chính là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Tài chính - ngân sách (bao gồm: Ngân sách nhà nước; ngân quỹ nhà nước; nợ công; thuế; phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; dự trữ nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước; đầu tư tài chính; tài chính doanh nghiệp; tài chính hợp tác xã và kinh tế tập thể; tài sản công theo quy định của pháp luật); hải quan; kế toán; kiểm toán độc lập; giá; chứng khoán; bảo hiểm; hoạt động dịch vụ tài chính và dịch vụ khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc bộ theo quy định của pháp luật
Chủ tịch HỒ CHÍ MINH Người sáng lập và đứng đầu Ủy ban Nghiên cứu Kế hoạch Kiến thiết tiền thân của ngành Kế hoạch và Đầu tư ngày nay
"Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân" Trích Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày 8 tháng 10 năm 1955, ngày Hội đồng Chính phủ họp quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch Quốc gia được xác định là ngày thành lập Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ngược trở lại lịch sử, ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới được thành lập, ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội và văn hóa. Ủy ban gồm các ủy viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có các Tiểu ban chuyên môn, được đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ.
Vì vậy, trong buổi lễ ngành Kế hoạch và Đầu tư đón nhận Huân chương Sao Vàng được tổ chức tại Hội trường Ba Đình lịch sử ngày 4 tháng 11 năm 2000, Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định lấy ngày 31 tháng 12 năm 1945 là ngày truyền thống của ngành Kế hoạch và Đầu tư. Kể từ đây ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư coi ngày 31 tháng 12 hằng năm là ngày Lễ chính thức của mình.
Theo dòng lịch sử, chúng ta có thể điểm lại các mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và trưởng thành của ngành Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ (thay cho Ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết). Ban Kinh tế Chính phủ có nhiệm vụ nghiên cứu, soạn thảo và trình Chính phủ những đề án về chính sách, chương trình, kế hoạch kinh tế hoặc những vấn đề quan trọng khác.
Trong phiên họp ngày 8 tháng 10 năm 1955, Hội đồng Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và ngày 14 tháng 10 năm 1955, Thủ tướng Chính phủ đã ra Thông tư số 603-TTg thông báo quyết định này. Ủy ban Kế hoạch Quốc gia và các Bộ phận kế hoạch của các Bộ ở Trung ương, Ban kế hoạch ở các khu, tỉnh, huyện có nhiệm vụ xây dựng các dự án kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, và tiến hành thống kê kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Ngày 9-10-1961, Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị định số 158-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, trong đó xác định rõ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế và văn hóa quốc dân theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Cùng với thời gian, qua các thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ đã có hàng loạt các Nghị định quy định và bổ sung chức năng cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (158/CP, 47/CP, 209/CP, 29/CP, 10/CP, 77/CP, 174/CP, 15/CP, 134/CP, 224/CP, 69/HĐBT, 66/HĐBT, 86/CP, v.v...).
Ngày 27 tháng 11 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng có Nghị định 151/HĐBT giải thể Ủy ban Phân vùng kinh tế Trung ương, giao công tác phân vùng kinh tế cho Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
Ngày 1 tháng 1 năm 1993, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước tiếp nhận Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương, đảm nhận nhiệm vụ xây dựng chính sách, luật pháp kinh tế phục vụ công cuộc đổi mới. Ngày 1 tháng 11 năm 1995, Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư.
Ngày 17 tháng 8 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 99/2000/TTg giao Ban Quản lý các khu công nghiệp Việt Nam về Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Ngày 25 tháng 7 năm 2017, Chính phủ ra Nghị định số 86/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: Tham mưu tổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công của quốc gia; cơ chế, chính sách quản lý kinh tế; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu; phát triển doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã; thống kê; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hằng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Chính phủ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hằng năm của cả nước, các cân đối vĩ mô của nền kinh tế quốc dân; kế hoạch xây dựng, sửa đổi các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô; quy hoạch; chiến lược huy động vốn đầu tư phát triển, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu; các chương trình, dự án khác theo sự phân công của Chính phủ.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác.
4. Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc phạm vi quản lý của bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.
6. Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch:
a) Xây dựng chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sau khi được Quốc hội thông qua; giúp Chính phủ điều hành thực hiện kế hoạch về một số ngành, lĩnh vực được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;
b) Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; tổng hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển của các bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; quy hoạch tổng thể phát triển vùng, lãnh thổ; có ý kiến về các quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi được yêu cầu;
c) Tổ chức công bố chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch tổng thể phát triển vùng, lãnh thổ sau khi được phê duyệt; hướng dẫn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hằng năm gắn phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và vùng, lãnh thổ đã được phê duyệt;
d) Tổng hợp chung các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, bao gồm: Cân đối tích lũy và tiêu dùng; cân đối về tài chính, tiền tệ; vay và trả nợ nước ngoài; ngân sách nhà nước; vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; đề xuất các giải pháp để giữ vững các cân đối theo mục tiêu chiến lược và kế hoạch, bảo đảm thực hiện mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
đ) Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của bộ, ngành, địa phương; tổ chức theo dõi, đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo định kỳ hàng tháng, quý, năm.
7. Về đầu tư phát triển và phân bổ ngân sách nhà nước:
a) Tổng hợp chung về đầu tư phát triển. Xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; danh mục các chương trình, dự án ưu tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA, vốn vay ưu đãi; danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình mục tiêu, các dự án quan trọng quốc gia; danh mục dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn đầu tư công khác theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; tổng mức và cân đối các nguồn vốn đầu tư công theo ngành, lĩnh vực, chương trình; tổng mức vốn chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu;
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; dự kiến phương án phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm cho các Bộ, ngành trung ương và địa phương; vốn đầu tư từ nguồn hỗ trợ tín dụng nhà nước; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc sử dụng nguồn dự phòng từ ngân sách trung ương và bổ sung vốn ngân sách trung ương trong năm để thực hiện các nhiệm vụ đầu tư phát triển;
Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng phương án sử dụng số tăng thu và tiết kiệm chi của ngân sách trung ương, trong đó bao gồm cả việc phân bổ cho các dự án đầu tư quan trọng (nếu có);
Tổng hợp phân bổ chi tiết kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước trung hạn và hằng năm của từng chương trình mục tiêu quốc gia (bao gồm vốn đầu tư và vốn sự nghiệp), các chương trình mục tiêu và các khoản bổ sung có mục tiêu khác;
Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu và dự án đầu tư do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển; giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước;
d) Thường trực Hội đồng thẩm định Nhà nước các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia; thẩm định các chương trình mục tiêu và các dự án khác do Thủ tướng Chính phủ giao; thẩm định các dự án đầu tư khác theo quy định của pháp luật về đầu tư.
8. Về đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài:
a) Quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP); tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư;
b) Thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh và chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư các dự án đầu tư theo hình thức PPP;
c) Xây dựng, quản lý, khai thác và hướng dẫn sử dụng Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư;
d) Kiểm tra, giám sát, đánh giá tổng thể hoạt động đầu tư công.
9. Về quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi:
a) Là cơ quan đầu mối trong việc vận động, điều phối, quản lý nhà nước về vốn ODA, vốn vay ưu đãi và viện trợ phi Chính phủ nước ngoài; chủ trì soạn thảo chiến lược, chính sách, định hướng thu hút, sử dụng ODA, vốn vay ưu đãi;
b) Chủ trì việc chuẩn bị nội dung, tổ chức vận động và điều phối các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi; trình Chính phủ việc ký kết điều ước quốc tế khung về ODA, vốn vay ưu đãi và điều ước quốc tế cụ thể về ODA không hoàn lại theo quy định của pháp luật; trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết thỏa thuận quốc tế về vốn ODA viện trợ không hoàn lại theo thẩm quyền;
c) Tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi; phối hợp với Bộ Tài chính xác định cơ chế tài chính trong nước áp dụng đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp và lập kế hoạch sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi trung hạn 5 năm và hằng năm; cân đối và bố trí vốn đối ứng hằng năm từ nguồn vốn ngân sách để chuẩn bị và thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển thuộc diện cấp phát ngân sách trung ương;
đ) Thực hiện giám sát và đánh giá các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi theo quy định của pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xử lý các vấn đề phát sinh có liên quan đến nhiều Bộ, ngành.
a) Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
b) Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về đấu thầu; tổ chức hệ thống thông tin về đấu thầu và đấu thầu qua mạng.
11. Về quản lý các khu kinh tế:
a) Xây dựng, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển tổng thể các khu kinh tế trong phạm vi cả nước (bao gồm khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu và các loại hình khu kinh tế khác);
b) Tổ chức thẩm định kế hoạch phát triển các khu kinh tế, việc thành lập các khu kinh tế của các địa phương; phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn triển khai kế hoạch phát triển các khu kinh tế sau khi được phê duyệt;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư phát triển và hoạt động của các khu kinh tế; chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan đề xuất mô hình, cơ chế quản lý và chính sách phát triển đối với khu kinh tế, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
12. Về đăng ký và phát triển doanh nghiệp:
a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước, cơ chế quản lý, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế;
b) Tham gia thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp nhà nước; tổng hợp tình hình sắp xếp, đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển doanh nghiệp của các thành phần kinh tế khác của cả nước;
c) Quản lý về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; hướng dẫn thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình đăng ký doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử và sau đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi cả nước; quản lý và khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
13. Về kinh tế tập thể, hợp tác xã:
a) Xây dựng chiến lược, chương trình và kế hoạch chung về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổng kết việc thực hiện các chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã;
b) Xây dựng cơ chế quản lý, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã;
c) Quản lý về đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; hướng dẫn thủ tục đăng ký; kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện đăng ký và sau đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên phạm vi cả nước.
a) Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động thống kê; điều phối, tổ chức các hoạt động thống kê và cung cấp thông tin thống kê theo quy định của pháp luật;
b) Xây dựng, thống nhất quản lý hệ thống thông tin thống kê quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện; tổ chức điều phối việc kết nối, cung cấp dữ liệu, thông tin giữa các hệ thống thông tin thống kê nhà nước; xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện đánh giá chất lượng thông tin thống kê trong hoạt động thống kê nhà nước;
c) Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê, chế độ báo cáo thống kê, chương trình điều tra thống kê và phân loại thống kê theo quy định của pháp luật.
15. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, công nghệ thông tin trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
16. Thực hiện hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
17. Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định pháp luật; quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.
18. Quản lý các hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
19. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
20. Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
21. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.
22. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
23. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.
Chủ nhiệm đầu tiên của Ủy ban Kế hoạch Quốc gia - tiền thân của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, sau này là Bộ Kế hoạch và Đầu tư - là cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Các đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ năm 1955 đến nay: