Để có giấy chứng nhận xuất xưởng các doanh nghiệp phải đăng ký chứng nhận. Hồ sơ làm giấy chứng nhận xuất xưởng bao gồm những loại giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận xuất xưởng là gì?
Giấy chứng nhận xuất xưởng là một loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhằm mục đích xác định nơi sản xuất sản phẩm, đảm bảo tính chính hãng của hàng hóa, từ đó khẳng định được uy tín cũng như những đặc điểm vốn có của hàng hóa do xưởng, công ty sản xuất. Được cung cấp từ cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho xuất khẩu hàng hóa tại nước đó.
Giấy chứng nhận xuất xưởng hay còn gọi là chứng chỉ xuất xưởng là một loại giấy tờ khá quen thuộc trong lĩnh vực vận chuyển.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ CO
Sau khi nộp các giấy trên cho VCCI, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ xin cấp CO như sau:
+ Đơn xin cấp CO: điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp.
+ Mẫu CO (A,B…): người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại mẫu CO cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ mẫu Co cà phê có thể đề nghị cấp thêm mẫu A hoặc mẫu B ( tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ CO sẽ tư vấn cho doanh nghiệp mua mẫu CO nào).
CO được khai gồm có 01 bản gốc và ít nhất 2 bản sao CO để tổ chức cấp CO và người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản.
+ Commercial Invoice (hóa đơn thương mại): 01 bản gốc do doanh nghiệp phát hành.
+ Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (01 bản sao có dấu đỏ, chữ ký của người có thẩm quyền ký của doanh nghiệp và dấu “sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp có lý do chính đáng, người xuất khẩu có thể nộp sau chứng từ này.
Nếu xét thấy cần thiết, tổ chức cấp CO có thể yêu cầu người xuất khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như:
Packing list: 01 bản gốc của doanh nghiệp.
Bill of lading (vận đơn): 01 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của doanh nghiệp và dấu “sao y bản chính”.
Tờ khai Hải quan hàng nhập (01 bản sao): nếu doanh nghiệp nhập các nguyên, phụ liệu từ nước ngoài hoặc hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên, phụ liệu trong nước nếu doanh nghiệp mua các nguyên, phụ liệu trong nước.
Bảng giải trình quy trình sản xuất: đối với doanh nghiệp lần đầu xin CO hay mặt hàng lần đầu xin CO phải được doanh nghiệp giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng. Bên cạnh đó, tùy từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ CO sẽ hướng dẫn doanh nghiệp giải trình theo như các mẫu.
Doanh nghiệp xin CO các mặt hàng Nông sản xuất khẩu Đài Loan, doanh nghiệp phải thông báo trước 07 ngày làm việc về thời gian thu mua, địa điểm cụ thể để VCCI tiến hành đi kiểm tra.
Hy vọng với nội dung trên đã phần nào giúp quý độc giả có thêm kiến thức về giấy chứng nhận xuất xưởng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ GOODVN.
Manager - Auditor at GOOD VIỆT NAM
Luật sư Nguyễn Đỗ Sơn có kinh nghiệm làm việc và quản lý nhiều công ty ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Với kinh nghiệm triển khai hệ thống, đào tạo và nâng cao năng suất, Luật Sư Nguyễn Đỗ Sơn hiện tại là Giám Đốc Điều Hành, chuyên gia trong lĩnh vực triển khai hệ thống quản lý đào tạo cho doanh nghiệp
We're sorry, we can't process your request right now. It appears you don't have permission to view this webpage.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký cấp chứng chỉ CO
Đối với doanh nghiệp lần đầu xin Co, trước khi chuẩn bị các chứng từ CO, phải điền đầy đủ bộ hồ sơ Thương nhân gồm 03 trang (hoặc xin tại Bộ phận CO – Nếu xin CO tại chi nhánh VCCI Hồ Chí Minh) và nộp lại cho bộ phận CO, VCCI cùng với một bản sao của Giấy đăng ký kinh doanh và một bản sao của Giấy đăng ký mã số thuế của doanh nghiệp.