Ăn sáng: không, Ăn trưa: không, Ăn tối: có
SINGAPORE - CÔNG VIÊN KHỦNG LONG - TP. HCM
Ăn sáng: có, Ăn trưa: không, Ăn tối: không
Đến giờ hẹn, HDV và xe sẽ đưa đoàn ra sân bay, làm thủ tục về Việt Nam.
Chia tay Quý khách và kết thúc chương trình. Hẹn gặp lại quý khách!
Lưu ý: Thứ tự các điểm tham quan có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh thực tế và điều kiện thời tiết, tuy nhiên số lượng các điểm tham quan không thay đổi.
{{Model.AvgRating >= 10 ? "10" : (Model.AvgRating|number:1)}}
{{Model.CreatedDate|dateTimeJson}}
Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình, Hà Nội
Các bạn giáo lý viên, cùng quý độc giả kính mến!
Theo nhận định của Linh mục Nguyễn Văn Tuyên : Sư phạm giáo lý chỉ đứng sau đời sống tâm linh và nhiệt tình tông đồ cũng như vốn giáo lý của giáo lý viên (Sư phạm giáo lý, tr. 5). Như vậy, cho thấy vị trí của môn sư phạm Giáo lý có tầm quan trọng thế nào trong đời sống giảng dạy của những ai đang thực hiện vai trò rao giảng lời Chúa.
Quả thật, Sư phạm giáo lý vừa là một kỹ thuật, vừa là một nghệ thuật. Kỹ thuật, bởi nó đòi hỏi một nền căn bản vững chắc về kiến thức, một “bộ óc” lập trình có hệ thống với những phương tiện có sẵn. Nghệ thuật, bởi đòi hỏi một sự rèn luyện, tìm tòi, yêu thích để có thể truyền tải tin mừng cách chân thật, hấp dẫn và tốt đẹp nhất.
Sư phạm giáo lý sẽ mở ra một con đường tắt, làm tăng hiệu năng của việc truyền thông và tiếp nhận kiến thức lời Chúa, từ đó, giúp cho người đón nhận có thể tự khám phá ra mầu nhiệm Thiên Chúa.
Như thế, phạm giáo lý còn đi xa hơn ngoài việc cung cấp kiến thức về Kinh thánh, là làm cho tín hữu sống cách sâu xa những mầu nhiệm mình cảm nhận nơi từng bài học
Có nhiều người bối rối trong cách truyền đạt tư tưởng, kiến thức mình lãnh hội, nên làm cho việc tiếp nhận của người nghe lại càng thêm miên man.
Có thể phần vì không có thời gian, phần vì quan niệm : cho rằng Lời Chúa chủ yếu nhất là nội dung, chứ phương thức trình bày chỉ là phụ. Điều đó không sai ! Nhưng một người vốn kiến thức uyên bác, đầy đủ mọi bằng cấp, lại truyền tải lời Chúa cách vụng về, không có hệ thống, không nắm bắt được tâm lý người nghe, ngôn ngữ không đi vào tận trái tim, thì thử hỏi kết quả được bao nhiêu.
Tôi không có ý đề cao phương pháp sư phạm, nhưng nếu để ý và quan tâm để sử dụng nó, thì chắc chắn, kết quả thật khả quan. Thiên Chúa sẽ cho mọc lên, nhưng trước hết chúng ta phải gieo, phải trồng, phải tưới nước bón phân đã.
Vậy để giải quyết vấn đề những khúc mắc : không biết phải dạy giáo lý như thế nào cho hữu hiệu ? Làm sao tổ chức một giờ giáo lý cho sinh động ?... và còn vô số những câu hỏi “làm sao và như thế nào” trong quá trình giảng dạy, chúng tôi xin được gợi lên vài hướng dẫn trong tài liệu này.
Tài liệu được sưu tầm từ những tư liệu của bậc tiền bối, được tổng hợp từ những người cùng chuyên môn, cũng như rút tỉa kinh nghiệm bản thân sau thời gian dài công tác trong lãnh vực này.
Hy vọng nó sẽ là người bạn tốt, luôn đồng hành và giúp các bạn giải quyết một số khúc mắc khi dạy giáo lý cũng như mở ra cho các bạn những cách thức dạy giáo lý sinh động và hữu hiệu hơn.
Rất mong được đón nhận những góp ý chân thành của quý độc giả, để tài liệu ngày càng hoàn chỉnh hầu góp phần nhỏ bé của mình trong sứ vụ giảng dạy Lời Chúa.
1. Trong mọi ngành giáo dục cần phải có những phương pháp Phương pháp gồm những nguyên tắc, những phương thế, hướng dẫn ta đạt tới mục đích cách dễ dàng. Phương pháp là con đường thẳng nhất, chắc chắn nhất để đạt tới mục đích. Giáo dục là đào tạo con người thành người. Muốn đạt tới mục đích đó người ta dùng phương pháp gọi là sư phạm. Khoa sư phạm không hoàn toàn là một khoa học, một kỹ thuật, một triết lý thực hành, nhưng bao gồm tất cả những khoa ấy và có nhiệm vụ đưa ra một học thuyết giáo dục vừa có tính lý thuyết vừa có tính thực hành. Tựu trung, sư phạm vừa là một kỹ thuật vừa là một nghệ thuật.
- Sư phạm : là khuôn mẫu, khuôn khổ mẫu mực; là mô phạm, khuôn phép để theo; là cách thức hay phương pháp trong giảng dạy, giáo dục..
- Giáo: là lý lẽ, lý chúng trong đạo; là giáo thuyết của một tôn giáo; hay huấn giáo là trình bày Lời Thiên Chúa cách đơn giản, cụ thể, sống động, để giúp tín hữu hiểu và sống đức tin.
Như vậy, Sư phạm Giáo lý là môn dạy cho người ta biết cách thức truyền giảng Lời Thiên Chúa để người nghe đón nhận được, tin và sống trưởng thành trong đức tin đã lãnh nhận.
Trong số các điều kiện thiết yếu để hướng dẫn giáo lý có hiệu quả, Sư phạm Giáo lý đứng sau đời sống tâm linh (thánh Antôn, thánh Catharina..) và nhiệt tình tông đồ (P. Assisi, Đa Minh…)
Công đồng Vatican II trong cuốn “Chỉ nam Giáo lý tổng quát”, số 21 còn nói như sau : “Sư Phạm Giáo lý là cách thức dẫn đưa cộng đoàn tín hữu và từng cá nhân đạt tới đời sống trưởng thành đức tin”.
II. MỤC ĐÍCH CỦA MÔN SƯ PHẠM GIÁO LÝ
Công việc mà khoa Sư Phạm Giáo lý muốn nhằm đến là :
- Thông truyền Lời Thiên Chúa cho người khác.
- Giúp mở mang tầm hiểu biết nơi người nghe bằng việc cung cấp kiến thức cho họ.
- Khơi dậy sự cảm nhận về Thiên Chúa và các mầu nhiệm trong đạo sao cho hợp lý.
- Khơi dậy đời sống mới trong Đức Kitô : tin vào Người, sống với Người – nhờ Người và trong Người. Từ đó dễ dàng hiến thân phục vụ Thiên Chúa và tha nhân theo gương Đức Giêsu, Thầy Chí Thánh.
Phần I : Những nguyên tắc căn bản.
Phần II : Phương pháp giáo lý cho thiếu nhi.
Phần III : Giáo dục đức tin cho từng lứa tuổi.
Phần IV : Phương pháp Giáo lý cho giới trẻ, giáo lý Hôn nhân và dự tòng (sẽ học phần nâng cao).
PHẦN I : NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
- Là lý thuyết của một tôn giáo hoặc lý lẽ của một đạo giáo được lưu qua sách vở gọi là sách Giáo lý.
- Là các yếu tố căn bản (tín điều, giáo điều) của đức tin Kitô giáo thường được trình bày chặt chẽ và có hệ thống gồm các điều phải tin (tín điều), các điều răn phải giữ (luân lý) và các bí tích phải lãnh nhận (nguồn mạch đức tin), nhằm giáo dục đức tin của các thiếu nhi, thanh thiếu nhiên và người lớn.
* Huấn giáo = Catéchese / Catechesis : là quãng diễn chân lý đức tin một cách có hệ thống để hướng dẫn và giáo dục đức tin của những người trở lại và ngay cả những người đã chịu phép rửa, là đào sâu thêm đức tin.
* Catéchèse, tiếng Hy Lạp là Katekein : làm vang lên một lời nói để nó đến tai người nghe. Trong ngôn ngữ Hy Lạp cổ điển, “Katekein” có nghĩa là thông tin cho người ta biết. Dần dần người ta dùng theo nghĩa : dạy dỗ, giảng huấn, tường thuật.
2. Dạy giáo lý Là trình bày Lời Thiên Chúa một cách đơn giản, cụ thể, sống động để giúp tín hữu hiểu và sống đức tin. Thí dụ, trình bày về “Mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi”, thì trình bày sao cho cô đọng (không có nêu lên nguồn gốc lịch sử, các tranh luận qua các Công đồng,…), cụ thể (hình ảnh tam giác, mặt trời, một người soi gương..), sống động (có thật, hiện diện Ba Ngôi Thiên Chúa giữa cuộc sống chúng ta…)
3. Nhiệm vụ của giáo lý Giáo lý là một trong những phương thức thi hành nhiệm vụ giảng huấn của Giáo hội, thực thi bản chất của Giáo hội là truyền giáo hoặc loan báo Tin mừng, giúp sống đức tin chứ không phải là giữ đạo. “Giáo lý là giáo dục đức tin cho trẻ em, tuổi trẻ và người lớn, được hiểu biết cách đặc biệt là giảng dạy đạo lý Kitô giáo, thực hiện cách có tổ chức và có hệ thống, nhằm dẫn vào sự sung mãn đời sống Kitô hữu” (CT 18)
Giáo lý là một trong những phương thức thi hành nhiệm vụ giảng huấn của Giáo hội :
1. Truyền giảng Phúc âm (Kérygme, Évangélisation) : Loan báo tin mừng cho những người chưa tin.
2. Giúp tín hữu đào sâu chân lý đức tin gọi là Huấn giáo : Trình bày Kitô giáo cho người dự tòng gọi là Tiền huấn giáo hay Tiền giáo lý (Pré-Catéchèse).
3. Diễn giải mầu nhiệm Kitô giáo trong khuôn khổ phụng vụ, gọi là Giảng thuyết Lời Chúa (Hómélitique)
1. Lời Thiên Chúa chứa đựng trong 4 nguồn mạch :
- Thánh kinh : Mặc khải được lưu lại qua chữ viết bao gồm : Cựu ước (46 cuốn) và Tân ước (27 cuốn).
- Thánh truyền : Mặc khải lưu lại dưới hình thức truyền khẩu và trong các giáo huấn của các giáo phụ.
- Phụng vụ : những gì Giáo hội sống trong Phụng vụ thì thuộc lãnh vực đức tin. (xem coi thêm sách “40 câu hỏi trong Thánh lễ”)
- Đời sống Giáo hội : giáo huấn của Đức giáo hoàng, của Công đồng, lòng tin của các thánh tử đạo, các thánh hiển tu….là bằng chứng Lời Thiên Chúa đang hoạt động trong Giáo hội.
- Như vậy, giáo lý là trung gian giữa Lời Thiên Chúa với người nghe. Giúp con người sống đức tin, cao siêu hơn, giúp kết hiệp với Thiên Chúa trong Đức Kitô.
- Và giáo lý là phương tiện, dụng cụ để đạt tới Thiên Chúa. Như đi xe đạp chở người yêu,…nếu như là phương tiện thì có giá trị tương đối, còn Lời Chúa thì tuyệt đối. Nên phương tiện cần thay đổi, cần canh tân liên tục để phù hợp thời đại mà vẫn giữ được nội dung. Như đi làm mặc áo khác, đi học mặc khác, đi picnic mặc khác….
Giáo dục con người toàn diện về đức tin. Vì vậy cần vận dụng và khai thác hết mọi cơ năng chủ yếu : trí tuệ, tình cảm, ý chí và hoạt động (lời đáp trả sau khi Chúa mời gọi… tổ phụ Apbraham, Môsê, ơn gọi làm con Chúa…). Giáo dục trải qua nhiều mức độ :
1. Truyền thông kiến thức tôn giáo
Học, hiểu và nhớ là điều cần thiết để sống đạo. Điều đó tùy thuộc vào khả năng và trình độ nhận thức của mỗi người. Thí dụ, 4 tác giả sách Tin mừng là ai ? Có bao nhiêu Tông đồ ? Chúa mấy Ngôi ? Những đặc ân Thiên Chúa ban cho Đức Mẹ. Đó là những kiến thức cơ bản cần phải biết. Giai đoạn kế tiếp là đào sâu : trọng tâm của Tin mừng là gì ? Tin mừng có biến đổi tôi không ? Hoặc “Tại sao đi lễ Chúa nhật là luật buộc ? Ban đầu học để biết rằng đó là ngày của Chúa. Giáo dục đức tin là giúp ý thức : ngày Chúa nhật là ngày của gặp gỡ, ngày của ân sủng khi ta cùng mọi người tạ ơn, ngợi khen chúc tụng Chúa, cùng sám hối, cùng dâng những ước nguyện lên Chúa, hoà trong lễ tế cứu độ Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha.
2. Canh tân đời sống trong Đức Kitô
Học đi đôi với hành. Giáo lý phải tạo điều kiện cho các tín hữu có đời sống mới, đời sống canh tân liên tục để “Trở nên hoàn hảo như Chúa Cha là Đấng hoàn hảo..”. “Anh em không hoá nên như trẻ nhỏ đây thì chẳng được vào Nước trời”(Mt 18,3) Nói cách khác, không chỉ là ăn ở ngay lành, mà còn sống sao cho xứng đáng là con Chúa.
3. Đưa vào đời sống mới trong Đức Kitô
Sống và bước theo Đức Kitô, trở nên giống Ngài – Sequela Christi - là mục đích tối hậu của mọi Kitô hữu dù ở bậc sống nào.
II. CHIỀU KÍCH THIẾT YẾU CỦA ĐỨC TIN KITÔ GIÁO
Đức tin Kitô giáo ngày nay hội đủ những điều kiện sau :
1. Đức tin có nội dung vững chắc
- “Vô tri bất mộ”. Đức tin Kitô giáo không phải là những thứ tình cảm mơ hồ, hoặc thái độ dị đoan, mê tín…mà dựa vào mặc khải Thiên Chúa qua Đức Kitô.
- Nội dung : đào sâu những mầu nhiệm Thiên Chúa và sống theo thánh ý Ngài. “Ai là cha mẹ, anh em Ta ? Đó chính là những người hằng nghe và thực hành lời Chúa. Nếu đức tin các con bằng hạt cải... (Mt 17,15-21). Từ đó chúng ta mới có lời tuyên xưng : Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.
Thiên Chúa cũng tạo cho mọi người có một thời gian suy nghĩ, thời gian tìm hiểu rồi quyết định, chứ không ép buộc; bởi tự do là quà tặng mà Thiên Chúa ban cho con người.
2. Đức tin đòi hỏi dấn thân – Phục vụ
Biết thì phải dẫn tới sống. “Tại sao anh em gọi Thầy là : Lạy Chúa, lạy Chúa mà anh em không làm điều Thầy dạy ?” (Lc 6,46). Kitô giáo không chỉ là lý thuyết nhưng là một sự hiệp thông thần linh, tức đòi có sự dấn thân. “Đức tin không việc làm là đức tin chết…anh hãy chứng tỏ đức tin không việc làm của anh, còn tôi tôi sẽ dùng việc làm để chứng tỏ đức tin của tôi” (Gc 2,17-19). Gương các thánh Tử đạo Việt Nam, thánh Maximilianô Kolbe….Dấn thân bằng mọi hình thức : phục vụ trong mọi môi trường. Tin mừng Ga (13,1-15).
Đức tin không là việc riêng rẽ cá nhân mà còn có tính cách cộng đồng, vì mỗi tín hữu là thành viên của cả Dân Thiên Chúa. “Không ai là một hòn đảo”. Mỗi tín hữu lãnh nhận đức tin từ một cộng đồng, tham dự và lớn lên từ môi trường của một cộng đồng, đó là Giáo hội. Nên đức tin của các tín hữu có tính cách cộng đồng. Và vì thế mỗi người liên đới với nhau chịu trách nhiệm với nhau. “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. “Nếu đứa gian ác mà ngươi nhắc nhở……”(Is). Tôi tin vì đã có những người khác tin trước tôi (truyền thống) và còn biết bao người cũng tin như tôi, cũng như sẽ tin . Trình thuật Ga 9,1-40, Chúa Giêsu xác quyết, “Chúng ta phải làm những việc của Đấng đã sai Thầy”. Lời của Chúa Giêsu cũng là lời của cộng đoàn. Giáo hội ý thức mình phải tiếp tục công trình của Đức Giêsu thực hiện.
III. NHỮNG KHIẾM KHUYẾT CẦN TRÁNH
Là chỉ học thuộc lòng cách máy móc một số công thức trừu tượng mượn trong thần học. Chỉ có hỏi thưa, mà không để ý đến việc giải thích để có thể sống mầu nhiệm đã học. Rồi tạo một cảm giác an toàn về tôn giáo. Thí dụ, đi lễ ngày Chúa nhật là tránh phạm tội trọng, khỏi sa hoả ngục...
Dạy giáo lý dừng lại ở chuyện cấm đoán, hình thức, phải làm điều này, phải làm điều kia (dĩ nhiên tuỳ đối tượng, tuỳ thời). Chẳng hạn như đối với các em thiếu nhi, thì chưa thể nói những điều cao siêu để suy niệm được, mà cần trình bày dần dần về mầu nhiệm Thiên Chúa cách cụ thể, cũng như đòi hỏi luân lý). Lịch sử cứu độ đã minh chứng sự mặc khải tiệm tiến của Thiên Chúa.
Học chủ yếu để lãnh bí tích chứ không phải sống. Đặc biệt là đối với những người tham dự việc học giáo lý hôn nhân và dự tòng. Việc học giáo lý là giúp trưởng thành về đức tin, nên đòi hỏi liên lỉ, kiên trì và kèo dài suốt đời các tín hữu chứ không phải chỉ là để lãnh bí tích rồi xong.
1. Một giáo lý vui tươi, hy vọng.
2. Giáo lý đào tạo người những Kitô hữu trưởng thành.
3. Giáo lý đào tạo những Kitô hữu quân bình và toàn diện (nhận định tốt xấu, thấy được giá trị sau những hình thức..)
4. Giáo lý đào tạo những Kitô hữu sẵn sàng phục vụ trong mọi môi trường.
Nội dung giáo lý là toàn bộ mầu nhiệm Kitô giáo, đặc biệt là mầu nhiệm cứu rỗi, giao điểm của mầu nhiệm Thiên Chúa và mầu nhiệm con người.
I. NHỮNG Ý LỰC CỦA NỘI DUNG GIÁO LÝ
Mầu nhiệm Kitô giáo cần trình bày hết toàn bộ, nhưng không phải hết mọi Chân lý đều ngang nhau, mà không thể liệt kê hết các Chân lý. Cho nên, cần trình bày cách mạch lạc có hệ thống và nhấn mạnh một số nội dung chủ lực. Các yếu tố này nối kết nhau thành toàn thể nhịp nhàng và liên tục.
1. Ý định cứu rỗi của Thiên Chúa Ba Ngôi
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi phát sinh mầu nhiệm khác. Đây là mầu nhiệm nội tại. Qua ba chức năng của Ba Ngôi Thiên Chúa (tạo thành, cứu chuộc và thánh hóa), chúng ta biết được Thiên Chúa là tình yêu. Vì thế, con người luôn được mời gọi gia nhập vào gia đình Ba Ngôi để thành “người con trong Người con”(ut filii in FILIO simus)
- Lịch sử được diễn tiến từng bước trong thời gian, từ lúc con người sa ngã. Lịch sử đó bắt đầu từ lịch sử các dân tộc (mặt nổi), để đưa đến lịch sử cứu rỗi (mặt chìm).
- Lịch sử cứu rỗi diễn tiến nhiều giai đoạn nhưng liên tục : từ Cựu ước sang Tân ước, cho tới nay, và được hoàn tất vào ngày Quang lâm.
3. Chúa Kitô là trung tâm của lịch sử cứu rỗi
* Con Người của Đức Kitô : Ngài là Emmanuel.
* Giáo huấn của Đức Kitô : Thiên Chúa là ai ? Ngài muốn gì ?
* Công cuộc của Ngài : thực hiện lời hứa của Thiên Chúa, chủ yếu là ơn cứu rỗi.
Vì vậy, Cựu ước nhìn Đức Kitô như sự hoàn tất, Tân ước nhìn Đức Kitô như khởi điểm. Cả hai giao ước nhìn Đức Kitô như trung tâm điểm.
“Trên trời dưới đất không ai ngoài danh Giêsu….Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy…(1 Cr 3; Ga 14,6) “Mọi miệng lưỡi và đầu gối đều phải thờ lạy khi nghe tên thánh ….Giêsu”.
Là trung tâm cuộc đời Kitô hữu, là nền tảng lòng tin Kitô giáo, và là nguồn sống mới của Kitô hữu. “Nếu Chúa Kitô không phục sinh, thì niềm tin của chúng ta là hão huyền (1Cr 15,17).
5. Chúa Kitô đang tiếp tục hiện diện nơi Giáo hội
Chúa Kitô vẫn tiếp tục hiện diện cách vô hình với Giáo hội và sống với loài người qua hoạt động của Chúa Thánh Thần. Người hiện diện nơi các nhiệm tích mà Giáo hội là nơi ban phát. Vì vậy, cần kín múc nơi Người là mạch suối vô tận (trong Thánh Lễ, Bí tích, cầu nguyện…..).
6. Lời đáp trả con người trước tình yêu bao la đó bằng cách sống trọn vẹn ơn gọi của mỗi người bằng cách thực hành các giới răn, các nhân đức đối thần, tám mối phúc...
Các tín hữu cần chờ đợi ngày Chúa Kitô quang lâm với niềm hy vọng hướng về trời mới đất mới và canh tân đời sống sao cho xứng hợp trong niềm tin chứ không phải trong sự sợ sệt.
II/ PHƯƠNG THỨC TRÌNH BÀY NỘI DUNG
Có 4 phương thức chính :1. Theo diễn tiến của lịch sử cứu rỗi (thích hợp với thiếu niên, vì thích nghe chuyện và thường ngưỡng mộ các nhân vật lịch sử, dĩ nhiên cả người lớn)
2. Theo diễn tiến của Phụng niên.
3. Phối hợp lịch sử cứu rỗi với phụng niên.
(Hai phương thức này thích hợp với thiếu nhi).
4. Theo hệ thống (dùng cho người lớn)
1. Giáo lý viên thi hành sứ mạng chính thức trong Hội Thánh. Đây là công việc cơ bản, thiết yếu để xây dựng và mở rộng Nước Chúa. Sứ mạng cao trọng như thế đòi Giáo lý viên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, mặc dù rất âm thầm; đặc biệt, họ phải tin tưởng vào sứ mạng của mình. Bởi vì :
2. Sứ mạng có tính chất siêu nhiên
Vì đây là chính sứ mạng mà Chúa Cha đã trao cho Chúa Giêsu, Chúa Giêsu trao lại cho Giáo hội, và Giáo hội đã ủy thác lại cho Giáo lý viên qua Giám Mục và Cha Sở : “Cũng như Chúa Cha sai Ta thế nào, Ta cũng sai các con như vậy” (Ga 20, 21).
Sứ mạng này nhằm sinh Chúa Giêsu và làm cho Người lớn lên trong các tâm hồn. Đó chính là sứ mạng làm mẹ và làm thầy trong đời sống siêu nhiên của Giáo hội mà Giáo lý viên được tham dự.
II. VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA GIÁO LÝ VIÊN
Công việc Tin Mừng hóa có mục đích mang Tin Mừng đến cho toàn thể nhân loại. Công cuộc này đòi hỏi nhiều cách thế rao truyền. Chúng phải mang tính phong phú, năng động và đôi khi phức tạp. Việc dạy giáo lý là một trong những cách thức Tin Mừng hóa thế giới.
Dạy giáo lý Kitô giáo có tổ chức và hệ thống nhằm khai tâm đức tin Kitô giáo và giúp con người đi vào cuộc sống Kitô hữu sung mãn. Bên cạnh đó, dạy giáo lý còn là loan truyền Tin Mừng lần thứ I bằng giáo lý các tông đồ, để khai tâm đức tin, biện giáo hay tìm lý lẽ cho niềm tin, nhằm có thêm kinh nghiệm về đời sống Kitô hữu, để được gia nhập cộng đoàn của Hội Thánh và làm chứng trong việc tông đồ và truyền giáo.
Đức Gioan Phaolô II có viết về Giáo lý viên trong Tông Huấn Catechesi Tradendae :
“Nhân danh toàn thể Hội Thánh, Cha muốn cám ơn các con là những Giáo lý viên của Giáo xứ, những Giáo dân nam và nữ…Khắp nơi trên thế giới đang bận tâm tận tuỵ trong việc giáo dục đạo giáo cho nhiều thế hệ. Hoạt động của chúng con nhiều khi khiêm tốn và kín đáo, nhưng nhiệt thành, hăng hái và quảng đại, là một hình thức tuyệt vời của tông đồ Giáo dân đặc biệt quan trọng ở những nơi mà vì nhiều lý do khác nhau, các trẻ nhỏ và thanh niên không được huấn luyện đạo giáo một cách xứng hợp trong gia đình. Biết bao người trong chúng ta đã được hấp thụ, nhờ những người như các con, các khái niệm căn bản về Giáo lý và được chuẩn bị chịu các bí tích Giải Tội, Rước Lễ Lần Đầu và Thêm Sức ?…Cha khuyến khích các con luôn tiếp tục sự cộng tác vào cuộc sống của Hội Thánh.
Nhưng các Giáo lý viên ở các xứ Truyền giáo đáng là Giáo lý viên hơn ai hết ! có những Giáo hội ngày nay phồn thịnh, nếu không có họ, chắc chắn sẽ không xây dựng được…Cha hết lòng khuyến khích các người đang hoạt động. Cha ước mong nhiều người khác thay phiên tiếp tục đi con đường ấy và Cha cầu chúc con số họ đông hơn nữa cho việc cần thiết như thế trong công cuộc Truyền giáo” (số 66).
3. Vị trí của giáo lý viên trong Giáo hội.
+ Giáo hội rất xem trọng những Giáo dân và Giáo lý viên. Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân của Công đồng Vatican II viết nhiều câu đáng cho mỗi người chúng ta suy gẫm, bởi vì Hội Thánh kỳ vọng rất nhiều vào vai trò của người Giáo dân trong công tác tông đồ của họ.
+ “ Giáo dân là người nắm giữ và phân phát sự khôn ngoan Kitô giáo” (TĐGD số 14a). Một số hoàn cảnh lại rất cần người Giáo dân rao giảng Chúa Kitô, cắt nghĩa và phổ biến Giáo lý của Người…đồng thời họ cũng trung thành tuyên xưng Giáo lý của Người nữa” (16c).
+ “…tùy khả năng và hoàn cảnh một số giáo dân có thể thay thế linh mục để dạy Giáo lý cho những người xung quanh” (17a).
Nhờ sự cộng tác của Giáo lý viên trong việc giáo dục đức tin cho mọi hạng người, “giáo xứ tìm lại được ơn gọi của mình”, đem lại niềm hy vọng cho Giáo xứ, đúng như Đức Giáo Hoàng đã nói : “Việc dạy Giáo lý nhất định là sự kiện giàu hy vọng nhất” (số 35).
Đó cũng là ân huệ quý nhất của Hội Thánh có thể tặng cho thế giới ngày nay, một thế giới lạc hưởng và lo âu, là đào tạo các Kitô hữu (số 66).
* Thế nhưng, một mặt, Giáo lý viên là “một chức vụ rất cao trọng trong Hội Thánh” (số 71a), mặt khác, đó cũng là một thách đố đối với Hội Thánh trong việc đào tạo những giáo lý viên có phẩm chất. Đức Phao-lô VI cũng nhắc lại điều ấy : “Phải đào tạo những người dạy tốt”.
“Giáo lý viên họ đạo phải biết lo cho mình hoàn thiện hơn mãi trong việc dạy Giáo lý, vì đây là một nghệ thuật cao trọng, cần thiết đòi hỏi nhiều.” (LBTM số 44)
* Chúng ta cũng thích thú và khiêm tốn lãnh nhận những kiến thức vì Chúa là“Sự khôn ngoan của Kitô giáo” mà chúng ta sẽ có nhiệm vụ phải truyền đạt lại cho người khác và nhất là chúng ta hãy hiểu biết hơn nữa về Chúa Giêsu, trung tâm điểm của Đạo chúng ta. Người phải là Thầy dạy của Giáo lý viên.
III. ĐỨC TÍNH CỦA GIÁO LÝ VIÊN
1. Một đức tin sống động và một đời sống thiêng liêng sâu sắc
Chỉ những ai có đức tin sống động mới có thể chu toàn được nhiệm vụ giáo dục đức tin. Chỉ những ai có kinh nghiệm bản thân về Thiên Chúa mới có thể dẫn đưa anh em mình đến Thiên Chúa. Lời giảng / dạy của Giáo lý viên đã quan trọng, nhưng con người và lối sống của Giáo lý viên còn quan trọng hơn. Giáo lý viên không đơn thuần là một thầy dạy, nhưng trước hết là một chứng nhân. “Nói về Chúa” cần được biện minh cụ thể bằng “Sống với Chúa”.
2. Một căn bản Giáo lý vững chắc
Cần nắm vững nội dung Giáo lý, tức toàn bộ Tin Mừng là trung tâm mầu nhiệm và công cuộc cứu rỗi của Chúa Kitô. Giáo lý viên cần được đào tạo và bồi dưỡng liên tục về chính nội dung Giáo lý. Đây là một cuộc đầu tư và là “món nợ” mà các linh mục phải trả sòng phẳng với các cộng sự viên của mình.
3. Cố gắng về tâm lý và sư phạm
Muốn Lời Thiên Chúa đạt hiệu năng tối đa, còn cần chú trọng đến nhu cầu tâm lý, khả năng tiếp nhận, lối cảm nghĩ của người nghe Lời Thiên Chúa. Giáo lý viên phải hiểu tâm lý người nghe để tìm đường lối cụ thể và thích hợp nhất để làm cho Lời Thiên Chúa trở nên linh động, thấm sâu vào lòng người.
Bất cứ công cuộc giáo dục nào cũng có thể thành tựu nếu đặt trên nền tảng của thiện cảm và yêu thương, tức đồng hành với học viên, nhất là đối với thanh thiếu niên. Giáo dục là cảm hoá, và chỉ có tình yêu mới có sức mạnh cảm hoá. Điều này càng đúng đối với công cuộc giáo dục đức tin, vì Thiên Chúa là Tình Yêu, và yêu thương là giới luật trọn hảo của Kitô giáo.
Giáo lý viên là dụng cụ hữu ích và cần thiết của Thiên Chúa. Vì là dụng cụ, nên có giới hạn. Giáo lý viên cần ý thức mình chỉ là người trồng và tưới, chính Thiên Chúa mới là cho hạt giống mọc lên.
Một khi đã ý thức giới hạn của mình, Giáo lý viên sẽ tìm thấy thái độ thích hợp trong mỗi hoàn cảnh : không tự đắc khi thành công, không nản lòng khi thất bại. Trong mọi lúc biết cậy trông vào những phương thế siêu nhiên là cầu nguyện và ân sủng, để chu toàn nhiệm vụ của mình.
Cuối cùng, dù có những giây phút mệt nhọc, chán nản, có những lúc cảm thấy công việc âm thầm, bình thường, nhưng nếu biết dấn thân hết mình trong cái nhìn đức tin, thì sẽ thấy rằng : đây là sứ mạng cao cả do chính Chúa mời gọi. Cho nên, giáo lý viên cần ý thức và sống với tất cả niềm vui, niềm hy vọng, bởi vì mình mình đang góp phần nhỏ bé vào công cuộc cải tạo và thăng tiến thế giới, niềm vui được cộng tác vào công cuộc kiến tạo Nước Thiên Chúa cùng với Chúa Thánh Thần.
I. PHỤNG VỤ LÀ NGUỒN MẠCH CỦA GIÁO LÝ
Lời Chúa không chỉ ghi chép trong Thánh kinh (chữ viết) mà còn trong Thánh truyền (truyền khẩu). Lời đó còn diễn tả trong đời sống của Giáo hội, nhất là trong phụng vụ. Điều gì Giáo hội đã sống thật với lời cầu của mình, thì điều đó cũng thuộc về lãnh vực đức tin. Bản văn trong kinh nguyện phụng vụ rất phong phú về mặt giáo thuyết, nên giáo lý có thể dùng lời đó để cùng học hỏi với lời trong Thánh kinh. Thí dụ : kinh tiền tụng I, lời cầu sau khi truyền phép...
II. PHỤNG VỤ LÀ CHỦ ĐÍCH CỦA GIÁO LÝ
1. Mầu nhiệm Kitô giáo được rao truyền trong giáo lý và được cử hành trong phụng vụ Nên cả hai đều có liên quan mật thiết với nhau. Muốn cử hành phụng vụ cách ý thức, cần hiểu rõ ý nghĩa mầu nhiệm được cử hành, và đó là việc của giáo lý. Gíao lý chuẩn bị phụng vụ hai cách :
a. Giáo lý trình bày ý nghĩa mầu nhiệm cử hành, các phần của nghi thức, cách thức cử hành, ý nghĩa các lời đọc và cử chỉ trong phụng vụ.
b. Trong lúc cử hành, chính chủ tế hoặc Chưởng nghi phụng vụ có thể giải thích nghi thức đang cử hành.
2. Giáo lý hướng về phụng vụ như hướng về chủ đích của mình
Giáo lý gợi lên lòng tin, cậy, mến. Cả ba nhân đức đối thần này chỉ đạt tới chiều sâu đích thực khi mầu nhiệm được cử hành trong phụng vụ.
Quả thật, giáo lý giúp tín hữu cầu nguyện cách chân thành, theo tinh thần và bối cảnh phụng vụ.
Phụng vụ làm cho giáo lý trở thành cụ thể, sống động và biến những hiểu biết bằng trí tuệ thành cảm nghiệm bằng tâm hồn. Do đó, phụng vụ có một giá trị sư phạm rất lớn trong lãnh vực giáo lý.
Chính vì có tương quan mật thiết giữa giáo lý và phụng vụ, nên sách giáo lý mới ngày nay, nhất là cho trẻ em, thường trình bày nội dung giáo lý theo diễn tiến của phụng vụ hoặc phối hợp Phụng niên với lịch sử cứu rỗi.
PHƯƠNG PHÁP GIÁO LÝ CHO THIẾU NHI
Mặc dù ngày nay, việc dạy giáo lý nhấn mạnh nhiều về khía cạnh tâm lý hoặc các cách thức sư phạm mới khác, nhưng phần chủ yếu vẫn phải là dựa trên những đường lối sư phạm của chính Chúa Giêsu, bởi Người là bậc thầy về sư phạm trong việc truyền tải tin mừng.
Mặc dù tâm hồn luôn hướng về Chúa Cha và ngày nào cũng dành nhiều giờ để cầu nguyện trong thanh vắng, Chúa Giêsu vẫn là người của quần chúng.
Bất cứ ở đâu Người cũng nói về Nước Thiên Chúa : trên núi, trong hoang điạ, dưới thuyền, ngoài bãi biển, ngoài đền thờ….. Người nói với mọi hạng người : dân chúng, người biệt phái, các luật sĩ, phái Xađukê, người thân thuế, binh sĩ Rôma, thiếu phụ Samaria…
II. TRÌNH BÀY SỐNG ĐỘNG, ĐỐI THOẠI, VỪA TẦM NGƯỜI NGHE
1. Người bình dân chất phác, ít học, mù chữ.
Chúa đặt mình vào tầm hiểu biết của họ, nói những điều họ có thể hiểu, giải đáp những điều họ đang thắc mắc, gây hứng khởi cho người có thiện chí mặc dù không lẩn tránh những vấn đề khó chấp nhận. Thí dụ, nói chuyện với người phụ nữ Samari, với người đàn bà ngoại giáo, ....
Chúa còn nói với dân chúng bằng chính ngôn ngữ của họ. Do đó, cảm thấy mình được hiểu, họ nghe không chán. Có lần họ kéo nhau vào hoang điạ để nghe giảng. Nhiều lúc họ đã thú nhận “thật chưa thấy ai giảng như người này”.
Khi họ thắc mắc hoặc muốn tranh luận bắt bẻ, Chúa cũng sẵn sàng lý luận, trưng dẫn bằng chứng phi bác luận điệu sai, trích dẫn Thánh Kinh và luật Môsê để thuyết phục hoặc cho thấy sự lầm lạc của đối phương. Thí dụ, nói chuyện với ông Nicôđêmô, với Biệt phái,…
Tóm lại, Chúa luôn thích ứng lời giảng với tình trạng, thái độ và nhận thức của con người.
III. DỰA VÀO SỰ VIỆC CỤ THỂ ĐỂ GIẢI THÍCH MẦU NHIỆM NƯỚC TRỜI
1. Bất cứ việc gì xảy ra trong cuộc sống thường ngày cũng có thể trở thành dịp cho Chúa nói về Nước Trời Khi muốn dạy một chân lý cao siêu, mới lạ, khó tin, Chúa luôn lấy sự việc cụ thể, quen thuộc, mượn trong đời sống của mỗi người làm khởi điểm.
+ Chim trời, hoa đồng, là dịp cho Chúa giảng về sự săn sóc, quan phòng của Thiên Chúa.
+ Bánh thân xác là hình ảnh Bánh Hằng Sống nuôi hồn.
+ Hạt giống tượng trưng cho Lời Thiên Chúa gieo vào lòng người, và tuỳ theo đất mà mọc lên.
+ Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, như men, như tiệc cưới, như vườn nho…
Qua những hình ảnh quen thuộc như vậy, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa trở nên gần gũi với dân chúng.
2. Chúa Giêsu thường dùng dụ ngôn để giảng dạy Chân lý thường được gói gém trong một câu chuyện, và là kết luận của một câu chuyện. Nghe xong câu chuyện chẳng những người nghe hiểu bài học, nhưng còn có thể tự mình rút ra bài học. Định nghĩa trừu tượng được thay thế bằng một câu chuyện cụ thể.
Nghe xong câu chuyện người con phung phá, người ta hiểu ngay lòng Chúa yêu thương kẻ có tội…
IV. ĐÚC KẾT THÀNH NHỮNG CÂU DỄ NHỚ
Cần diễn giải chân lý, nhưng sau khi đã diễn giải phải đúc kết lại thành những câu ngắn gọn. Diễn giải để có thể hiểu, đúc kết để có thể nhớ. Đó là cách thức Chúa Giêsu thường làm.
Chúng ta nhìn thấy trong Tin Mừng nhiều kết luận giản dị nhưng sâu sắc, rất khác với những công thức trừu tượng gặp trong các sách giáo lý cũ.
- Về cầu nguyện : “Ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ gặp, ai gõ thì sẽ mở cho”.
- Về khiêm tốn : “Kẻ trước hết sẽ nên sau hết, kẻ sau hết sẽ nên trước hết.”…
- Về tinh thần phục vụ : “Ta đến để phục vụ chứ không để được phục vụ”.
- Về bền đỗ : “Kẻ được gọi thì nhiều, nhưng người được chọn thì ít”.
V. NHẮC LẠI DƯỚI NHIỀU HÌNH THỨC KHÁC NHAU
Cùng một chân lý hoặc giáo huấn, Chúa Giêsu thường hay lặp lại nhưng dưới nhiều hình thức khác nhau. Như vậy dễ nhớ, dễ hiểu nhưng không nhàm chán, vì mỗi lần nhắc lại có bổ túc thêm những khía cạnh mới. Ví dụ : Có nhiều dụ ngôn nói về lòng thương xót của Thiên chúa : Con chiên lạc, đồng bạc đánh mất, người con phung phá; Nước trời : hạt cải, tiệc cưới….
VI. MẶC KHẢI TIỆM TIẾN TUỲ THEO SỰ HIỂU BIẾT
Chân lý, nhất là chân lý tôn giáo, không thể làm cho hiểu hết, hiểu ngay một lần, cần có thời gian tiếp nhận và “tiêu hoá”. Do đó, Chúa Giêsu vén tỏ mầu nhiệm Nước Thiên Chúa từng bước. Mỗi lần Người bổ túc, đào sâu và mở rộng thêm những điều đã dạy trước.
Ví du, Ngài tỏ mình là Đấng Thiên Sai, là Đấng Chúa Cứu Thế, trước khi cho thấy mình là Con Thiên Chúa…
VII. TRÍCH DẪN THÁNH KINH ĐỂ MINH CHỨNG LỜI NÓI
Những lời Thánh Kinh Chúa Giêsu thường trích dẫn giúp cho người nghe dễ tin và hiểu sâu hơn những lời Người giảng.
Những lời đó còn minh chứng Người đến để hoàn tất mọi sự. Những lời Người nói, những việc Người làm, vừa nối tiếp, vừa thực hiện những gì đã được tiên báo trong Cựu Ước. Người chính là Đấng thực hiện mọi lời hứa và mọi ý định của Thiên Chúa.
VIII. KHÔNG NHỮNG TRÌNH BÀY NHƯNG CÒN CẢM HOÁ
Khi diễn giải mầu nhiệm Nước Trời, Chúa Giêsu đồng thời gợi lên lòng yêu thích đón nhận chân lý và sẵn sàng thay đổi cuộc sống người nghe. Có những kẻ không đón nhận lời Người mời gọi, như chàng thanh niên giàu có. Nhưng rất đông người nghe đã được cảm hoá để đổi đời. Ví dụ thiếu phụ Samaria, ông Giakêu, người mù Giêrikhô....
Cách thức truyền giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu thật đơn giản và linh động, nhưng sâu sắc và chứa đựng nhiều phương pháp sư phạm không thể bỏ qua.
NHỮNG NGUYÊN TẮC SƯ PHẠM CĂN BẢN
Dựa vào phương thức truyền giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu, chúng ta có thể rút ra một số nguyên tắc sư phạm sau đây :
1. Cụ thể có nghĩa là dễ tưởng tượng, dễ hình dung, hiểu được ngay, vì nó đánh động vào giác quan. Người nghe càng nhỏ tuổi, bài giáo lý càng phải cụ thể, vì trẻ nhỏ có kinh nghiệm cảm tính (khả giác) và suy nghĩ bằng hình ảnh, chứ chưa lĩnh hội được những ý niệm và chưa lý luận cách trừu tượng.
2. Dùng từ ngữ dễ hiểu, dùng kiều nói dễ hiểu. Từ ngữ và kiểu nói đơn giản này sẽ cụ thể hoá các ý niệm trừu tượng và đưa các ý niệm đó đến vừa tầm đón nhận của trẻ nhỏ. Đối với người lớn thì hoán chuyển hình ảnh thành ý niệm, còn đối với trẻ em thì hoán chuyển ý niệm thành hình ảnh. Đây là cách dùng ngữ ảnh. Thí dụ, Chúa là Ánh Sáng, là Mục Tử, là Thành luỹ,..Ngài chăn dắt trên đồng cỏ, ..chiếu soi muôn dân,...
3. Cụ thể bằng ảnh : tranh ảnh, vật dụng có liên quan tới bài giáo lý, hình vẽ, hình chụp… Đây gọi là cách dùng thể ảnh. Có hai loại : ảnh tài liệu (hình ghi lại những sự kiện xảy ra có thật) và ảnh gợi ý (hình sáng tác tượng trưng để diễn tả tâm tình nào đó).
1. Từ một hay nhiều sự kiện cụ thể rút ra một số kết luận có tính tổng quát Trong khi phương pháp diễn dịch đi từ nguyên tắc tổng quát đến kết luận đặc thù, thì phương pháp qui nạp đi từ sự kiện đặc thù để rút ra một kết luận tổng quát (xin coi lược đồ).
Đối với người lớn thì dùng phương pháp diễn dịch, còn trẻ nhỏ thì dùng phương pháp quy nạp là hiệu quả nhất. Thường Chúa Giêsu đã dùng phương pháp quy nạp (thuật một câu chuyện, hoặc dụ ngôn rồi từ đó, rút ra bài học).
Thí dụ : từ câu chuyện dụ ngôn “Người cha nhân hậu” rút ra bài học về Thiên Chúa yêu thương tội nhân, dụ ngôn “Người Samaria nhân hậu” rút ra bài học cách thể hiện tình yêu thương anh em,....
2. Để áp dụng phương pháp quy nạp vào bài giáo lý, có thể phân biệt ba giai đoạn:
- Giới thiệu : đưa ra một sự kiện làm khởi điểm.
- Giải thích : từ sự kiện đó rút ra những ý tưởng, những bài học thích hợp.
- Ap dụng : đem những ý tưởng, những bài học đó soi sáng đề tài giáo lý mình muốn trình bày.
Thí dụ : Thánh Thể là một bữa ăn.
- Giới thiệu : hình ảnh gia đình họp mặt dùng bữa cơm trong ngày thường, hoặc tiệc vui.
- Giải thích : Ăn để nuôi thân xácm bồi dưỡng sức khoẻ, nhưng còn gặp mặt vui tươi, chia sẻ bao nỗi niềm nơi những người thân, bạn bè,.. từ đó hiểu và thông cảm với nhau, thân mật nhau hơn.
- Áp dụng : linh hồn cũng vậy, cần được nuôi dưỡng, lớn lên bằng chính Mình và Máu Chúa GIêsu, được hiệp thông với nhau trong bữa tiệc thiêng liêng : Thánh Thể.
Chủ động là tạo điều kiện cho các học viên tích cực tham gia vào việc khám phá và đồng hoá chân lý, chứ không bị nhồi sọ hoặc đón nhận thụ động. Giáo lý viên chỉ là hướng dẫn viên giúp cho học viên vận dụng khả năng suy tư của mình. chủ động sẽ gây nên thích thú, điều kiện thiết yếu để đạt được kết quả sư phạm tốt.
Có hai cách làm cho lớp giáo lý trở nên chủ động : Dùng câu hỏi trong giáo lý (tr.43) và sinh hoạt (tr.54).
Vì Giáo lý không phải chỉ tìm cách trao dồi kiến thức tôn giáo, nhưng nhằm hoán cải con người toàn diện, dẫn đưa vào đời sống mới trong Chúa Giêsu. Do đó, trong khi trình bày chân lý cần đồng thời lay động tâm tình người nghe. Cả tâm hồn lẫn trí tuệ đều cần được vận dụng trong giờ Giáo lý.
1. Bài Giáo lý phải có một chủ đề nhất định, không được gộp chung nhiều đề tài khác nhau trong cùng một bài Giáo lý, vì như vậy bài Giáo lý sẽ không mạch lạc về mặt nhận thức và làm phân tán sức chú ý của trẻ em.
Thí dụ : chủ đề : Chúa Giêsu quyền phép. Tâm tình : cảm phục Chúa Giêsu. Chủ đề : Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa. Tâm tình : tin và thờ lạy Chúa Giêsu.
2. Muốn áp dụng nguyên tắc cảm nghiệm cần phải phối hợp bài Giáo lý với cầu nguyện. Không kể cầu nguyện đầu và cuối giờ Giáo lý, còn cần phải dành ít phút cầu nguyện ngay trong chính bài Giáo lý ngay sau bài giảng. Phút cầu nguyện này là đỉnh cao của bài Giáo lý. Nó không cần dài, nhưng phải là một cuộc gặp gỡ thật với Thiên Chúa.
Đó là cách sống với Thiên Chúa ngay trong giờ Giáo lý.
Cần phải tiệm tiến trong chương trình và trong cách dạy.
Mỗi lứa tuổi có một mức độ hiểu biết khác nhau, nhu cầu tâm lý khác nhau, do đó phải có một chương trình Giáo lý riêng, và ngay trong những vấn đề chung cho tất cả mọi lứa tuổi cũng có cách trình bày riêng cho từng tuổi.
Xử dụng cùng một sách Giáo lý chung cho hết mọi tuổi vừa trái với quy luật tâm lý và sư phạm, vừa không trung tín với chính Tin Mừng.
Ngay trong cách trình bày một vấn đề cũng phải theo nguyên tắc tiệm tiến : đi từ chỗ đã biết đến chỗ chưa biết, từ cụ thể đến trừu tượng, từ dễ đến khó, từ đặc thù đến tổng quát, từ toàn thể đến chi tiết… Như vậy mới thực hiện được một nguyên tắc sư phạm tối quan trọng khác : không được loại trừ những vấn đề khó nhưng phải trình bày những vấn đề khó một cách dễ hiểu.
Phương pháp Giáo lý mới chẳng những không loại bỏ việc học thuộc lòng, nhưng còn tăng cường và đặt vào đúng vị trí của nó.
1. Vận dụng trí nhớ cần thiết về cả hai phương diện sư phạm và giáo dục đức tin :
+ Sư phạm : hiểu và nhớ liên quan mật thiết với nhau và hỗ trợ nhau.
+ Giáo dục đức tin : ký ức liên hệ đến đức tin, vì đức tin có một chiều kích lịch sử. Tin là tin vào Thiên Chúa qua những Lời Ngài đã nói và những việc Ngài đã làm trong lịch sử. Do đó, tin cũng có nghĩa là ghi nhớ. Muốn tin và nuôi dưỡng đức tin cần phải ghi nhớ những giáo huấn và những kỳ công của Thiên Chúa, ghi nhớ như Đức Maria đã làm ở Bêlem và Nagiarét, để suy niệm trong lòng. Nhờ ký ức và suy niệm, người tín hữu ngày càng hiểu sâu và đi sâu vào ý định của Thiên Chúa hơn.
2. Phương pháp Giáo lý mới cải tiến việc vận dụng trí nhớ theo hai hướng:
+ Trong phương pháp quy nạp, câu kết luận là câu tóm lược và đúc kết tất cả phần diễn giảng. Vì thế, trong bài Giáo lý, câu được chọn để học thuộc lòng chính là câu đúc kết bài giảng Giáo lý. Như vậy, lớp Giáo lý không mở đầu bằng phần học thuộc lòng, nhưng kết thúc bằng phần này. Giảng bài trước rồi tóm lược bài giảng trong một câu ngắn gọn, sau cùng cho các em ghi chép và học thuộc câu này. Nếu thuộc và hiểu câu này, các em sẽ ghi nhớ được những điểm chính yếu của bài giảng Giáo lý.
+ Những câu thuộc lòng thường được trích nguyên văn, hoặc là tóm lược một cách trung thực, những lời Thánh Kinh hoặc Phụng vụ. Chỉ khi nào không có những lời Thánh Kinh hoặc Phụng vụ trực tiếp liên quan đến chủ đề Giáo lý được trình bày thì mới cần sáng tác. Tuy nhiên, những câu sáng tác cần ngắn gọn, vững chắc về nội dung nhưng lại dễ hiểu, dễ nhớ. Truyệt đối tránh những công thức trừu tượng, những danh từ quá chuyên môn vượt tầm hiểu biết của trẻ. Cần phải nắm vững nguyên tắc căn bản của Sư phạm Giáo lý : diễn tả những điều khó một cách dễ hiểu.
Trên đây là một số nguyên tắc chủ yếu có tính cách tổng quát. Vì có tính cách tổng quát nên chẳng những Giáo lý viên cần nắm vững, nhưng còn phải áp dụng chúng cho linh động và cụ thể.
Điều này chỉ có thể thực hiện được nhờ thực hành và kinh nghiệm.
I. ĐỊNH LUẬT CĂN BẢN CỦA TÂM LÝ
- Con người là một con vật có lý trí hay là một tinh thần nhập thể. Ai ai cũng nhận con người có hồn có xác. Trí khôn con người không phải là một năng lực đơn thuần mà là một năng lực trộn lẫn trong thể xác vật chất – lớn lên với thể xác – chịu rất nhiều ảnh hưởng tốt xấu của thể xác – lệ thuộc vào thể xác (mệt, nhức đầu…trí khôn không thể tiếp thu…)
- Giáo lý không những gieo tư tưởng vào trí óc các em, mà còn phải gợi lên nơi các em sự cảm xúc bên trong về Thiên Chúa (cảm động, thán phục,...) giúp ý chí các em tin và nhận các lời Chúa dạy, hướng lòng và cả cuộc đời các em lên theo lời kêu mời của Tình yêu Thiên Chúa.
Muốn đạt tới mục đích đó, giảng viên Giáo lý hiểu rõ Lời Chúa chưa đủ, còn cần phải hiểu rõ các em. Vì cách đón nhận Lời Chúa, cách phản ứng – diễn tả – mỗi tuổi mỗi khác, mỗi tầng lớp xã hội mỗi khác, không người nào giống người nào. Do đó, muốn làm Giáo lý viên, cần phải biết những định luật căn bản của tâm lý.
1. Luật căn bản thứ nhất của khoa tâm lý là nhận chân bản tính phức tạp của con người
- Theo quan niệm cổ điển và bị ảnh hưởng của triết học, nhất là Platon, người ta quan niệm hồn là một vị tiên bị đầy xuống hạ thế. Linh hồn bị đầy trong thể xác như ốc mượn vỏ, xác chỉ là một cản trở cho hồn, nên phải trị dẹp xác như trị con ngựa bất kham. Muốn lên cùng Chúa, phải bỏ xác, làm cho nó chết…Quan niệm này có lợi vì tập thể cho con người biết quên mình, nhưng có hại vì người ta muốn đúc một loại người đồng kiểu, muốn trẻ sống như thiên thần trong khi Chúa muốn chúng ta là người với một kiểu mẫu riêng – biết như Chúa ước muốn.
- Theo quan niệm chân chính, ta có hồn xác, không phải xác là kẻ thù của hồn, cũng không phải hồn bị tù trong xác. Hồn và xác kết hợp khăng khít với nhau thành ra ta. Bao lâu còn ở đời, không thể nào phân biệt được chỗ nào là hồn, chỗ nào là xác. Hồn và xác sống và hoạt động trong nhau. Ta có thể chia bản thân của ta làm ba phạm vi :
Gồm tất cả những gì là bộ phận sống, gần như cây cỏ và xúc vật : bộ máy tiêu hóa, tuần hoàn, cử động và sinh dục.
Phần thuộc phạm vi vô ý thức nhất vì hoạt động diễn tiến theo định luật máy móc, nhưng vẫn do tinh thần làm chủ, nên xác thể có điều hòa thì toàn thân êm dịu, trí khôn sáng suốt hoạt động. Còn nếu bị cản trở thì toàn thân bị khủng hoảng và đời sống tinh thần cũng bị đảo lộn. Tuổi dậy thì và tuổi tắt kinh là hai giai đoạn rối loạn tâm hồn vì thể xác biến đổi.
Là phần tư tưởng luân lý, xét đoán. Đây là phần ít vật chất nhất, không trực tiếp dùng đến một cơ quan nào của thể xác. Nhưng bộ óc ta là khí cụ của lý trí. Oc có lớn, các thùy não có lớn, máu chạy điều hòa, trí khôn mới sáng suốt, ý chí mới mạnh mẽ (bị nhức đầu thì không sao suy nghĩ cho mạch lạc được).
+ Phần giữa là các tâm tình của ta.
Là phần vừa xác thể, vừa linh thiêng : yêu ghét, nóng giận, sợ sệt, vui buồn…nghĩa là hầu hết đời sống nội tâm của ta ở phần này không còn phân biệt được đâu là tinh thần, đâu là thể xác. Lý trí cũng dựa vào đây để tìm vật liệu diễn tả hoạt động của mình. Vì thế, muốn hiểu tâm lý, cần phải nhận thức sự liên lạc mật thiết giữa xác và hồn.
2. Định luật thứ hai : Hồn sáng dần lên với xác.
Từ khi lọt lòng mẹ, con người đã tỏ ra có hồn thiêng : mắt nhìn, miệng cười, tay múa. Nhưng dần dần mới phân biệt mình khác ngoại giới và giữa vật nọ với vật kia.
3. Định luật thứ ba : Tất cả những gì muốn vào tinh thần hay muốn xuất ra, cho dầu là những ý tưởng siêu hình cũng phải qua thể xác.
- Đối với trẻ dưới 12 tuổi, những ý tưởng siêu hình cần phải được diễn tả bằng thể xác, nghĩa là hết sức cụ thể.
- Từ 13 tuổi trở lên, những ý tưởng đại đồng ít cần xác hơn.
4. Định luật thứ tư : Vì tri và cảm đi liền nhau.
Nếu tri đi từ cá nhân của em bé ra ngoài gia đình xã hội ngoại giới thì cảm là yêu ghét cũng bắt đầu đi từ vị kỷ đi ra. Còn đi từ những cái hữu hình cụ thể để đi lên cái siêu hình đại đồng.
II. TÍNH CÁCH CỦA CUỘC TIẾN TRIỂN
Từ ngày lọt lòng mẹ cho đến tuổi thành niên, con người tiến triển liên tục, nhưng không tiến triển theo một chiều lên thẳng, mà theo một chiều gẫy, phân làm từng giai đoạn, mỗi giai đoạn có hai tiết :
1. Tiết khủng hoảng là lúc cua thay vỏ, bỏ đời sống trước và mạnh mẽ tạo và hấp thụ cái mới. Giai đoạn khủng hoảng thường ngắn một năm hay một năm rưỡi.
2. Tiết thăng bằng là thời gian để nuốt, để sắp đặt lại những gì đã hấp thụ trong thời khủng hoảng. Tiết đầu êm dịu này dài hai ba năm. Tuy thế, không phải là êm dịu hẳn, vì còn bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng sau. Nên thực ra chỉ có một năm giữa là yên tĩnh, là thăng bằng.
Cuộc khủng hoảng và thăng bằng đó có tính cách toàn diện, vì đời sống là duy nhất, nên mỗi lần xáo trộn là xáo trộn tất cả và phải sắp đặt lại tất cả, từ tâm tình, ý tưởng, tập quán, hành động, cách đối xử với gia đình, xã hội cho đến đời sống với Chúa : đọc kinh, dâng lễ,…
1. Các em bé mới sinh đến ba tuổi
Ban đầu lẫn lộn cả nội giới, ngoại giới, dần dần mới phân biệt mình khác ngoại giới nhờ cảm giác, nhận thức các sự vật bên ngoài.. Khám phá ra sự vật nhờ cảm giác – từ 18 đến 20 tháng thời kỳ - thuận tiện nhất để học tiếng một, nhờ đó các em biết rõ ý niệm sự vật. Hai tuổi luôn luôn hỏi : “Cái gì đây má ?” nhưng chỉ biết sự vật hữu hình rời rạc.
2. Đến 3, 4 tuổi, cuộc khủng hoảng đầu tiên
Các em nhận thức đời sống đối nội. Em là một nhân vật nên bướng bỉnh. Tuổi này mẹ nói gì cũng “không”. Em nói không để tỏ ra em có một đời sống riêng biệt, không muốn lệ thuộc ai. Tuổi này cũng là tuổi tìm hiểu liên lạc giữa các sự vật hữu hình, nên cái gì cũng nói : “Cái này để làm gì ?” hoặc là “Tại sao ?”
3. Từ bốn đến bảy tuổi là một thời gian êm dịu
Em sống trong một thế giới tưởng tượng. Với quan niệm hữu hồn hóa, em nhìn mọi cái chung quanh đều sống, đều có hồn như em. Với quan niệm vị kỷ, em tự đặt mình làm trung tâm sự sống, lúc nào cũng mình, ai ngoan nhất ? “Con“….Với quan niệm tình cảm, em quan niệm mọi sự dưới khiá cạnh thương và ghét – vui và buồn.
Tất cả tâm tình đó, em cũng diễn tả ra trong đời sống tôn giáo của em. Em nhân – cách – hóa Chúa và mọi thực tại thiêng kiêng, thấy Chúa trực tiếp hoạt động trong mọi sự. Em sống nhiều về tình cảm và thích thân giao với Chúa có bản vị. Luân lý của em cũng là luân lý tình cảm.
4. Đến 8, 9 tuổi, khủng hoảng thứ hai
Em bỏ đời sống mộng tưởng bên trong, vì em đã nhìn ra ngoại giới rõ hơn. Em bắt đầu biết lý luận, nên không nhận quyền bính của cha mẹ, người trên. Em mở mắt nhìn đời nhiều hơn, nên tìm bạn hữu ngoài gia đình. Tuổi này là tuổi học thâu tư tưởng và diễn tả ra.
5. Từ 9 – 12 tuổi, biết thăng bằng
Các em tìm hiểu ngoại vật. Trí óc thực tế. Dần dần xóa bỏ trí óc mơ mộng hóa, nên lý luận, thích phiêu lưu, thích hoạt động, thích anh hùng. Mọi sự hiểu biết muốn diễn tả bằng trò chơi, ca hát, kịch, thích có bạn để chơi.
Đối với Chúa, bớt nhân cách hóa, bớt trực tiếp hóa, vì đã hiểu các nguyên nhân trong vạn vật, nhưng vẫn thích ngắm nhìn Chúa cao cả, chủ tể vạn vật. Thích Chúa Giêsu là Vua vinh hiển. Là Thầy sáng suốt. Luân lý bắt đầu thành luân lý nguyên tắc và biết sự phải sự trái, biết chân thiện mỹ.
6. Từ 13 – 14 tuổi, một khủng hoảng trầm trọng
Các em lại trở vào nội giới. Bây giờ đã nhận sự tự do, tự chủ của mình, các em muốn tận hưởng nó. Tuổi dậy thì làm cho các em để ý đến tình yêu…Trai yêu gái, gái thích trai, chưa phải là một tình yêu lựa chọn, chỉ mới là mối tình chung mơ hồ. Gái muốn duyên dáng uyển chuyển để lấy lòng trai. Trai thích hùng mạnh để chinh phục gái – nhưng rất ngượng ngịu vì thân thể chưa điều hòa, nên hay thẹn và nhút nhát. Họ thích chuyện tâm tình, thích tiểu thuyết tình ái, thích nhạc buồn, thích tất cả những gì gợi tình cảm. Cũng chính vì thể chất bị khủng hoảng mạnh, nên hay đau yếu, nhức đầu, hay thay đổi tâm tình làm cho người ta khó hiểu mình và cũng khó hiểu được chính mình, nên sống rút “vào trong”.
Do đó, tuổi này vừa rất xa Chúa, vừa rất gần Chúa. Chính sự không hiểu đời và tưởng đời không hiểu mình. Chính sự đòi tự do, tự chủ trong đời sống nội tâm làm cho họ không thích sống với người khác, xa cha mẹ anh chị, không thích đi chung, đọc kinh chung. Nhưng chỉ thích đi với một người thôi. Cũng chính vì thế, họ thích gần Chúa, nhất là thích sống gần Chúa một cách nhiệm giao qua cảnh vật – thích ngồi trầm lặng trên đồi, đứng nhìn nước chảy, ngó vớ vẩn, ngồi trong bóng tối nhà thờ để hồn lâng lâng lên Chúa. Chữ “tình” mới chớm nở, có thể làm lơ việc giao thân với Chúa, rồi lại có thể giúp họ tìm ra Chúa, vì họ cảm thấy chỉ có tình yêu Chúa mới chân thật (tuổi nảy nở ơn thiên triệu)
7. Tuổi 14 – 17, tuổi hướng nội
Tuổi này là tuổi hướng nội. Đây là giai đoạn tiếp thời để ra khỏi tuổi thiếu nhi và bước sang tuổi thanh niên. Tuổi này rất thất thường, vì những thay đổi của cơ thể và những bất thường về tinh thần làm cho người thiếu niên trở về với chính mình. Họ sống ngoài thực tại. Họ dốc lòng nhiều sự. Rồi sau cùng, họ không nắm giữ được điều nào. Họ muốn sống tự lập, muốn được tự do.
Đối với họ, ý nghĩa Thiên Chúa phù trợ tuổi nhi đồng phải mất đi và ý nghĩa Thiên Chúa lập pháp của tuổi thiếu nhi cũng giảm nhiều. Họ hướng về Thiên Chúa có tính cách nhân vị. Họ hướng về Thiên Chúa là bạn để giúp họ thực hiện tự do – giúp họ tự do lái thuyền đời họ. Họ cầu nguyện nhằm mục đích xin ơn (thi đậu…). Họ chưa ý thức được ý nghĩa của một đạo vô vị lợi.
8. Tuổi từ 17 – 18, khủng hoảng thành nhân
Tuổi khủng hoảng đặt lại vấn đề. Mọi cái bạn cho là chân thật xưa nay, từ tư tưởng, tín ngưỡng, tình yêu, văn hóa…bạn đều hoài nghi và muốn tự mình đặt lại vấn đề và tự giải quyết. Cái gì bạn tự cho là hữu lý mới chấp nhận. Vì thế, người ta cho các bạn là ngang tàng bất kính, cổ truyền, bất chấp trật tự – luân lý của các bạn là luân lý tự lập, cái gì mình cho là đúng thì mình theo, không còn sợ sệt một áp lực nào bên ngoài. Tâm hồn bạn ước muốn những sự tốt đẹp, thích việc xã hội, chính trị lớn lao, thích tiểu thuyết xã hội tả chân, thích hy sinh hoạt động cho đại nghĩa. Thành thử tâm hồn thanh niên khó hiểu vì phức tạp, vừa nghiêng mình về tình dục, thú vui, vừa say sưa với lý tưởng cao đẹp, vừa đòi tất cả mọi cái phải hợp với lẽ phải - mở miệng ra là lý luận – vừa sống bừa bãi vô kỷ luật. Tuổi 17 là tuổi anh hùng, nhưng còn là “anh hùng rơm”.
Ba, bốn năm sau, cuộc khủng hoảng lắng xuống. Các vấn đề đặt lại càng ngày càng rõ rệt. Đối với tôn giáo, nếu may đặt đúng vấn đề, gặp đúng người hướng dẫn, bạn sẽ có một đức tin sáng suốt đi đôi với đời sống tông đồ nhiệt thành, sống đạo hăng hái. Nếu không, bạn sẽ bỏ Chúa dần, trở nên giữ đạo theo cổ truyền vì phải giữ, có khi đi tới chỗ phủ nhận Thiên Chúa.
Tuổi này có thể lập gia đình (thời bây giờ thì muộn hơn) bước chân vào cuộc đời làm ăn, tâm hồn thanh niên thay đổi, vừa hẹp lại vừa rộng ra. Hẹp vì không còn tính cách anh hùng rơn nữa, không còn chiến đấu cho mọi cái hay cái đẹp, mà trở nên thực tế hơn : lo cho có bằng cấp, chức vụ, có tiền chi tiêu gia đình, người thân, bạn hữu rộng ra vì đối với vợ con, với công việc mình chọn lựa, lại hy sinh, tận tụy, bỏ mình, quên mình vì phận sự.
* Trẻ con là một sinh vật tự động, tự chủ. Trẻ con là một sinh vật đang tiến triển, đang lớn một cách toàn diện và liên tục. Tâm hồn trẻ là một thế giới riêng biệt, không giống tâm hồn người lớn.
Trước khi dạy dỗ trẻ, ta cần biết những điểm đại cương vể khoa tâm lý nhi đồng. Phải lợi dụng tâm lý các em để rao truyền Tin Mừng cứu rỗi hợp với trạng thái của từng giai đoạn.
* Luôn luôn nhắc đến Chúa bản vị đã tỏ mình ra trong Đức Kitô. Kêu mời ta sống chung với Chúa. Có vậy, mới tránh sự vật hóa Giáo lý. Đặt trọng tâm vào Đức Kitô, vào Lời Chúa. Tin Người đã thương ta, đã thắng thế gian và tội lỗi, đưa ta về Nước Trời, làm cho ta trở nên “Con Người” như Chúa Cha mong muốn nghĩa là như “CON CHÍ ÁI CỦA CHA”.
Bài giáo lý thường trình bày theo lối qui nạp. Vì thế, trong bài giảng dạy thường lấy một câu chuyện cụ thể để làm khởi điểm, rồi trình bày đề tài giáo lý.
1/ Chúa Giêsu thường rút ra trong thực tế để cô đọng trong một câu chuyện. Từ đây, Ngài mặc khải mầu nhiệm cách dễ hiểu cho người nghe. Vậy, những chân lý cao đẹp, mầu nhiệm được tỏ bày qua câu chuyện.
2/ Kể chuyện là phương pháp giáo dục hữu hiệu nhất. Vì nó làm cho người ta không phản kháng hoặc sợ hãi trước Chân lý (nhập đề Lẽ sống 1).
3/ Kể chuyện luôn có điểm nhấn (ý chủ lực)
Có trong Cựu và Tân ước mà nhiều người tín hữu đã biết. Những chuyện này dùng để trình bày giáo lý rất tốt và thích hợp nhờ tính chất và nội dung tôn giáo của chúng.
Khi dùng chuyện Thánh kinh để trình bày giáo lý, việc chuyển sang đề tài giáo lý mạch lạc và hợp lý hơn. Do đó, khi soạn bài giảng giáo lý, cần ưu tiên cho loại chuyện này.
* Cain : Thiên Chúa thấu biết mọi sự.
Noe và đại hồng thủy : Thiên Chúa không chấp nhận tội.
Abraham : Tin và vâng phục Chúa.
Lửa trong bụi gai : Thiên Chúa là Đấng hằng sống.
Manna : Lương thực thiêng liêng ban cho con người…
2. Chuyện về lịch sử Giáo hội và các thánh
Đây là kho tàng chứa đựng nhiều sự kiện có thể dùng trình bày nhiều đề tài giáo lý. Tuy nhiên, cần trình bày trung thực, nhất là chuyện các thánh. Những chi tiết ly kỳ và huyền thoại, có thể làm hại đức tín các em sau này, nên cần chú ý thật kỹ khi lựa chọn những câu chuyện. Thí dụ về cuộc đời :
* Thánh Phaolô : ơn gọi làm tông đồ.
* Thánh Âu Tinh : Chỉ có Thiên Chúa là hạnh phúc.
* T. Phanxicô Assisi : tinh thần nghèo khó.
* Thánh Vinh sơn : Thực hành bác ái, phục vụ Chúa trong anh em.
* Thánh Phanxicô Xaviê : Lòng nhiệt thành yêu mến các linh hồn và mở rộng Nước Chúa.
* Thánh Vianey : Gương tận tuỵ với các linh hồn.
* Thánh Têrêsa : Tinh thần yêu mến, phó thác…
3. Những chuyện thường nhật hoặc thời sự
Những sự kiện hằng ngày, cũng có thể làm khởi điểm để suy nghĩ về đề tài giáo lý. Tuy nhiên, cần hội đủ hai điều kiện :
- Chọn lựa sao cho thích hợp, đừng để mâu thuẫn với chủ đề tôn giáo.
- Có thể chuyển từ câu chuyện sang đề tài giáo lý một cách dễ dàng không gượng ép. Thí dụ : gương hy sinh của người mẹ, lòng tốt của cậu bé, những đau khổ con người, cảnh trụy lạc của người con…..
Chuyện kể trong giáo lý không nhằm mua vui hoặc giải trí, mà là phương thế dẫn đến Tin Mừng. Vì thế mục đích là nhằm thông truyền Lời Chúa.
2. Cách thức (theo bài Linh hoạt viên)
a/ Cần phải nắm rõ, hoặc thuộc lòng nội dung câu chuyện, để mới có thể diễn tả từng nhân vật trong câu chuyện.
b/ Diễn tả hết mình trong từng nhân vật của câu chuyện.
c/ Dùng ngôn ngữ thích hợp cho từng đối tượng.
d. Cần luyện tập thường xuyên để có được “nghệ thuật”.
1/ Các em rất thích nghe chuyện. Do đó, kể chuyện cần phải có điểm nhấn. Đừng kể vì mục đích mua vui hoặc chỉ chú ý tình tiết ly kỳ. Cần phải nhắm đến ý nghĩa giáo dục.
2/ Vì đây là kể chuyện trong Giáo lý, nên mục đích là giáo dục đức tin. Do đó, đừng đi quá xa trong việc áp dụng những kỹ thuật kể, hoặc dừng lại giáo dục nhân bản.
3/ Câu chuyện không được lấn át Lời Chúa.
4/ Không được mơ hồ hoặc quá vụng về trong lúc kể chuyện làm các em không biết được ý lực của giáo lý.
* Không có gì thuyết phục và hấp dẫn cho bằng chính những mẫu chuyện trong thực tại đời sống của các thánh hoặc của chính giáo lý viên.
* Có thể cho làm bài tập : NHỮNG CHUYỆN TRONG PHÚC ÂM (Sách Lm NVT, trang 71…)
Cầu nguyện là đỉnh cao của bài giáo lý, nên phải huấn luyện tinh thần cầu nguyện của các em thế nào sao cho thật tốt về cách thức cũng như nội dung.
Đây là thái độ của tâm hồn. Cần xác định vị trí của chúng ta đối với Thiên Chúa : “Thiên Chúa là ai đối với tôi ?”
1. Thái độ của một thụ tạo. Vì Người tác tạo muôn loài :
Thờ lạy (Thiên Chúa là chủ), ca tụng (Thiên Chúa cao đẹp) và tri ân (Thiên Chúa yêu thương).
Chú ý : trước 9 tuổi, trẻ rất nhạy cảm với vẻ đẹp thiên nhiên, nên rất dễ khơi động những tâm tình trên.
2. Thái độ của một người con. Thiên Chúa kêu gọi chúng ta nên giống Con của Ngài là Chúa Giêsu. Vì vậy cần có tâm tình như Chúa Giêsu.
3. Thái độ của một tội nhân. Tin vào lòng nhân từ của Chúa và khao khát ơn cứu rỗi. Đừng từ chối Thiên Chúa qua thái độ của Cain, ông Giuđa,….
1. Đặt mình trước sự hiện diện của Thiên Chúa :
- Dựa vào thụ tạo : cảnh đẹp, hoa, sông núi… để hướng tâm hồn trẻ về Thiên Chúa.
- Bàn thờ, ảnh tượng. Trang trí, sắp đặt cần đơn giản.
- Kiểu nói cụ thể về Thiên Chúa : đang ở giữa, đang nhìn, đang nghe, đang săn sóc, cùng đi với các em….
2. Gợi lên những tâm tình để nói với Thiên Chúa Giáo lý viên cần gợi ý qua đề tài giáo lý mình mới truyền đạt hoặc chuẩn bị nội dung thích hợp để các em có tâm tình mà diễn tả.
-Tôn nghiêm và kính cẩn : để ý thức Thiên Chúa hiện diện.
- Tự do : trút mọi tư tưởng lo âu, buồn phiền... để đến với Chúa. Cần khuyến khích các em cầu nguyện, nhưng không ép buộc chúng.
- Trầm tĩnh : Nếu ồn ào các em khó cầm trí.
4. Thái độ của giáo lý viên Chính thái độ của giáo lý viên sẽ làm các em tin hơn Thiên Chúa hiện diện. Giáo lý viên không thể đóng vai trò giám sát, xét nét, dọa nạt…. khi hướng dẫn các em cầu nguyện mà là cầu nguyện cùng với chúng. Nếu cần sửa sai, thì đợi cầu nguyện xong hãy sửa lỗi (cách ôn tồn, nhẹ nhàng).
1. Cử điệu. Cách cầu nguyện của trẻ nhiều khi là một cử chỉ đơn giản nhưng giàu ý nghĩa tôn giáo :
- Bái gối : chúng con thật nhỏ bé trước Chúa cao cả.
- Dấu thánh giá : chúng con thuộc trọn về Chúa Giêsu. Dần dần cho đọc một lời hát một bài với cử điệu….
- Cúi đầu, đấm ngực : thú nhận tội lỗi (như dụ ngôn : “Người Pharisêu và người thu thuế”).
- Nhắm mắt : chú trọng vào Thiên Chúa vô hình…
- Im lặng : lắng nghe tiếng Chúa trong tâm hồn.
- Chắp tay : tạ ơn, toàn thân hướng về Chúa.
2. Lời. Có thể xử dụng lời cầu nguyện tự phát, hay lời trong Thánh vịnh, nhưng cần rút ngắn lại….
Ban đầu trẻ diễn tả tâm tình bằng cử điệu, lời nói và tiếng ca, nhiều khi phải lặp lại từng câu. Nhưng dần dần tập cho trẻ nội tâm hóa, biệt vị hóa lời cầu của mình. Có thể theo tiến trình sau
- Cho chúng đọc nhỏ, rồi thì thầm điều ta đọc lớn tiếng.
- Cắt nghĩa : phải làm gì, rồi để chúng làm.
- Tìm nhiều kiểu diễn tả cùng một tâm tình để chúng chọn lựa.
- Gợi tâm tình để các em tự diễn tả theo kiểu ấy.
- Sau mỗi lần cầu nguyện riêng, tất cả cùng cầu nguyện chung bằng một bài ca hay một câu thánh vịnh.
IV. MẪU CẦU NGUYỆN GỢI Ý (trang 82….)
1. Giáo lý viên nói lớn tiếng từng câu ngắn. Trẻ lặp lại lớn tiếng từng câu. Thí dụ :
Lạy Chúa Giêsu (trẻ lặp lại : Lạy Chúa Giêsu..)
Chúng con tin Chúa yêu thương chúng con,
Chúng con biết Chúa luôn luôn dẫn dắt chúng con
Xin cho chúng con thành tâm yêu mến Chúa,
Nghe tiếng Chúa, đi theo Chúa và làm như Chúa.
Hôm nay và suốt đời chúng con – Amen
* Lưu ý lời cầu mỗi câu đừng quá dài, làm các em khó nhớ.
2. Giáo lý viên nói lớn từng tiếng câu ngắn như trên, trẻ lặp lại từng câu nhưng thầm trong lòng.
3. Giáo lý viên gợi lên tâm tình. Trẻ sẽ cầu nguyện theo tâm tình đó. Thí dụ : Thiên Chúa dựng nên chúng ta. Ngài cũng dựng nên mọi vật chất để cho ta được hưởng dùng : cơm ăn, áo mặc, nước uống,...Vậy các em hãy cám ơn Chúa, cảm tạ Chúa..
4. Cầu nguyện đối đáp kiểu “Kinh cầu” hoặc “đáp ca” trong thánh lễ. Thí dụ : GLV : Lạy Chúa GIêsu là Thầy dạy Sự thật.
Các em đáp : Lạy Chúa, chúng con quyết tâm theo Chúa.
GLV : Chúa là ánh sáng dẫn đường cho những ai lầm lạc.
Chúa là niềm an ủi cho những ai sầu khổ.
Chúa là nơi nương tựa cho những ai tội lỗi.
Chúa là hạnh phúc cho những ai thành tâm kiếm tìm Ngài.
5. Chia thành hai nhóm, mỗi nhóm đọc một câu và hai bên thay đổi mỗi câu. Cần có giấy hoặc ghi lên bảng. Thí dụ :
A : Chúa luôn luôn nghe lời con cái nài xin.
B : Chúng con hết lòng trông cậy Chúa.
A : Xin cho Giáo hội lớn lên trong tình bác ái.
B :Và xin cho các tín hữu liên kết với nhau trong Thánh Thần.
Các thánh vịnh là nguồn để giáo lý viên sử dụng.
6. Đọc lời nguyện theo kiểu chủ sự. Cuối lời nguyện thì tất cả cùng thưa : Amen.
7. Đọc kinh thường : Lạy Cha, kính mừng, sáng danh,...nhưng đọc thật chậm, và bảo các em chú trọng từng lời kinh.
8. Cũng đọc kinh thường, nhưng mỗi câu trong lời kinh dừng lại cắt nghĩa theo tâm tình. Nên lưu ý là cắt nghĩa đừng dài dòng, cần ngắn gọn, dễ hiểu, thì mới có tác dụng đi vào lòng các em.
* Lưu ý : là nếu soạn lời nguyện, thì nên theo tâm tình : Tạ ơn, ngợi khen chúc tụng, Sám hối, và cầu xin.
Mục đích của khoa sư phạm giáo lý là truyền đạt sứ điệp cứu độ bằng những phương thức thích hợp nhất để con người có thể đón nhận Lời Thiên Chúa ngay trong các điều kiện của họ.
Chính vì vậy, sinh hoạt trong giáo lý chính là một trong những hoạt động để trợ giúp mục đích này.
I. MỤC ĐÍCH CỦA SINH HOẠT GIÁO LÝ
- Nhằm giúp học viên đáp trả lại Giáo huấn của Lời Chúa một cách vui tươi, sinh động, hồn nhiên mà chân thành.
- Sinh hoạt Giáo lý sẽ thúc đẩy và hỗ trợ cho tiến trình nội tâm hóa sứ điệp Đức tin, qua việc thể hiện các hoạt động khác nhau.
1. Sinh hoạt Giáo lý không phải là đơn thuần làm cho học viên hát hò, làm cử điệu đồng bộ, vỗ tay rôm rả hết bài này đến bài khác; rồi kể chuyện linh tinh đủ thứ chuyện cố tình tạo tình tiết hấp dẫn ly kỳ mà không nhằm mục đích gì; hoặc tổ chức trò chơi, tổ chức những kỳ trại sôi nổi, tưng bừng, những hội thi, những chuyến dã ngoại tốn kém….điều đó không có gì xấu nhưng nhằm mục đích huấn luyện kỹ năng tự nhiên con người chứ không nhắm đến huấn luyện đức tin. Nếu chỉ dừng lại huấn luyện kỹ năng đơn thuần thì dễ đi đến thể hiện sự phô trương bên ngoài, dễ tìm kiếm sự hiếu động, hoạt náo, còn nội tâm thì trống rỗng, hời hợt. Kinh nghiệm cho thấy, nhiều nơi đã rơi vào tình trạng này, và kết quả không đi vào trọng tâm của Giáo lý. Tựu trung, chúng ta biến sinh hoạt Giáo lý thành một thứ câu lạc bộ kỹ năng sinh hoạt như ngoài xã hội.
2. Vận dụng các bài hát, băng reo, cử điệu, trò chơi, truyện kể Trong khi đó, việc vận dụng các bài hát, băng reo, cử điệu, trò chơi, truyện kể một cách chọn lọc, suy tư, sáng tạo đúng lúc, đúng mức, đúng đối tượng, có sự chuẩn bị trước và có lượnggiá, thì tất cả có thế góp phần vào việc tác động sâu xa trên toàn diện con người của các em về ba mặt : TRÍ – TÂM – HOẠT. Kinh nghiệm bản thân cũng như người khác chia sẻ cho thấy, có những bài hát Giáo lý kèm theo cử điệu thích hợp và tâm tình lúc được học Giáo lý đã tạo ấn tượng khó phai sau này; rồi những câu chuyện phù hợp với nội dung Tin mừng đã tạo động lực thúc đẩy trong cuộc sống.
Ngoài ra, các sinh hoạt có nội dung và đầu tư lớn như kịch chạy, pa-nô chạy, hoạt cảnh, hội thi đố vui, trò chơi chiến dịch… giúp học viên thể hiện tinh thần tập thể cao cùng liên đới với nhau trong tập thể (loại bỏ tính ích kỷ, ghen tương, độc tôn,….).
Đây chỉ là phương tiện hỗ trợ nên không được lấn át nội dung chính của Giáo lý là bài diễn giảng.
III. VAI TRÒ CỦA SINH HOẠT GIÁO LÝ
Các sinh hoạt Giáo lý giúp học viên 3 tác dụng quan trọng sau đây : 1.1. Thấm thía. Nội dung Giáo lý được chuyển thành một sứ điệp của Chúa gởi cho học viên, vun đắp dần dần thành vốn liếng Đức tin (gọi là quá trình nội tâm hóa sứ điệp Đức tin). Thí dụ : một câu chuyện kể về em bé can đảm hy sinh bảo vệ Mình Thánh Chúa không chỉ dừng lại đánh động các em về sự quả cảm anh hùng (nhân bản), mà còn giúp các em chân nhận được giá trị cao quý của bí tích Thánh Thể (Tín lý), lòng khao khát được rước Mình thánh Chúa (tâm linh), và sẽ nỗ lực sống xứng đáng khi đón nhận Thần lương này trong đời sống (luân lý).
1.2. Ghi nhớ. Nội dung Giáo lý được khắc ghi sâu xa trong lòng các em, với cốt lõi là câu Lời Chúa ngắn gọn, súc tích, được bao quanh lớp thứ nhất : những lời diễn giảng của giáo lý viên, lớp thứ hai : chứng từ sống động hoặc chuyệnkể minh hoạ, lớp thứ ba : là bài hát Ý lực cùng cử điệu kèm theo…. Cứ như thế, bài Giáo lý vượt qua mức độ ý thức để đi sâu vào tâm thức học viên, cô đọng và tồn tại trong cả cuộc sống các em sau này, và thành một phản xạ Tin mừng.
1.3. Thông truyền Sau khi nội dung đã trở thành vốn liếng đức tin của cá nhân mỗi học viên, thì chắc chắn học viên sẽ không co cụm, thu vén và chôn giấu nơi mình nhưng có sức bật tung, lan oả, truyền đi đến tất cả mọi người chung quanh như gia đình, bạn bè, và cả trong xã hội. Các sinh hoạt Giáo lý có thể coi như những cơ hội để các em “thực tập” sống điều đó.
Như vậy, sinh hoạt Giáo lý giữ vai trò quan trọng trong Huấn giáo. Sinh hoạt này dẫn nhập, song hành, củng cố và hỗ trợ cho việc giảng dạy nội dung Giáo lý.
Một buổi dạy Giáo lý mà chỉ có dạy nội dung không, mà không có phương pháp hỗ trợ, chắc chắn buổi dạy sẽ rất khô khan, đơn điệu, và khó có thể tiếp thu cách sâu sắc, cho dù bài giảng hay.
Chúa Giêsu cũng đã vui mừng, hân hoan khi các tông đồ đạt được kết quả tốt đẹp sau công cuộc truyền tải Tin mừng “Người vui mừng và nói : “Lạy Cha là Chúa tể trời đất.....” (Lc 10,17-21)
Một khi đưa sinh hoạt thích hợp vào những buổi dạy Giáo lý, giáo lý viên có thể lượng giá được chính việc giảng dạy của mình đạt hiệu quả đến đâu, nhờ biết học viên đã tiếp thu những gì.
Việc đưa sinh hoạt Giáo lý vào cũng giúp các học viên gặp khó khăn trong việc diễn tả tư tưởng bằng trực tiếp lời nói hay chữ viết, mà giúp các học viên có thể bộc lộ cách hồn nhiên, thoải mái khi hát bài ca Ý lực, chơi trò chơi với nội dung Giáo lý thích hợp, hoặc khi hoà nhập tập thể trong sinh hoạt Nhóm, đội…
Ngoài ra, nhờ sinh hoạt như vậy, buổi giáo lý thêm vui tươi, lôi cuốn. Từ đó, giúp các học viên cảm nhận được một Giáo hội là một thực thể sống động, và hết sức gần gũi. Kinh nghiệm cho thấy, tại sao các nhóm Tin lành có thể hát, cử điệu tự nhiên khi cầu nguyện… IV. CÁC HÌNH THỨC SINH HOẠT GIÁO LÝ
Có rất nhiều hình thức sinh hoạt Giáo lý. Sau đây là một số gợi ý hình thức trong sinh hoạt. Chúng ta có thể sáng tạo thêm cũng như sưu tầm để vốn liếng được phong phú mà vẫn không đi lệch mục đích của Huấn giáo.
Mỗi hình thức sinh hoạt sẽ có phần trình bày riêng. Ở đây chỉ nêu lên một số căn bản trong hình thức sinh hoạt.
Nên dùng những truyện tích từ Kinh thánh, từ lịch sử Giáo hội, cuộc đời các thánh, nhữngmẩu chuyện thường nhật hoặc thời sự. Có lẽ tính thuyết phục nhất là các chứng từ (témoignages)
Mục đích kể truyện trong giáo lý không nhằm mua vui, giải trí mà để dẫn nhập, minh hoạt hoặc củng cố cho nội dung Giáo lý. Chính đề tài Giáo lý sẽ quyết định chọn lựa câu chuyện nào cho phù hợp.
Truyện kể Giáo lý có thể được chuyển tải bằng hai cách :
* Kể chuyện (xem phần trình bày bài học). Nên nhớ sau khi kể chuyện, giáo lý viên giúp các học viên suy nghĩ bằng một câu hỏi gợi ý. Có thể dùng phương pháp lập phiếu để các học viên đặt tên truyện ấn định trong vài chữ, hoặc cho biết thích (hay không thích) nhân vật nào ? Tại sao ? Từ đây, giáo lý viên có thể dẫn vào nội dung Giáo lý hoặc củng cố bài giáo lý vừa dạy.
* Đọc truyện. Khi cốt chuyện có nhiều tình tiết độc đáo, nên mời vài giáo lý viên khác chia nhau các vai cùng với người dẫn truyện thì bầu khí sẽ rất sinh động.
Mặt khác, khi cần dẫn chứng một thông tin có nhiều số liệu, nhân vật, thời gian,… nên đọc để có tính chính xác của tư liệu hơn. Ngoài ra, có thể chọn một truyện dài có nội dung ăn khớp với chủ đề Giáo lý cả năm học. Cứ vào cuối mỗi buổi học, lại đọc tiếp cho các em nghe một đoạn. Chẳng hạn , chọn sách “Những tấm lòng cao cả” của Edmondo de Amicis.
Các bài hát dùng trong Giáo lý bao gồm :
• Bài hát Ý lực lời Chúa. Nội dung là một hoặc hai câu Lời Chúa. Nét nhạc đơn giản, dễ tập, dễ hát, dễ nhớ. Phần điệp khúc thường là một tâm tình sống thích ứng với Lời Chúa mời gọi. Một số bài hát có thể minh hoạ bằng các cử điệu cho thêm phần sống động, gây ấn tượng sâu sắc hơn cho các học viên.
• Bài hát sinh hoạt giáo lý. Nội dung là những tâm tình sống gắn liền với nội dung Giáo lý như : vui tươi, dễ thương, bác ái, vị tha, trung thực, hy sinh, dấn thân, phục vụ theo lý tưởng Kitô giáo. Nét nhạc hào hứng, sôi nổi, phấn khởi. Một số bài hát có thể kèm theo cử điệu ngắn, gọn, hoặc thể hiện vũ điệu đơn giản (mini vũ).
• Bài hát cầu nguyện. Nội dung thường là tâm tình cầu nguyện : cảm tạ, ngợi khen, xin ơn. Có thể dùng bất cứ bài Thánh ca nào miễn là dễ hát, phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp lứa tuổi, dễ gây bầu khí và khơi dậy tâm tình cầu nguyện.
Cử điệu là những động tác gồm : cử chỉ (dùng tay) và bộ điệu (dùng chân và mình) được dùng để diễn tả một phần sâu xa của nội tâm. Cử điệu đi kèm với ý nghĩa từng câu hát của các bài hát Ý lực khi sinh hoạt, hoặc cũng có thể minh hoạt trong các hoạt cảnh gợi ý từ các dụ ngôn, các cuộc gặp gỡ trong Tin mừng, và cũng có thể để hỗ trợ cho việc cầu nguyện.
Các cử điệu sẽ đạt mức độ nghệ thuật khi đồng bộ nhịp nhàng, nhưng hơn thế nữa, dẫu có chuệch choạc một chút, cử điệu vẫn gây ấn tượng và cảm xúc sâu xa cho cả tập thể lớp giáo lý và cho mỗi em, nếu như được giáo lý viên khéo léo lồng trong một bầu khí sinh hoạt ấp áp và cầu nguyện chân thành.
Vài cử điệu gợi ý cho sinh hoạt hoặc cầu nguyện :
- Chúc tụng hay ngợi khen : đứng thẳng, nét mặt rạng rỡ, hai tay đưa lên cao.
- Chiêm ngắm hay tôn thờ : quỳ một chân, ngước mắt nhìn theo hướng một tay đưa lên cao.
- Yêu thương hay khiêm hạ : quỳ gối ngồi tựa trên hai gót chân, cúi đầu, hai tay áp chéo trên ngực.
- Khép kín hay khước từ : đứng thẳng, rũ hai tay, cúi đầu nhìn xuống đất, hoặc dùng hai bàn tay xua trước mặt.
- Khia mở hay đón nhận : hai lòng bàn tay mở ra đưa thẳng về phía trước, chân phải bước tới một bước.
- Đoàn kết hay thân ái : tất cả cùng nắm tay nhau thành vòng tròn, đưa cao lên thành hình chữ V.
Xét về mặt tác dụng tâm lý, trò chơi giúp các em xác định tính cách của mình : tôi là ai ? tôi có những nét độc đáo nào ? những ưu khuyết điểm nào ? tôi có thể đóng góp được gì cho tập thể ? trong cuộc chơi, các em thật sự là những “diễn viên” luôn phải sáng tạo, đối phó, thích nghi, mạo hiểm, quyết đoán, và biểu lộ lòng trung thực và sự tương trợ.
Qua trò chơi, các em khám, phá ra vị trí và vai trò của mình trong xã hội, học biết sử dụng tự do cá nhân cách chính đáng, tương quan với Chúa, với mọi người.
Có thể sử dụng trò chơi vào đầu, cuối, nhưng cần để ý đến mục đích trò chơi trong giáo lý.
Không nhất thiết là kịch và hoạt cảnh được dùng làm tiết mục trong hội diễn văn nghệ hoặc đêm lửa trại.
Hoạt cảnh có thể được tổ chức ngay trong lớp học mà không cần hóa trang công phu và thời gian chuẩn bị lâu. Nên chia lớp thành các Đội, viết phiếu và bốc thăm để cùng diễn một số dụ ngôn cùng một chủ đề trong Tin mừng.
Sau đó, chỉ cần dành ra 10 phút để đúc kết, rút ra chân lý và sứ điệp tin mừng mời gọi, thì buổi học giáo lý xem như đã hoàn thành và đạt hiệu quả cao.
Đây là thể loại sinh hoạt vận dụng các kỹ năng thủ công (Travaux Manuels) như : vẽ, trang trí, cắt dán, trình bày bố cục, sáng tác thơ, văn, viết phóng sự, thống kê, điều tra….
Chính khi học viên thuyết minh về panô của mình là tham gia tiến trình khám phá nội dung Giáo lý, xây dựng bài cho chính học viên. Giáo lý viên chỉ cần gợi ý, mở rộng và bổ khuyết.
Riêng với các em lứa tuổi thiếu nhi, môn vẽ tranh Giáo lý ngay trong buổi học, sẽ đạt được hiệu quả nội tâm rất cao.
7. Các hình thức sinh hoạt khác
Các hình thức sinh hoạt khác là những sinh hoạt không đi ngoài mục đích của Huấn giáo, nhưng được xử dụng ngoài bài học Giáo lý : tĩnh tâm, tĩnh tâm sinh hoạt, sinh hoạt nội tâm…… bao gồm : “Tìm kiếm trong đức tin”, “Lời Chúa hướng dẫn”, “ diễn cảnh Dụ ngôn”….
V. VÀI HÌNH THỨC SINH HOẠT KHÁC
1. Một học sinh đọc một đoạn Thánh kinh và tóm tắt.
2. Một học sinh tìm một hai câu thích hợp với chủ đề giáo lý và viết lên bảng.
3. Một học sinh thuật chuyện cho cả lớp nghe.
4. Một học sinh cho biết ý kiến về bài giáo lý hoặc một điểm nào làm em chú ý nhất ? Tại sao?
5. Chỉ định một em tóm lược bài học, rồi một hai em khác bổ túc.
6. Chỉ định một học sinh thay mặt các bạn cầu nguyện lớn tiếng.
7. Hỏi một học sinh đề nghị gì để áp dụng bài giáo lý vừa học vào cuộc sống.
1. Mỗi nhóm bàn nhau về một điểm trong bài. Thảo luận rồi cử một người trình bày đúc kết.
2. Mỗi nhóm soạn một lời nguyện về chủ đề giáo lý.
3. Mỗi nhóm vẽ một tấm hình lớn (hoặc cắt giấy màu) về chủ đề giáo lý. Thí dụ : Tấm hình diễn tả “Ta là Ánh sáng trần gian”.
4. Một nhóm chia vai nhau đọc một đoạn Thánh kinh kiểu đối thoại như khi đọc bài Thương khó.
5. Một nhóm chia vai nhau diễn cảnh trong Phúc âm.
6. Mỗi nhóm soạn một bài tóm tắt vừa học. Rồi so sánh với nhóm khác.
7. Một nhóm làm một tập lịch về bổn mạng các em. Mỗi em vẽ hoặc cắt hình thánh bổn mạng của mình trên tấm bìa cứng, bên dưới ghi tên thánh, ngày tháng….Xếp bìa cứng theo thứ tự ngày tháng và đóng thành tập.
8. Làm tập ảnh. Mỗi nhóm tình các hình liên quan tới một Bí tích hoặc một điều răn, hay mối phúc….dán vào một tập..
9. Tìm câu Thánh kinh nói về lòng Chúa Giêsu yêu thương ta, hay câu nói về lòng bác ái…
1. Xem một tấm hình (bản đồ, phong cảnh, người, đồ vật,di tích….) hoặc nghe một bài thánh ca, hay cả lớp cùng hát một bài về đề tài giáo lý.
2. Tô màu hình đã vẽ sẵn hoặc dán một hình ảnh và chú thích bằng một câu ngắn thích hợp.
3. Vẽ sáng tác theo một chủ đề. Thí dụ: vẽ cảnh Chúa Giêsu ở dưới thuyền trong cơn bão…
4. Vẽ phóng tác, tức theo một bản mẫu nào đó.
5. Cho chú giải những hình vẽ sẵn. Tập các em suy nghĩ
6. Đặt câu hỏi để cả lớp suy nghĩ.
7. Kể chuyện, rồi đặt câu hỏi rút từ câu chuyện.
8. Cho mỗi học sinh ghi cảm tưởng, ý kiến về chủ đề giáo lý….
9. Điền vào chỗ trống với những từ sau : “Tha thứ, yêu thương….” Của câu : Thiên Chúa….chúng ta đến nỗi…..
10. Sắp lại một câu hoặc đoạn Thánh kinh cho đúng.
12. Câu đố hoặc trò chơi giáo lý.
13. Ghi các hoạt động của xác vào cột “Xác” và hoạt động của hồn vào cột “Hồn”
Ăn, ngủ, đi đứng… Suy nghĩ, vui, sướng…..
1. Khó nghèo Bố thí, cho mượn đồ, chia sẻ An cắp, gian lận, tiêu xài…
Các sinh hoạt Giáo lý là một phương tiện hỗ trợ hết sức năng động (dynamique), và cần thiết trong việc truyền tải và nội tâm hóa nội dung Giáo lý, cũng như sứ điệp lời Chúa cho các học viên; đồng thời lại gây được bầu khí vui tươi, sôi nổi, rất thích hợp cho mọi lứa tuổi.
Thế nhưng, cũng không nên quá lạm dụng, lấn lướt thời gian chính để các em suy nghĩ, cảm nhận và cầu nguyện trong bầu khí sâu lắng. Giáo lý viên nên cân nhắc liều lượng vừa đủ, chú ý tận dụng hiệu quả chiều sâu (nội tâm hóa mỗi người), và chiều rộng (tương quan với nhau) qua các hình thức sinh hoạt giáo lý.
BÀI 12 : TRÌNH BÀY SỰ KIỆN TRONG GIÁO LÝ
Có nhiều loại sự kiện có thể dùng để trình bày giáo lý và làm cho bài giáo lý thêm cụ thể, sống động. I. PHÂN LOẠI SỰ KIỆN
* Sự kiện trần thế. Những tin tức xảy ra trong thế giới, biến cố có tính thời sự hoặc những sự việc thường xảy đến mỗi ngày. Thí dụ : Một người lao mình vào đám cháy cứu con, con giết mẹ, chồng giết vợ…
* Sự kiện đời sống Giáo hội. Đại Năm thánh 2000, Lá thư tận thế, Hội đồng Giám mục, FABC : hội nghị về các tôn giáo Á Châu tại Thái Lan….
* Sự kiện liên quan đến nhóm các em. Tĩnh tâm, thi, sinh nhật, Bổn mạng, em bị bệnh…..
* Sự kiện tương tự. Từ kinh nghiệm sống giúp các em hiểu thực tại tâm linh, tôn giáo. Thí dụ : tình yêu gia đình giúp hiểu Chúa Ba Ngôi, một bạn xả thân cứu bạn giúp hiểu tình Thập giá của Chúa Giêsu…… Lưu ý là sự kiện này hội đủ hai điều kiện : chứa đựng ý nghĩa và giá trị tâm linh; đồng thời chuyển từ bình diện trần thế sang bình diện tâm linh.
* Sự kiện chứng từ. Thường là nêu lên các mẫu gương các thánh thời hiện đại :cha Charles de Foucauld, ximilianô Kolbe….. Qua đó cho thấy, Tin mừng Chúa Giêsu đã lay động nhiều người, biến đổi cả thế giới.
* Sự kiện lý chứng. Minh chứng một chân lý của Thiên Chúa hoặc tính chất của Giáo hội. Thí dụ : đạo Kitô giáo là đạo tình thương, bằng chứng là có nhiều người phục vụ, hy sinh..Mẹ Têrêsa Calcutta,... Sự kiện này thường thuyết phục lý trí hơn là tâm tình.
1. Khi chọn sự kiện, cần chú ý đến tuổi và trình độ văn hóa của các em.
2. Chọn sự kiện nằm trong lãnh vực kinh nghiệm sống của các em. Làm sao sự kiện có dính dáng tới bản thân các em , từ đó mà áp dụng vào đời sống tâm linh.
3. Sự kiện không gây xúc động quá mạnh nơi học viên (tuổi còn nhỏ). Nếu không sẽ làm các em “tê liệt về tinh thần” trong việc tìm đến thực tại tôn giáo, đặc biệt là các em nữ.
4. Sự kiện dẫn đến mầu nhiệm, để qua đó, người ta tìm đến chân lý mặc khải. Nên nhớ, sự kiện chỉ là phương tiện dẫn đến giáo lý, lời Chúa và chính Chúa.
5. Có thể khai thác tối đa nội dung phong phú của sự kiện, điều chỉnh những suy nghĩ lệch lạc, thái độ thụ động qua sự kiện lúc các em suy nghĩ về sự kiện nêu ra. Thí dụ : cái chết Lê Công Tuấn Anh, phái Aum…..
B/ Sự kiện Giáo hội. Tương tự như sự kiện trần thế, nhưng bổ sung :
1. Cho thấy tương quan đời sống Giáo hội với đời sống trần thế. Mục đích là mở rộng tầm nhìn các em về đời sống, thái độ, tinh thần của Kitô hữu không thay đổi trong lịch sử. Thí dụ : thứ tha không phải là thái độ riêng tư cá nhân, nhưng là truyền thống Kitô giáo, một đòi hỏi của Nước Thiên Chúa.
2. Tránh đề cao quá mức biến cố đặc biệt. Thí dụ, : đề cao ĐGM, đề cao tài tử, diễn viên trở lại đạo…..đừng quên rằng, Thiên Chúa thường tác động kín đáo âm thầm nhiều hơn.
3. Đối chiếu sự kiện với Giáo huấn của Đức Kitô. Tức đặt sự kiện trong toàn bộ lịch sử cứu rỗi.
III. LỢI ÍCH VÀ GIỚI HẠN CỦA GIÁO HUẤN DỰA TRÊN SỰ KIỆN
1. Sự kiện chưa đủ để giáo dục đức tin, vì dẫu phong phú đến đâu, nó không thể trình bày trọn vẹn và toàn bộ mặc khải. Vì thế cần bổ túc bằng Thánh kinh, lịch sử cứu rỗi, cuộc đời Chúa Giêsu.
2. Cần hiểu rõ : sự kiện không thể soi sáng trọn vẹn cuộc sống con người, mà là mặc khải do ân huệ của Chúa.
3. Tuy nhiên cần tập cho học viên có cái nhìn thực sự trong cuộc sống; từ đó đặt sự kiện dưới ánh sáng đức tin và mặc khải.
Nên khuyến khích trẻ đặt câu hỏi cho giáo lý viên. Vì qua đó, cho hiểu tâm tư của trẻ trên đường tìm kiếm chân lý mặc khải, và giúp giáo lý viên cơ hội đáp ứng nhu cầu thực sự của trẻ.
1. Về tâm lý. Câu hỏi mang nhiều ý nghĩa :
- Đặt câu hỏi cho thấy hiểu rõ vấn đề một phần nào.
- Đặt câu hỏi cho thấy không e dè, có tinh thần cởi mở, sẵn sàng đối thoại.
- Đặt câu hỏi là xác định bản lĩnh của mình, có quan điểm riêng.
Nhiều lần Chúa Giêsu đã giảng dạy và hành động theo lời thỉnh cầu của dân chúng hoặc đáp lại những câu hỏi họ đặt ra. “Thưa Thầy, Thầy ở đâu ?…Ông có phải là Đức Kitô không ?….Tôi phải làm gì để được sự sống đời đời ?…”
Chính Chúa Giêsu cũng đặt câu hỏi để dẫn người ta tới chân lý : “Phần các con, các con bảo Thầy là ai ? Chữa người mù được lành bệnh : Anh có tin vào Con Người không ?…”
Tin mừng luôn có tính siêu việt, nên không thể thấm nhập vào một tâm hồn nếu nơi đó không có sự khao khát, sự tiếp nhận và sẵn lòng mở rộng.
II. THÁI ĐỘ CỦA GIÁO LÝ VIÊN ĐỐI VỚI CÂU HỎI
Tiếp nhận câu hỏi với lòng thiện cảm
- Khi bị chất vấn, thường người ta hay phản ứng “tự vệ”. Cố trả lời thật nhanh để người hỏi “đầu hàng” không nói thêm gì nữa. Đây là điều không tốt. Trước hết là cần có thái độ cởi mở, tiếp nhận, biết lắng nghe, biết lưu tâm đến thắc mắc và nhìn nhận giá trị câu hỏi.
- Vấn đề không phải là trả lời nhanh mà là chính xác đúng tâm tư, nguyện vọng của người hỏi; đồng thời trả lời hết tấm lòng người giải đáp. Vì thế không nên trả lời vội vã.
Có thể chính những câu hỏi đó giúp giáo lý viên đào sâu và mở ra cuộc đối thoại để khám phá chân lý.
III. HẠN CHẾ TRẢ LỜI HẾT MỌI CÂU HỎI
1. Giáo lý viên chỉ trả lời hai loại câu hỏi : Có ích hoặc liên quan đa số học viên và câu hỏi tạo cho trẻ thêm hiểu biết về chân lý mặc khải.
2. Hạn chế câu hỏi để tránh lạc đề, vì có một số vấn đề không giải đáp thoả mãn hết được. Thí dụ, tự do con người, trí thức Thiên Chúa… Nếu câu hỏi ngoài đề mà có ích thì giải quyết ngắn gọn, nếu thấy cần thiết thì gặp riêng.
3. Nếu cần thì giải thích thêm câu hỏi để cả lớp nắm vững vấn đề, hoặc yêu cầu người đặt câu hỏi nói lại lần nữa.
Nếu câu hỏi làm cho cả lớp thích thú và có ích, thì giáo lý viên cần giải đáp, dù câu hỏi không trực tiếp liên quan đến đề tài đã học. Nếu trường hợp “bí” quá thì hẹn lại hoặc “kế nghi binh”.
1. Câu hỏi nêu lên một vấn đề Thí dụ : “Tại sao Giáo hội buộc dự Lễ ngày Chúa nhật ? Đây là loại câu hỏi do thiếu kiến thức. Chỉ cần cung cấp kiến thức là được. Lưu ý là trẻ khó chấp nhận giáo lý viên không biết điều chúng hỏi nếu liên quan kiến thức cơ bản.
2. Câu hỏi về một mầu nhiệm Có Thiên Chúa, sao sự ác hiện diện… Chúa biết hết mọi sự. Vậy Ngài biết rõ ai được cứu hay không được cứu. Con người có còn tự do ? Đây là những dạng câu hỏi không thể trả lời trực tiếp và bằng cụ thể được, nên:
- Cần uốn nắn những thành kiến gây ngộ nhận, nếu có. Thí dụ : Nhiều trẻ không tin Thiên Chúa là cha, vì cha chúng quá độc ác. Trong trường hợp này không nên lấy cha mẹ trần gian làm mẫu được. Cần hiểu rõ ai là người chúng tin cậy, rồi diễn giải.
- Đem những chứng từ của mình hay của người khác trong hoàn cảnh tương tự mà có thể vượt qua được để gợi ý cho những thắc mắc của chúng.
- Giúp cho trẻ hiểu : cuộc sống trung tín trong đức tinn và cầu nguyện sẽ dần dần giải toả nhiều những vấn nạn cuộc sống. Nên cần phải hướng các em về đời sống tin cậy, và cầu nguyện, vì chỉ có trong Chúa mới giải đáp hết mọi vấn nạn.
3. Câu hỏi đánh lạc hướng Đó là câu hỏi đi xa đề tài. Nên tìm cách trả lời sau, hoặc hỏi ngược lại : “Nếu là em, em sẽ làm gì ?”.
Tựu trung, đặt câu hỏi trong bài giáo lý sẽ giúp các em khám phá thêm những khía cạnh thực tế về mầu nhiệm Thiên Chúa, các em sẽ nhớ lâu hơn, khả năng tìm kiếm các em mở ra, và nội dung các em học sẽ vững chắc hơn.
I. NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI CHUẨN BỊ GIÁO ÁN.
Không phải cứ đến gần ngày, gần đến giờ lên lớp, chúng ta mới soạn bài. Nhưng cần phải chuẩn bị trước vài tuần, càng sớm càng tốt, để tránh chồng chéo với chương trình chung (của giáo xứ, của hội đoàn).
Muốn được như vậy, trước hết phải nắm bắt cụ thể, rõ ràng chương trình chung, để :
- Soạn cho mình chương trình giảng dạy riêng, tránh tình trạng vì đụng một chương trình nào đó mà phải bỏ bài. Sau này phải dạy dồn dập, không đạt hiệu quả.
- Việc nắm bắt chương trình chung cũng giúp sắp xếp bài học cho đúng thời điểm trong năm phụng vụ. Ví dụ : bài học Chúa Thánh Thần được dạy vào lễ Hiện Xuống hay vào dịp các em sắp lãnh bí tích Thêm sức.
- Không phải là biết mặt, biết tên hay chỉ biết một cách chung chung, nhưng là biết rõ từng đối tượng với hoàn cảnh cụ thể của họ.
- Muốn thế, Giáo lý viên cần quan tâm tìm hiểu nhưng phải hết sức tế nhị, kẻo bị cho là người tò mò. Một sự quan tâm của người mục tử nhằm giúp chiên sống vui, an bình chứ không phải vì đó mà sợ sệt, e dè, khép kín.
- Có nhiều cách để tìm hiểu : qua cha mẹ, thầy cô, bạn bè, khu xóm…của người đó. Ngoài ra có thể qua chính đương sự trong những giao tiếp học hỏi thường ngày : các giờ học Giáo lý, giờ lễ, các buổi sinh hoạt…
- Một bài học có thể có nhiều đề tài tuỳ theo nội dung ta muốn nhấn mạnh ở đâu. Tuy nhiên, cần chọn một đề tài chính cho bài học giúp cho thính giả dễ nắm bắt nhất.
- Từ đề tài đó khai triển nội dung và xoáy sâu vào một vài điểm đáng chú ý hơn, gắn bó với môi trường, đối tượng và hoàn cảnh giáo dục lúc đó nhất.
- Sau khi chọn đề tài, chúng ta đi tìm những dữ liệu có liên quan đến đề tài muốn trình bày : Kinh Thánh, sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo, chuyện kể, bài hát, trò chơi, băng reo, tranh ảnh…
- Đây là bổn phận hết sức quan trọng mà người Giáo lý viên không thể coi thường. Nên nhớ rằng Giáo lý viên là người loan giảng Tin Mừng. Do đó đòi hỏi họ phải sống Tin Mừng đó trước, để trong khi chuyển đạt cho người khác, lời nói của mình mới có sức mạnh, sức nóng…
- Việc chuẩn bị này gồm : suy niệm Lời Chúa; thấu hiểu sứ điệp trong Lời Chúa; nắm chắc phương pháp giảng dạy; và sau cùng là tìm cách hiện thực hóa (tìm hướng sống cụ thể) sứ điệp đó trong đời sống hằng ngày.
II. CHUẨN BỊ MỘT GIỜ DẠY GIÁO LÝ
- Tìm hiểu gia đình : môi trường sống (hoàn cảnh gia đình), mảnh đất được gieo, nơi mà thính giả đã sống và đang sống (tâm lý, luân lý).
- Xác định nội dung trình bày. Nhắm vào một ý chính. Tránh đi lan man làm thính giả rối tung, khó hiểu.
- Xác định đối tượng : thính giả của mình đang ở tuổi nào (thiếu nhi, thanh niên, người già…).
- Xác định đường hướng chính : muốn đưa thính giả đến gặp gỡ và tiếp xúc với Thiên Chúa.
- Xem lại phương pháp dạy giáo lý cho lứa tuổi đó.
+ Cần có một sườn bài chính. Sau đó tham khảo, tìm hiểu thêm và suy niệm, để bổ sung thành một dàn bài hoàn chỉnh.
+ Sau khi đã có dàn bài chi tiết với những dữ liệu cụ thể thì viết lại thành bài bản hẳn hoi.
Trong khi viết bài nhớ chú ý chia thành hai cột và chỉ viết một bên. Sau này, nếu cần bổ sung thì đã có chỗ trống.
Giáo lý viên cần đến lớp sớm để :
- Đón tiếp các em và phụ huynh của các em nếu có.
- Việc đón tiếp chu đáo sẽ tạo được niềm tin tưởng nơi gia đình cũng như bản thân học viên.
- Giáo lý viên còn phải đến sớm để hướng dẫn học viên chuẩn bị phòng ốc hay nơi giảng dạy được thoáng mát (vì sạch, gọn), thêm sinh động (sắp xếp dụng cụ giảng dạy ngăn nắp, dễ tập trung).
- Cần thể chú ý đến những điểm sau : hình ảnh Chúa (dễ hướng tâm hồn), vệ sinh nơi giảng dạy, dụng cụ giảng dạy, bàn ghế…
* Người Gíao lý viên cần có một niềm tin, một tấm lòng và một tầm hiểu biết về Thiên Chúa và về con người, nhất là những đối tượng mà mình trực tiếp hướng dẫn họ.
BÀI 15 : DIỄN TIẾN MỘT BUỔI GIÁO LÝ
Tùy theo số lượng học viên, trình độ nắm bắt và thời gian trình bày mà chúng ta soạn một chương trình cụ thể, thích hợp.
Nhưng tựu chung, có thể soạn một bài giáo lý theo các trình tự sau :
Vắn tắt, thay đổi hình thức cho đỡ nhàm chán : hát, cầu nguyện tự phát, đọc kinh, thinh lặng và hướng lòng về Thiên Chúa, hoặc Giáo lý viên cầu nguyện dựa trên một biến cố nào đó xảy ra gần nhất có liên quan và ảnh hưởng đến đời sống của học viên của mình, hay đang có liên quan đến Giáo hội, xã hội. Mục đích là đặt học viên trước mặt Chúa và tạo nên bầu khí tôn giáo thích hợp với việc học hỏi về Chúa.
Trong bài giảng các em sẽ nghe giải thích Lời Chúa. Ở đây, các em trực tiếp nghe chính Lời Chúa về đề tài đã trình bày trong bài giảng.
Chỉ cần chọn một đoạn ngắn phù hợp với nội dung nhưng dễ hiểu, và đọc cho các em nghe. Điều đó là tập cho các em có lòng tin, có thái độ kính cẩn và tiếp nhận đối với Lời Chúa. Nếu được như vậy, Lời Chúa sẽ tác động trên tâm hồn các em nhờ sự gần gũi này.
III. BÀI GIẢNG Bài giảng là phần chính của lớp Giáo lý. Trình bày nội dung của bài Giáo lý.
- Bài giảng (còn gọi là “bài nói chuyện”) : phải đồng thời đạt được hai mục tiêu :
a. Trình bày đề tài của bài học. Ví dụ : “Chúa Giêsu quyền phép”. Mỗi bài Giáo lý chỉ trình bày một chủ đề duy nhất, không được pha trộn với chủ đề khác.
b. Gợi lên tâm tình cầu nguyện tương ứng với đề tài bài học. Ví dụ : “cảm phục Chúa Giêsu”…(xem nguyên tắc “cảm nghiệm” ở trên).
- Bài giảng phải theo phương pháp quy nạp, đi từ một sự kiện hay một câu chuyện cụ thể để rút ra một kết luận, một bài học và áp dụng vào vấn đề Giáo lý đang trình bày (xem nguyên tắc “quy nạp” ở trên). Vì, muốn soạn bài giảng phải tìm một sự kiện hay một câu chuyện cụ thể làm khởi điểm để trình bày đề tài và khêu gợi tâm tình tôn giáo. Ví dụ : “Chúa Giêsu làm sóng gió yên lặng” (Mc 4, 35- 41).
Đề tài : Chúa Giêsu quyền phép.
+ Tâm tình : cảm phục Chúa Giêsu.
+ Khởi điểm : Chúa Giêsu làm sóng gió yên lặng.
Một khi xác định được 3 điểm này thì soạn bài giảng tương đối không khó.
- Bài giảng ngắn tùy theo lứa tuổi và tùy theo hình thức mình dùng :
+ Nếu giảng viên độc thoại thì ngắn hơn, nếu đối thoại với các em thì dài hơn.
+ Khi theo cách độc thoại bài giảng không được quá 7 phút đối với các em 7 tuổi và không được quá 15 phút đối với các em 12 tuổi.
Sức chú ý của các em có giới hạn, Giáo lý viên phải khai thác tối đa khoảng thời gian này bằng cách cắt bỏ những dư thừa, phụ thuộc, sắp xếp các ý tưởng mạch lạc và chọn những kiểu nói dễ hiểu.
Đây là đỉnh cao của bài Giáo lý. Tâm tình tôn giáo đã được thức tỉnh qua bài giảng, và đã được tăng cường khi nghe Lời Chúa, nay kết thành lời nguyện sống động trong mấy phút đối diện với Thiên Chúa.
Phút cầu nguyện này không cần dài, nhưng phải động viên và thu hút tất cả tâm hồn, để tạo nên sự thông hiệp sâu xa với Thiên Chúa (xem “nguyên tắc cảm nghiệm”)
Sinh hoạt Giáo lý nhằm hai chủ đích :
1. Vận dụng các cơ năng hoạt động của học viên, như trí tưởng tượng, óc thẩm mỹ, sự khéo léo chân tay…để giúp học viên hiểu sâu hơn và đồng hóa các điều đã nghe trong bài giảng. Ở đây, các học viên có điều kiện đồng hóa một cách nhẹ nhàng, thích thú nhờ thái độ chủ động, vì tất cả các cơ năng của học viên đều được vận dụng.
2. Sinh hoạt Giáo lý còn giúp cho Giáo lý viên kiểm điểm được cách thức giảng bài của mình và đánh giá mức độ tiếp nhận của học viên. Có nhiều sinh hoạt bổ ích, nhưng nếu các em chưa hiểu bài giảng, thì không thể thực hiện được. Gặp trường hợp đó, Giáo lý viên giảng giải lại điểm chưa hiểu, hoặc tìm cách trình bày dễ hiểu hơn để nói với các em.
Sinh hoạt nhiều hay ít, dài hay ngắn…tùy theo thời giờ và số học viên trong lớp. Càng ít học viên càng có thể sinh hoạt nhiều và dễ hơn. Mặt khác, học viên càng nhỏ thì càng cần phải rút ngắn bài giảng và kéo dài sinh hoạt Giáo lý (xem nguyên tắc chủ động)
Như đã nói ở trên về vấn đề vận dụng trí nhớ, các em sẽ mau quên những gì đã nghe trong bài giảng, nếu không cho các em học thuộc lòng câu tóm tắt bài giảng đó.
Vì thế, sau khi sinh hoạt, cần tóm bài, cho các em chép bài vào tập (nếu các em không có sách Giáo lý, phần của học viên), rồi chỉ bài các em phải học thuộc lòng ở nhà.
Buổi học lần tới nên kiểm tra xem các em đã thuộc bài chưa. cần trả bài, vì dầu tự giác đến đâu, ở tuổi các em, vẫn cần có người thúc đẩy, khuyến khích.
VII. CẦU NGUYỆN KẾT THÚCCó tính cách tạ ơn và dốc lòng đem thực hành những điều đã lãnh hội trong lớp Giáo lý. Hình thức cũng phải đơn giản, vắn tắt và thay đổi như cầu nguyện mở đầu.
Chúng ta đang bắt đầu một năm phụng vụ mới. Đây là thời gian đặc biệt, mong đợi ngày Chúa đến và bây giờ chúng ta sốt sáng xin Chúa đến với chúng ta trong giờ giáo lý này.
Hát (Trời cao hãy đổ sương xuống…)
2. Lắng nghe Lời Chúa (Rm 13,11-14)
Có thể chọn một em nào đó, chuẩn bị trước và đọc Lời Chúa.
Mong chờ Chúa đến, mong chờ Chúa giáng trần là ngày nhân loại được nghe tin vui “Chúa đến để cứu rỗi nhân loại”. Mọi người chuẩn bị tâm hồn đón Chúa và nhà nhà đang đón mừng, chuẩn bị làm hang đá. Khi chúng ta đón Chúa đến vào dịp Giáng sinh là chúng ta đang mong đợi được gặp Chúa khi Chúa trở lại lần thứ hai (ngày Quang Lâm) để đưa chúng ta về Thiên Đàng. Ai cũng mong đợi ngày Chúa đến lần thứ hai để ban thưởng và dẫn đưa chúng ta về Trời. Chúa đến lần hai là Người hoàn tất công trình cứu chuộc của mình. Muốn được như vậy thì chúng ta phải chuẩn bị tâm hồn và luôn sẵn sàng đón Chúa.
Trong mùa Vọng, thánh Gioan Tẩy Giả luôn miệng kêu mời chúng ta hãy dọn đường cho Chúa đến. San bằng đồi núi, diệt tính kiêu ngạo. Sửa đường cho thẳng để Người đi, đừng gian dối nhưng biết sống đơn sơ, chân thành. Lấp đầy những hố sâu, bỏ thói ích kỷ, tham lam, hãy sống quảng đại hơn với mọi người.
Như thế, khi Chúa đến thấy chúng ta biết chuẩn bị tâm hồn, dọn dẹp ngôi nhà tâm hồn khang trang, sạch sẽ thì Chúa cũng muốn ghé thăm và chúc phúc cho chúng ta.
Mỗi người chúng ta hằng mong đợi ngày Chúa đến. Giáng Sinh về tràn ngập niềm vui, chúng ta thật vui sướng để trao cho nhau những món qùa và món qùa có ý nghĩa hơn cả đó là sự hy sinh , việc lành phúc đức.
Xin Chúa ban sức mạnh và giúp chúng con biết cải thiện đời sống, siêng năng tham dự thánh lễ… kết thành những bó hoa thiêng liêng dâng lên Chúa Giê-su Hài Đồng trong hang đá tâm hồn con.
Có thể làm một băng reo đón chờ ngày Chúa đến (Thiếu nhi : sẵn sàng, dọn đường, đón Chúa), hoặc một bài hát Giáng Sinh nào đó vui nhộn phù hợp với các em.
Tình thương Chúa bao la, Ngài luôn sẵn sàng chờ đón chúng ta nếu chúng ta biết chuẩn bị và dọn đường mong chờ ngày Chúa đến. Chúa đến không chỉ cho chúng ta niềm vui nhưng ban thưởng cho chúng ta hạnh phúc Nước Trời.
Để đón chờ Chúa đến, trong tuần lễ này các em hãy chuẩn bị những bó hoa thiêng liêng (siêng năng tham dự thánh lễ, không chửi bậy, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ).
Tạ ơn Chúa đã cho chúng ta có dịp quy tụ nơi đây để chia sẻ và học hỏi về Chúa. Xin giúp chúng con biết quyết tâm trở về, dọn đường cho Chúa ngự đến, biết gạt bỏ những tính hư nết xấu để mỗi ngày tâm hồn chúng con trở nên những hang đá thật xinh xắn, xứng đáng cho Chúa ngự vào.
- Đề tài : Chúa Giêsu quyền phép.
- Đối tượng : Các em Thêm sức (12-14 tuổi)
- Tâm tình : Cảm phục Chúa Giêsu
1/ Làm dấu và hát “Tin cậy mến” (hoặc hình thức tự chọn)
2/ Lắng nghe lời Chúa (Đọc Mt 8,23-27)
3/ Cầu nguyện tự phát (hướng ý theo đoạn Tin mừng)
5/ Cầu nguyện theo tâm tình cảm phục (thinh lặng hoặc tự phát)
Chia trang giấy trong tập ra làm đôi. Một bên vẽ chiếc thuyền của Chúa Giêsu trong cơn bão. Một bên vẽ cảnh sóng gió im lặng.
a. Hỏi : Chúa Giêsu có quyền phép không ?
Thưa : Chúa Giêsu rất quyền phép, vì Ngài làm được những việc lạ lùng không ai làm nổi.
b. Hỏi : Tại sao Chúa Giêsu quyền phép
Thưa : Chúa Giêsu quyền phép, vì Ngài là Thiên Chúa.
c. Hỏi : Đối với Chúa Giêsu, ta phải có thái độ thế nào ?
Thưa : Đối với với Chúa Giêsu, ta phải cảm phục, tin tưởng và cậy trông vào Ngài.
GIÁO DỤC ĐỨC TIN CHO TỪNG LỨA TUỔI
Cây có ngọn, suối có nguồn. Sự đời đều có trước có sau, có chính có phụ, có mở có kết.
Đời người cũng vậy : con người sinh ra không lớn lên một lúc mà phải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn có những đặt biệt phong phú, hàm chứa những tâm lý độc đáo và chứng tỏ khả năng lãnh hội riêng, phù hợp cho từng giai đoạn giáo dục.
Nói riêng về việc học người ta không đem vào toàn bộ văn kiện dạy cho con em ngay một lúc hay cùng một kiểu như nhau. Người ta biết chia ra từng lớp, từ vườn trẻ mẫu giáo cho đến lớp 11, 12, rồi đại học… thật giống như Chúa đã nói :
“Con cái thế gian khôn ngoan hơn con cái sự sáng”.
Xưa nay chúng ta quen dạy Giáo lý lớn nhỏ vào một lớp, rồi trong 3 – 4 tháng phải biết hết mọi sự !
- Trong việc dạy Giáo lý, ta không thể đem ra dạy cho mọi người, ở mọi tuổi, cùng một nội dung, cùng một cách thức. Làm như thế là bất chấp xác định – luật tâm lý và đi ngược lại với nguyên tắc sư phạm. Vì thế phải chia ra từng giai đoạn – suy nghĩ – sửa soạn – tìm tòi và áp dụng những đóng góp phong phú, mới mẻ của các khóa sư phạm và tâm lý tiến bộ ngày nay.
- Vậy đâu là những lứa tuổi cần học giáo lý ? Đời sống con người là “đi tìm kiếm Chúa cho đến khi về với Người”, cho nên không chỉ có người cắp cặp đi học mới là tuổi học Giáo lý mà phải học Giáo lý suốt đời.
Về phương diện tâm lý và giáo dục đức tin, có thể chia tuổi đời thành những giai đoạn.
I. GIAI ĐOẠN TUỔI THƠ ĐẾN TUỔI THANH NIÊN
Hướng ngoại, khủng hoảng đầu tiên, khám phá các sự vật khác mình. Hai tuổi luôn luôn hỏi:” Cái gì đây má?” nhưng chỉ biết sự vật một cách rời rạc… Từ 3-4 tuổi: cuộc khủng hoảng đầu tiên, em ý thức mình là một con người nên bướng bỉnh. Nói gì, hỏi gì cũng không, tuổi này đang tìm mối liên lạc giữa các sự vật nên cứ luôn miệng hỏi, cái này để làm gì? tại sao?
Hướng nội, nhìn mọi vật xung quanh đều có hồn, sống động nhưng luôn mang tính vị kỷ, tự đặt mình làm trung tâm, “cái rốn của vũ trụ”. Nếu hỏi rằng “trong nhà ai ngoan nhất, ai giỏi nhất ?” thì bé xung phong trả lời một cách không tính toán, không ngần ngại rằng “Con !”. Biết phân biệt một chút tình cảm yêu, ghét, vui, buồn, dễ giận nhưng lại vui được ngay… Nói chung là dễ thương, hồn nhiên, trong sáng, rấy yên trí với những gì người lớn hứa cho hay làm cho chúng cái gì đó.
Em bỏ đời sống mộng tưởng bên trong để nhìn ra ngoại giới, bắt đầu biết lý luận, mở mắt nhìn đời, tìm kiếm bạn hữu chứ không còn mấy chấp nhận quyền bính cha mẹ nữa, bắt đầu biết thu nhận tư tưởng và diễn tả ra bên ngoài nhưng trong mình vẫn còn mang mặc cảm ¬dipe (Thần thoại Hylạp kể rằng, ¬dipe do cuộc đời oan nghiệt, đưa đẩy đã ngộ sát cha mình là Laios để lên ngôi vua và cưới luôn mẹ mình là Jocaste làm hoàng hậu… ).
Điển tích này muốn diễn tả hiện tượng tâm lý bẩm sinh phổ biến, thích sự chiều chuộng yêu thương của người lớn khác phái: bé gái gần bố mà xa mẹ, bé trai gần mẹ mà xa bố. Vì thế, ta nên giáo dục sao cho các em được cân bằng phái tính ngay từ bé để khỏi bị lệch lạc tâm lý, ấn tượng suốt đời.
Tuổi thực nghiệm, hướng ngoại, óc thực tiễn, thích phiêu lưu, hoạt động, thích anh hùng và bắt đầu chớm nở tinh thần xã hội. Mọi sự hiểu biết muốn diễn tả ra bằng trò chơi, ca hát, rất thích chơi cùng chúng bạn. Bắt đầu nhận ra phải, trái, xấu, đẹp…
Khủng hoảng trầm trọng, các em lại trở vào nội giới, nhận ra sự tự do, tự chủ của mình nên cũng muốn tận hưởng nó. Tuổi dạy thì làm cho các em để ý đến tình yêu, đến “sự ấy” và thú vui thể xác nên bắt đầu yêu… Trai yêu gái, gái thích trai nhưng chưa biết lựa chọn mới chỉ là mối tình chung chung rất mơ hồ. Gái muốn uyển chuyển để lấy lòng trai, trai thích hùng mạnh để chinh phục gái nhưng rất ngượng nghịu, thẹn thùng, nhút nhát, đỏ mặt, hễ thấy bạn nó chọc mình là tức, vẫn biết trong lòng thích lắm nhưng chưa dám, miệng thì vẫn bảo :”Nhà cháu vẫn còn bé lắm mấy anh ơi !”.
Tuổi này bắt đầu thích tò mò, thích học đòi theo người lớn và bắt đầu biết “enjoy oneself” rồi đó ! Thích trầm lặng trên đồi nhìn thông reo, suối chảy… vớ vẩn, thích ngồi một mình nơi một ngõ tối nào đó, thích chuyện tâm tình, đọc tiểu thuyết tình ái, nhạc buồn, nói chung là thích tất cả những gì là gợi tình.
Thể chất lúc này đang thay đổi, khủng hoảng nên hay bị nhức đầu, đau yếu, hay thay đổi tính tình nên hay cáu gắt, khó chịu vì những bực bội bên trong, người khác khó hiểu mình và mình cũng không hiểu mình, chỉ có “Giời” may ra mới biết nó thích, muốn cái gì. Chính sự đòi tự do tự chủ nên không thích sống với người khác, xa dần cha mẹ, anh chị.
Chữ tình mới chớm nở, có thể lơ là việc kết thân với Chúa nhưng có thể ngược lại vì “ngoài Chúa, con tìm đâu ra nơi nương ẩn ?” Tình yêu Chúa mới chân thật. Rất nhiều ơn thiên triệu đã nảy nở trong tuổi này.
Tiếp tục hướng nội, sống ngoài thực tại, hay lo âu, muốn tự lập, đòi tự do, suy nghĩ cá nhân, yêu thẩm mỹ. Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thiếu niên sang thanh niên. Rất thất thường vì những thay đổi của cơ thể và tâm lý. Bắt đầu biết suy tư, dốc quyết làm nhiều điều nhưng khó trở thành hiện thực. Họ muốn sống một cách rất ư là tự do, thoải mái, không thích gò bó, ràng buộc, thích coi Chúa là bạn để giúp họ thực hiện tự do, giúp họ tự lèo lái cuộc đời của họ. Cầu nguyện chỉ là để xin ơn đẹp trai, bảnh gái, thi đậu, có bộ đồ mô-đen thời thượng, bắt đầu biết “xài tiền”…
Khủng hoảng thành nhân, hoài nghi, đặt lại vấn đề và muốn tự mình giải quyết. Cái gì hợp lý mới chấp nhận. Vì thế dễ xảy ra trường hợp ngang tàng bất kính, mất trật tự, luân lý tự lập, đúng là theo, không còn sợ sệt một áp lực bên ngoài nào nữa. Khó hiểu và phức tạp, vừa nghiêng về tình dục, ham vui, thích la đà tập tành ăn nhậu nhưng lại say sưa với những lý tưởng cao đẹp, thích tham gia công tác xã hội, hy sinh cho đại nghĩa. Sống bừa bãi, vô kỷ luật, anh hùng nhưng chỉ là “anh hùng rơm”.
Tuổi này rất cần được hướng dẫn để trưởng thành về nhận thức, hướng nghiệp chọn đúng ngành nghề, phong cách sống. Giúp họ hiểu rõ hơn về tình yêu đích thực, tránh những sai lầm “yêu cuồng sống vội”. Cần hướng dẫn con tim của họ biết nhạy cảm, sáng suốt trong chọn lựa để rồi có một đức tin đủ mạnh, biết lướt thắng mọi đam mê xác thịt, để rồi siêng năng sống đạo và ham thích đời sống tông đồ. Nếu không, rất dễ phủ nhận niềm tin Ki-tô giáo chỉ vì một lỗi lầm, bất mãn nhỏ nhoi nào đó.
Tuổi này có thể lập gia đình. Tâm hồn ở tuổi này có nhiều thay đổi, chín chắn hơn. Không còn tính cách bồng bột như trước, không còn mơ mộng nhưng trở nên thực tế hơn. Lo cho bản thân và gia đình, mong sao có bằng cấp, chức vụ, kiếm tiền… tương quan rộng hơn với mọi người, tận tụy với nghề nghiệp, công việc, quên mình vì trách nhiệm (gia đình, vợ con, kiếm kế sinh nhai…)
II. LƯU Ý GIAI ĐOẠN QUÁ ĐỘ TỪ TUỔI THƠ SANG TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Tuổi học trò, tuổi trăng rằm, tuổi mực tím, tuổi mộng mơ, tuổi mới lớn… tuổi bỗng thấy mình vụt lớn và tâm hồn tràn ngập ước mơ… là những cách gọi khác nhau về một giai đoạn phát triển quá độ từ tuổi thơ sang tuổi lớn, có thể gọi chung là tuổi vị thành niên. Lứa tuổi này người ta hay gọi bằng những cái tên nghe thật hấp dẫn nhưng ẩn chứa bên trong là sự não nùng, băn khoăn, thắc mắc, làm nảy sinh nhiều nhiễu nhương tâm lý, thường có những hành động cực đoan, những vấp ngã chết người!
Đây là lứa tuổi không còn gọi là trẻ con nữa nhưng cũng chưa hẳn là người lớn. Xảy ra đồng loạt những thay đổi mà chính đương sự cảm thấy bối rối, bàng hoàng trước những đổi thay, chín muồi về thể chất, trước những điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ phát triển. Dưới con mắt của người lớn thì đây là tuổi khó bảo, hay chống đối, nổi loạn, có những khủng hoảng để phát triển. Như vậy, làm thế nào để các em có thể vượt dốc bình yên ?
Lứa tuổi này đang tìm cho mình những quan hệ ngoài gia đình, hướng tới những người bạn đồng lứa, xã hội hóa cái tôi. Tuổi tràn đầy xúc cảm, khó kiềm chế xúc cảm bộc phát, dễ bị tổn thương. Tình cảm thất thường, không ổn định, thoáng buồn rồi lại thoáng vui, dễ bị kích động và lợi dụng. Lứa tuổi phát triển những xúc cảm yêu thương, dễ rung cảm trước người bạn khác giới, có nhu cầu cao về sự hấp dẫn, quyến rũ tình dục nhưng rất dễ nhầm lẫn giữa bản năng tình dục, xúc cảm yêu đương với tình yêu. Lứa tuổi tiếp tục quan tâm đến hình ảnh của cơ thể, thích chăm sóc cơ thể. Thích hò hẹn, chinh phục và khám phá giới kia. Nhóm bạn có vị trí quan trọng, đặc biệt là bạn khác giới.
Lứa tuổi thích sưu tầm danh ngôn, thích văn thơ triết lý, nhu cầu thần tượng hóa cũng rất rõ. Bỏ rất nhiều thời gian vào thần tượng mà mình đang ngưỡng mộ như giới văn nghệ sỹ, thầy cô hoặc một đấng mày râu nào đó mà họ cho là hợp ”gu”, hợp nhãn. Tính tình dễ thay đổi và thường bị đau khổ vì những chuyện không đâu. Không thể nào nhìn xa trông rộng và lường trước những hậu qủa đáng tiếc xảy ra. Chưa nhất quán trong lời nói và việc làm.
Thường có những xung đột, phê phán cha mẹ, thầy cô, bạn bè cùng lớp cùng trường, nhất là bạn khác giới, có thể bỏ nhà đi lang thang, nhập vào những nhóm bạn xấu và trở thành tội phạm. Đứa trẻ muốn thoát ra khỏi cảnh thù nghịch, nơi trẻ không cảm nhận được sự yêu thương. Trẻ muốn được tự do, được tôn trọng nhưng cứ bị ức chế, kiểm soát, xúc phạm bởi vì chưa có một nhận thức rõ ràng, thiếu những kỹ năng giải quyết xung đột. Rất có thể dẫn đến tình trạng tự tử chỉ vì không biết tâm sự cùng ai, không thể giải quyết những vấn đề rắc rối đang ngày càng hoành hành và đầy ắp những lo âu, khắc khoải của lứa tuổi chưa thể đứng vững trên đôi chân của mình. Thường xuyên bị xỉ nhục, bị mất mát quá nhiều, cô đơn, khổ tâm, chán nản đến tuyệt vọng, bị chìm ngập bởi các nhiệm vụ phát triển mà trẻ không giải quyết được, những xung đột không có cách khắc phục… Trẻ tìm đến cái chết như là một sự giải thoát hay trả thù.
Nổi cộm nhất vẫn là những phàn nàn của gia đình, cha mẹ cấm đoán không cho chúng tiếp xúc với những bạn khác giới, không cho đi chơi xa hay qua đêm. Thậm chí còn mạt sát con cái ngay trước mặt bạn bè của con mình... Để rồi như đổ dầu vào lửa, con cái sẵn sàng ra đi mà không hẹn ngày gặp lại, lao mình vào những đêm lang thang, ngủ bờ ngủ bụi, kết bạn với những “nàng tiên nâu” hút chích cho quên sầu. Và khi đã đi vào con đường này rồi thì không nỡ lòng nào từ chối những chuyện kéo theo của tuổi mới lớn này (quan hệ tình dục, ăn trộm, cướp phá, lập những băng nhóm tội phạm để cho bõ ghét và thỏa lòng guậy phá…)
Những thiếu sót ở lứa tuổi này về phần nổi mà chúng ta có thể nhìn thấy là những hành vi sai lệch, hành vi kém thích nghi. Phần chìm thì quan trọng hơn như : những thiếu hụt về một nhận thức sai lầm, một thái độ niềm tin không mấy hợp lý, thiếu những kỹ năng giải quyết xung đột, thiếu kỹ năng kiềm chế xung tính và kiểm soát những xúc cảm, thiếu những kỹ năng giao tiếp ứng xử trong xã hội.
Như vậy, là những người đã vượt qua những ngu ngơ, khờ dại của tuổi mới lớn này rồi, đã hơn một lần cảnh tỉnh và thoát ra được những vũng lầy nhơ nhớp khi nhìn lại những chông chênh của tuổi các em, chúng ta hãy cùng giúp các em vượt dốc. Nên mở lòng đón nhận và hướng dẫn cách nhiệt tình, thông cảm với những nông nổi, không nên dùng những hành động cấm đoán. Làm sao giúp các em ngày càng nhận được những hành trang ứng xử phù hợp với tâm thức và lứa tuổi của mình. Những hành trang qúy giá ấy sẽ giúp các em tránh được những cú vấp ngã chết người, bởi đường đời dù thênh thang rộng mở nhưng vẫn lắm nẻo quanh co.
Chúng ta khảo sát tâm lý cho từng lứa tuổi rồi áp dụng vào việc giáo dục đức tin.
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO LÝ THEO TỪNG LỨA TUỔI
* Giáo Lý chuẩn bị xưng tội rước lễ lần đầu (7 – 9 T)
* Giáo Lý chuẩn bị lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức (9 – 12 T)
A. GIAI ĐOẠN I : GIÁO LÝ KHAI TÂM
Sáu tuổi, các em từ giã vườn trẻ (mẫu giáo), hiên ngang cắp sách đến trường và bước đầu tiếp nhận văn hóa. Các em vui mừng được học cái mới lạ nhưng chưa biết đọc, biết viết. Năm nay gọi là Giáo Lý Khai Tâm. Mục đích là đào tạo cho các em biết “những thái độ tôn giáo căn bản “.
1. Kinh Thánh : Kể những chuyện trong Cựu Ước thật đơn sơ giản dị.
Thiên Chúa tạo dựng nên trời đất. Tạo dựng mọi sự đều tốt đẹp.
Tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa.
Chúa chọn Áp-ra-ham làm bạn. Áp-ra-ham yêu Chúa trên hết mọi sự.
Thiên Chúa : Chọn Môi-sê để cứu dân Chúa.
Tỏ cho Môi-sê biết tên của Ngài.
Cậu bé Sa-mu-en nghe tiếng Chúa.
Đa-vít xây đền thờ kính Chúa.
Kể cho các em nghe về : Cuộc đời và những phép lạ của Chúa Giê-su. Mẹ Ma-ri-a. Các Tông Đồ. Chúa Giê-su yêu trẻ nhỏ.
Giúp các em biết siêng năng đi lễ cùng với ông bà để dần dần thích nghi với Thánh Lễ. Cung kính nghiêm trang khi vào Thánh Đường. Tập cho các em biết cầu nguyện, đọc kinh, làm dấu Thánh Giá. Nhớ đến Chúa “sớm hôm, chiều tối”. Yêu mến Chúa vì Chúa yêu thương các em. Tập cho các em diễn tả tâm tình sống của các nhân vật trong Kinh Thánh.
- Giúp cho các em có được mối liên lạc với Thiên Chúa.
- Tập cho các em sống thân tình với Chúa.
Nâng niu cho những mầm non tương lai quả là khó, khai tâm lại càng khó hơn. Những thái độ tôn giáo căn bản sẽ được khơi dạy và làm nền tảng cho các em. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng, giai đoạn chập chững bước vào đời sống Ki-tô hữu một cách đúng hơn.
GIÁO LÝ VIÊN cần có đời sống truyền cảm, cần có một khung cảnh thấm nhuần tình yêu, niềm tin cậy, thánh thiện trong lời nói. Nhiệt tâm đối với các em thì các em sẽ mến, sẽ yêu… Gia đình, thầy cô giáo, anh chị GIÁO LÝ VIÊN là những người các em thường yêu mến, nếu ta thương yêu các em thật sự. Ai muốn dạy các em phải yêu thương các em và được các em yêu !
Có tâm hồn trẻ thơ, thích chơi và hòa mình với các em, nói năng nhỏ nhẹ, biết khen và chiều chuộng một chút, đừng quát tháo hay chê bai sẽ làm nhụt chí các em. Động viên, khuyến khích, coi các em như con cháu của mình… GIÁO LÝ VIÊN có nhiệm vụ thay mặt gia đình giáo dục không chỉ về giáo lý mà còn về nhân bản cho các em nữa.
Nên hiểu rõ tâm lý các em ở lứa tuổi này : coi mình là trung tâm, biết quan niệm mọi sự dưới khía cạnh yêu, ghét. Vì thế, các em cũng sẽ diễn tả trong đời sống tôn giáo của mình. Các em nhân cách hóa Chúa, thấy Chúa trực tiếp hành động trong mọi sự. Các em sống nhiều về tình cảm và thích thân mật với Chúa (luân lý của các em cũng là luân lý tình cảm).
Thoát ra khỏi nhà trẻ là các em phải trải qua một cơn khủng hoảng tâm lý tương đối nhẹ nhàng (vườn trẻ có không gian, thời gian, bầu khí gia đình) để tự củng cố Cái Tôi của mình. Trí khôn các em chuyển dần sang trực giác, tự mình hiểu và đặt ra câu hỏi tại sao (có chủ ý vụ lợi và có chủ đích rằng cái đó để làm gì vậy ?). Ta nên kiên nhẫn trả lời (ngắn gọn, đơn giản) và hướng các em đến những khái niệm sao cho bớt vị kỷ và vụ lợi cho bản thân, biết nghĩ đến người khác nhiều hơn.
Tạo điều kiện cho các em đi tham quan để giúp các em mở rộng tâm tính và óc tò mò đến những khái niệm tốt lành, dễ thương. Về sinh hoạt các em dễ bắt chước, trí tưởng tượng khá phong phú để tự bày trò (xây nhà, nấu bếp, ru búp bê… chơi mãi nhưng không chán).
Những câu chuyện cổ tích giữ vai trò quan trọng. Tính cách nhân ái, thật thà, hiếu thảo nơi các nhân vật cùng tuổi các em sẽ ghi dấu trong tiềm thức (dần dần mở ra tôn giáo hướng thượng nếu người lớn biết kết hợp với việc giúp các em cầu nguyện, tham dự Thánh Lễ). Ở một số nước phương Tây, tuổi này mới rửa tội. Tuổi này mới bắt đầu nảy nở những tâm tình tôn giáo.
Hiểu được tâm lý, yêu mến trẻ thơ, sống như các em để rồi áp dụng đúng phương pháp sư phạm thì chắc chắn sẽ khơi dạy nơi tâm hồn các em một thái độ tôn giáo vững chắc trong tình thân với Chúa. Bởi chưng, Tin Mừng đã nhấn mạnh :”Cứ để trẻ em đến với Thầy , đừng ngăn cấm chúng. Vì Nước Trời thuộc về những ai giống như chúng” (Mt 19,14).
CHUẨN BỊ CHO CÁC EM XƯNG TỘI RƯỚC LỄ
Sau giai đoạn Khai tâm, các em sẽ học Giáo Lý chính thức. Đây là bước đầu quan trọng về cả ba mặt (tâm lý - luân lý - tôn giáo). Lương tâm và trí khôn các em chớm nở, nên ta phải chuẩn bị cho các em lãnh nhận Bí tích Hòa Giải và Bí tích Thánh Thể.
I. HÌNH DUNG LẠI TUỔI CÁC EM TỪ 7 - 9
Biết đọc biết viết, biết suy luận và giải thích sự việc, thích cái mới lạ.
Nhận biết hay-dở, biết lí do những hành động mình làm, phân biệt phải –trái, biết nhìn không những bằng con mắt mà bằng con tim rung động…
3. Nhận biết và ý thức các giá trị
Tình thương cha mẹ, sự quan tâm ân cần của thầy cô, GIÁO LÝ VIÊN, “yêu thầy mến bạn”. Biết gìn giữ đồ dùng, ngăn nắp, trật tự (khác với tuổi 10-12 là không ngăn nắp, lôi thôi).
Tập sống chung, sống êm ấm với nhau (không thích gây gỗ, cãi lộn như tuổi 4-5 hoặc 10-12). Thích thư giãn, chỉ mong sao đến giờ để chơi chung.
Hay xin việc, nếu được trao làm rất cẩn thận, nghiêm túc… Rất vui khi được nhờ vả….
Giai đoạn này bắt đầu nảy nở các tính tự nhiên của con người. Là những GIÁO LÝ VIÊN chúng ta nên : làm nảy nở, phát triển các em trở thành con Chúa, các đức tính được nảy mầm, trổ sinh. Hình ảnh Chúa Giê-su luôn có trong tâm hồn các em.
“ … Khốn cho kẻ làm cớ cho người ta vấp ngã. Thà buộc cối đá vào cổ nó và xô xuống biển, còn lợi cho nó hơn là để nó làm cớ cho một trong những kẻ bé nhỏ này vấp ngã…” (Lc 17,1-3). Cẩn thận trong việc huấn luyện lương tâm trẻ (biết phân biệt tốt - xấu). Kín đáo, nhẹ nhàng trong lời khuyên, khuyến khích đừng áp đặt. Bởi chưng, chính Thiên Chúa sẽ nói trong lòng các em, qua Lương tâm, là Đấng hướng dẫn, giúp các em biết vâng nghe và làm theo Thiên Chúa).
Tạo nên những con người Quân Bình, không Bối Rối, Sợ Hãi (bị ám ảnh vì tội). Bởi vì, mặc cảm tội lỗi (Thất vọng) thì khác với ý thức tội lội (Tin cậy).
“Tội” là cố ý khước từ Tình Yêu Thiên Chúa. Vì thế, nên tạo cho các em biết làm những việc tốt phù hợp với khả năng các em (Ví dụ: Nói rằng: ”không thương người nghèo là có tội”, nhưng ta có thể sai các em đem tiền, cơm, gạo cho một người hành khất với thái độ nhã nhặn vui tươi….).
Gồm hai năm (lớp 2 và lớp 3 phổ thông).
Nội dung : ”Qui Ki-tô” (Christo Centrique):
Năm I (Lớp 2): Hai học kì (15 bài / học kì)
Nội dung: Gặp gỡ ĐKT. Gặp gỡ Thiên Chúa.
Năm II (Lớp 3): Hai học kì (15 bài / học kì)
Nội dung: Đón nhận ĐKT. Sống như Con Thiên Chúa.
Mục đích trong hai năm này là giúp các em có được những tâm tình và kiến thức cơ bản về”Đời Sống và Đức Tin Ki-tô Giáo”. Khởi đầu là cuộc gặp gỡ Đức Ki-tô trong Tin Mừng (các môn đệ đã tin và làm theo Thiên Chúa). Thiên Chúa đã ban Con Một, đã chết và đã sống lại vinh hiển. Vì yêu thương, sau khi về trời, Đức Ki-tô xin Chúa Cha ban Thánh Thần xuống thế gian, giúp ta sống như con Thiên Chúa. Hiệp thông với Đức Ki-tô trong thánh lễ. Đón nhận Lời Chúa, Mình và Máu Thánh Chúa Ki-tô.
III. MỘT SỐ ĐỀ TÀI CHO CÁC LỚP GIÁO LÝ : XƯNG TỘI - RƯỚC LỄ LẦN ĐẦU
Học kì I : (Bài hát : Gặp gỡ Đức Ki-tô)
Bài 1. Nhận biết Chúa Giê-su là ai?
Bài 2. Chúa Giê-su sinh ra ở đâu? (Bê-lem).
Bài 3. Đến với Chúa Giê-su (giới thiệu về lễ Ba Vua).
Bài 4. Chúa Giê-su sống với gia đình ở Na-da-rét.
Bài 5. Chúa Giê-su chịu phép rửa ở đâu ? (sông Gio-đan).
Bài 6. Chúa Giê-su với bạn hữu.
Bài 7. Chúa Giê-su với trẻ em.
Bài 8. Chúa Giê-su với người bệnh.
Bài 9. Chúa Giê-su với người nghèo khổ.
Bài 10. Chúa Giê-su với người tội lỗi.
Bài 11. Chúa Giê-su với Đức Ma-ri-a.
Bài 12. Chúa Giê-su vị lãnh đạo.
Bài 13. Chúa Giê-su chết và sống lại.
Bài 14. Chúa Giê-su được tôn vinh (thăng thiên).
Bài 15. Chúa Giê-su qui tụ chúng ta.
Học kì II: (Gặp gỡ Thiên Chúa)
Bài 16. Chúa Giê-su nói về Cha Ngài.
Bài 17. Chúa Giê-su được Cha Ngài sai đến với chúng ta.
Bài 18. Chúa Giê-su nói về Thiên Chúa Cha là Đấng sáng tạo.
Bài 19. Chúa Giê-su nói về Thiên Chúa Cha dựng nên con người.
Bài 20. Chúa Giê-su nói về Thiên Chúa Cha chăm sóc con người.
Bài 21. Chúa Giê-su nói về Thiên Chúa Cha yêu thương hết mọi người.
Bài 22. Chúa Giê-su nói về Thiên Chúa Cha là Cha của chúng ta.
Bài 23. Chúa Giê-su là Anh Cả và là bạn của chúng ta.
Bài 24. Thánh Thần của Cha sẽ nhắc lại mọi điều Thầy nói.
Bài 25. Ai sống trong Thánh Thần người ấy là con Thiên Chúa.
Bài 26. Chúa Giê-su dạy cầu nguyện (kinh Lạy Cha).
Bài 28. Thiên Chúa ở với chúng ta.
Bài 29. Tình yêu hiệp nhất - Thiên Chúa qui tụ mọi người.
Bài 30. Chúa Giê-su dẫn chúng ta về với Chúa Cha.
NĂM HAI: ( Đón nhận ĐKT và Sống như Con Thiên Chúa).
Học kì I : Chúa Giê-su là Lời và là Bánh, soi sáng và dưỡng nuôi loài người
Bài 31.Thánh Lễ là tiệc Thánh của Chúa Giê-su.
Bài 32. Chúng ta đi dự tiệc Thánh (Tham dự Thánh Lễ).
Bài 33. Chúa Giê-su sống với chúng ta trong Thánh Lễ.
Bài 34. Tinh thần phục vụ trong cộng đoàn.
Bài 35. Mọi người đều có tội và cầu xin tha thứ.
Bài 37. Lắng nghe và đáp lại Lời Chúa.
Bài 38. Hiệp nhất – Yêu thương trong lời nguyện.
Bài 39. Ý nghĩa của lễ vật (Bánh-Rượu).
Bài 40. ”Hãy làm việc này mà nhớ đến Ta.”
Bài 41. Nhờ Người –với Người và trong Người.
Bài 43. Mọi người nên một với Chúa và với nhau.
Bài 44. Chứng nhân loan báo Tin Mừng.
Bài 45. Mong đợi ngày Chúa Giê-su lại đến.
Học kì II: (Tập sống như Con Thiên Chúa).
Bài 52. Vâng lời cha mẹ , những người trên….
Bài 53. Yêu mến và xây dựng quê hương.
Bài 55. Sống theo gương Chúa Ki-tô.
Bài 56. Thiên Chúa yêu mến và tha thứ cho chúng ta.
Bài 57. Chúa Giê-su chiến thắng tội lỗi.
Bài 58. Chúa Giê-su trao quyền giải tội và tha tội cho Giáo Hội.
Bài 59. Cha tha tội cho chúng ta - Chúng ta cũng phải tha tội cho nhau.
Bài 60. Tâm tình cảm tạ sau khi được tha tội.
IV. XƯNG TỘI - RƯỚC LỄ – BÍ TÍCH HÒA GIẢI
“ Thưa Cha con đã đắc tội với Trời và với Cha, con chẳng còn đáng gọi là con Cha nữa…” (Lc 15,21)
“Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy” (Lc 15,24)
“Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!” (Ga 8,11)
1. BÍ TÍCH HÒA GIẢI VÀ CÁCH XƯNG TỘI
Cần nêu lên một số điểm chính yếu sau đây :
a. Một vài ý nghĩa về bí tích hòa giải
b. Bí tích giao hòa giải – dấu chỉ ơn tha thứ.
Cuối cùng, ta có thể dâng lên Thiên Chúa lời nguyện tạ ơn như sau : Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con. Mở lượng hải hà xóa tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm. Tội lỗi con xin Ngài thanh tẩy ! (Tv 50).
Rước lễ không phải là phần thưởng cho những người tốt nhưng là cần thiết cho mọi người. Ai cũng yếu đuối và cần đến Chúa Giê-su Thánh Thể, chỉ mình Chúa Giê-su mới có thể làm cho ta nên giống Thiên Chúa. Rước lễ là chia sẻ tâm tình và cách sống của Chúa Giê-su, là kết hiệp với Chúa Giê-su và với anh em.
Chúng ta cố gắng giúp cho các em có lòng tin và lòng tôn kính Chúa Giê-su Thánh Thể. Lòng tin kính này cần được bộc lộ trong thái độ và cử chỉ của các em nhất là khi cầu nguyện và ở trong nhà thờ. Giúp các em biết lắng nghe, nói với Chúa Giê-su, thờ lạy và cảm tạ Ngài sau khi rước lễ.
Bí tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của sinh hoạt Hội Thánh, vì Thánh Thể chứa đựng tất cả kho tàng thiêng liêng của Hội Thánh, là chính bản thân Đức Ki-tô, là dấu chỉ Chúa Giê-su dùng để tiếp tục lễ hy sinh trên thánh giá và để ban mình máu Ngài dưới hình bánh rượu làm của nuôi linh hồn ta.
Trước khi Ngài chịu chết, trong bữa tiệc ly với các môn đệ Đức Giê-su đã lập bí tích Thánh Thể “Bánh Ta sẽ ban tặng chính là thịt Ta đây để cho thế gian được sống” (Ga 6,48-49). Vì thế, ta phải biết cảm tạ Chúa đã ban bí tích này, nuôi dưỡng linh hồn ta, ước mong và khao khát tới ngày, tới giờ được rước mình và máu Chúa Ki-tô.
b. Thánh lễ - nguồn mạch tột đỉnh của đời sống ki-tô hữu
Bí tích Thánh Thể được thực hiện qua dấu chỉ bánh miến và rượu nho cùng với lời thánh hiến linh mục đọc trong thánh lễ.
Thánh lễ là cuộc tưởng niệm lễ Vượt qua của Chúa Ki-tô bằng hành vi phục vụ của Hội Thánh, làm cho hy lễ thập giá của Ngài trở thành hiện tại để thờ phượng và cảm tạ Chúa Cha.
Thánh lễ là nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Ki-tô hữu vì bí tích Thánh Thể chứa đựng chính Chúa Ki-tô là tất cả kho tàng của Hội Thánh.
Trong thánh lễ, Chúa Ki-tô là linh mục tối cao của GIAO ƯỚC MỚI, vừa là người dâng lễ qua bản thân các linh mục, vừa là lễ vật được dâng lên dưới hình bánh và rượu. Chính Chúa Ki-tô phục sinh hiện diện thật sự và trọn vẹn trong hình bánh rượu (cả khi bánh rượu ấy chia ra rất nhỏ thì mỗi phần vẫn có trọn Chúa Ki-tô là ngưới thật và là Thiên Chúa thật).
Ta phải bày tỏ lòng tin bằng thái độ cung kính thờ lạy Chúa đang ngự thật trong bí tích Thánh Thể, khao khát rước Chúa, năng tham dự thánh lễ và viếng Thánh Thể. Đến nhà thờ, ta dâng cuộc sống làm của lễ, khi ra về, ta thực hành lời Chúa đã được nghe.
Khi rước lễ ta được kết hiệp mật thiết với Chúa Giê-su và với Hội Thánh, nhờ đó ta có sức mạnh để chống lại tội lỗi, để sống yêu thương và làm việc tông đồ, hầu chuẩn bị cho ngày Chúa trở lại trong vinh quang.
Là mỗi người Ki-tô hữu, đặc biệt là các em thiếu nhi ta phải : đưa cuộc sống của mình vào thánh lễ cuộc đời (ba ngày cuối tuần hướng về thánh lễ Chúa Nhật, gom góp hy sinh để hiến dâng). Đưa thánh lễ vào cuộc sống hằng ngày (ba ngày đầu tuần suy nghĩ và sống những điều đã cảm nhận trong thánh lễ Chúa nhật trước đó). “ Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6,56).
Lạy Chúa, Chúa đã lấy lương thực bởi trời mà nuôi dưỡng chúng con. Xin cũng che trở phù trì và làm cho chúng con được nghiệm thấy nguồn an vui đích thực khi cùng nhau tham dự và cử hành bí tích Thánh Thể.
CHUẨN BỊ LÃNH NHẬN BÍ TÍCH THÊM SỨC
7 – 9 tuổi : em là 1 triết gia.
9 – 12 tuổi : bé trai là một người hành động, bé gái là một con người mơ mộng.
Đây là gia đoạn chuyển tiếp từ ấu nhi sang thiếu nhi. Tâm hồn biến đổi, từ chiêm ngưỡng qua hành động, từ cảm động sang phê bình, từ vị kỷ đến xã hội. Bắt đầu biết tự chủ, tự lập. Nếu có sự cân bằng giữa trí dục và giáo dục thì dễ dàng hài hòa, vững vàng trong tâm lý và đường thiêng liêng, ngược lại, dễ chao đảo, yếu tâm lí, khủng hoảng
Có sức khỏe, chịu đựng bền bỉ, có sức chú ý, học hành đều đặn hơn.
Rất cảm phục các nhà phát minh, thích theo dõi các cuộc phiêu lưu, kết mô-đen cùng các văn nghệ sỹ
Chú trọng luật lệ, rập khuôn theo tập quán (xấu hoặc tốt).
Tuổi phe nhóm nhưng chưa có tình bạn thắm thiết, tri kỉ. Đánh giá người khác qua những cái gì là bề ngoài. Phục người giỏi, con trai khóc là được nể. Con gái đẹp là được để ý, chiếu cố nhiều hơn.
Có óc thực tiễn muốn đạt kết quả ngay (“mì ăn liền”). Trí nhớ phát triển nhưng không có chiều sâu.
- Cụ thể, hoạt động, có óc thực tiễn, thích phiêu lưu nên dùng”Lịch Sử Cứu Độ” trình bày là rất hợp.
- Chương trình 2 năm : 1năm / 2 học kỳ - 1học kỳ / 15 bài.
- Trọng tâm : “Các em là thành phần của cộng đoàn dân Chúa” để các em ý thức rằng : Lịch Sử Cứu Độ diễn ra giữa Thiên Chúa với dân Ít-ra-en, Đức Giê-su với Giáo Hội tiên khởi. Lịch Sử Cứu Độ đang diễn ra hôm nay với Chúa Thánh Thần và Giáo Hội hiện tại.
Chương trình cứu độ trong Đức Giê-su, con Thiên Chúa tạo dựng trời đất và con người. Kêu gọi Ap-ra-ham để gây dựng dân Thiên Chúa. Kêu gọi Mô-sê để giải phóng và kết ước với dân.
Bài 1 : Thiên Chúa nói với chúng ta trong Thánh Kinh.
Bài 2_ Thiên Chúa gây dựng dân Ngài.
Bài 3_ Thiên Chúa giải thoát dân Ngài
Bài 4_ Thiên Chúa lập giao ước với dân Ngài.
Bài 5_ Thiên Chúa đặt các vua cai trị dân Ngài.
Bài 6_ Dân Chúa nhớ lại tổ tiên mình
Bài 7_ Dân Thiên Chúa tìm về với nguồn gốc loài ngưới.
Bài 8_ Dân Thiên Chúa cầu nguyện. Bài 9_ Thiên Chúa nói với dân Ngài qua các Ngôn Sứ.
Bài 10_ Dân Thiên Chúa chia rẽ và bị lưu đày.
Bài 11_Thiên Chúa nhớ lại lời hứa ban Đấng Cứu Độ.
Bài 12_ Những hình ảnh về Đấng Cứu Độ
Bài 13_ Dân Do Thái đấu tranh giành độc lập.
Bài 14_ Xứ Do Thái thời Chúa Giê-su.
Bài 15_ Tình hình tôn giáo ở Do Thái thời Chúa Giê-su.
Chúa Thánh Thần hiện xuống, ban sức mạnh cho cộng đoàn môn đệ Chúa Giê-su đã gây dựng, để họ trở thành cộng đoàn Ít-ra-en mới là GIÁO HỘI. Kể lại cuộc loan báo tin mừng phục sinh.
Bài 16_ Các tông đồ làm chứng Chúa Giê-su phục sinh.
Bài 17_ Cộng đoàn tín hữu đầu tiên.
Bài 18_ Các tín hữu nhớ lại và lưu truyền đức tin.
Bài 21_ Những việc Chúa Giê-su đã làm.
Bài 22_ Những lời Chúa Giê-su nói.
Bài 23_ Chúa Giê-su rao giảng ý định cứu độ của Thiên Chúa Bài 24_ Chúa Giê-su loan báo về thế giới mới của Thiên Chúa.
Bài 25_ Chúa Giê-su kêu gọi chúng ta theo ngài.
Bài 26_ Chúa Giê-su là con yêu quí của Thiên Chúa.
Bài 28_ Thánh Phao-lô và các thư của Ngài.
HỌC KÌ I - SỐNG THEO THÁNH THẦN
Sau khi phục sinh - lên trời - Chúa Giê-su đã ban Thánh Thần cho các môn đệ. Nhờ đó, các ông đã được biến đổi thành con người mới, chuẩn bị cho “Trời Mới Đất Mới”.
Bài 31_ Cuộc sống là quà tặng của Thiên Chúa.
Bài 36_ Tham dự vào cuộc sống mới của Thiên Chúa.
Bài 37_ Tham dự vào cộng đoàn Giáo Hội.
Bài 38_ Nghi thức bí tích rửa tội.
Bài 39_ Chúa Giê-su đầy Thánh Thần.
Bài 40_ Chúa Giê-su ban Thánh Thần cho những người tin Chúa.
Bài 41_ Cuộc sống mới trong Chúa Thánh Thần.
Bài 42_ Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội.
Bài 43_ Người Ki-tô hữu trưởng thành.
Bài 44_ Nghi thức bí tích thêm sức.
Bài 45_ Chúa Thánh Thần trong thế giới.
Là dân Thiên Chúa và thân thể Đức Ki-tô Giáo Hội tồn tại như một cộng đoàn thờ phượng Thiên Chúa phục vụ nhân loại và loan báo Tin Mừng Cứu Độ mà Thiên Chúa thực hiện nơi Đức Giê-su Ki-tô.
Bài 46_ Chúa Giê-su thành lập Giáo Hội
Bài 47_ Giáo Hội gồm những người sống lí tuởng của Chúa Giê-su.
Bài 48¬¬_ Giáo Hội là dân Thiên Chúa.
Bài 49_ Giáo Hội là thân thể Đức Ki-tô.
Bài 50_ Giáo Hội với sứ vụ ngôn sứ.
Bài 51_ Giáo Hội với sứ vụ tư tế.
Bài 52_ Giáo Hội với sứ vụ mục tử.
Bài 53_ Người giáo dân giữa lòng đời.
Bài 54_ Các Giám mục kế nhiệm các tông đồ.
Bài 55_ Đức Giáo Hoàng kế nhiệm Thánh Phêrô.
Bài 56_ Các linh mục và phó tế, cộng tác viên của Giám mục.
Bài 58_ Giáo Hội lữ hành hướng về ngày vinh quang của Thiên Chúa.
Bài 59_ Đức Ma-ri-a là Mẹ Giáo Hội.
Lịch sử cứu độ là tất cả những việc Thiên Chúa đã lần lượt thực hiện trong lịch sử loài người để cứu độ nhân loại. Lịch sử thánh này gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm nhiều biến cố và nhiều nhân vật tiêu biểu. Nếu đi vào chi tiết thì lịch sử cứu độ rất dài và khá phức tạp. Các em chưa đủ sức bao quát được hết cho nên chúng ta phải trình bày một cách tiệm tiến : “SƠ LƯỢC - ĐẠI CƯƠNG - ĐƠN GIẢN - TỔNG QUÁT”.
Khi trình bày, chúng ta phải khơi động lòng tin và tâm tình tri ân đối với các việc Thiên Chúa đã làm, lưu ý đến thái độ tâm linh của các nhân vật trong Thánh Kinh (lòng tin vâng phục của Áp-ra-ham, lòng mến, tin tưởng dấn thân phục vụ của Mô-sê )
Như vậy, chúng ta lần lượt dẫn các em từ lịch sử cứu độ diễn ra trong quá khứ đến lịch sử cứu độ đang diễn ra hôm nay với Chúa Thánh Thần và Giáo Hội.
Hai năm sẽ giúp các em hiểu được mình là thành phần sống động của “cộng đoàn Dân Chúa”, để từ đó lãnh nhận bí tích thêm sức với lòng tin tưởng. Các em sẽ được Chúa thánh thần biến đổi và giúp các em sống trọn một đời làm con Thiên Chúa, trở thành những nhân chứng loan báo Tin Mừng Nước Trời.
Ở Việt Nam, thường hay dạy giáo lý theo lối hỏi thưa, dựa vào một thủ bản, như giáo lý Tân Định chẳng hạn. Làm như thế, từ trên xuống dưới trong Hội thánh, ở nước ta cho là tiện, nhưng không tiến được. Cần phải giải tỏa não trạng này và trình bày cho thấy nếu muốn hay, muốn tiến bộ thì phải trả giá.
Bởi vậy, cần phải lưu tâm đến hoàn cảnh thiếu thốn về nơi học giáo lý và người dạy giáo lý. Cần động viên các cha sở. Các cha sở có lưu tâm và trực tiếp điều hành thì mới tiến được. Còn nếu khoán trắng cho các nữ tu, các thày hay giáo lý viên thì kết qủa sẽ rất mơ hồ và khả nghi. Nhưng, trên hết là Đức Giám mục, với nhiệm vụ cai quản chung và điều hành một giáo phận, theo bậc thang giá trị các công việc điều hành và hoạt động của mình, rồi vai trò của các chuyên viên và ban cố vấn. Thế nhưng, vấn đề này xem ra chưa được coi trọng ở Hội Thánh nước ta !
Hy vọng rằng, vấn đề đào tạo và ươm mầm giáo lý cho cả một thế hệ Ki-tô hữu trẻ luôn được những người có trách nhiệm quan tâm hơn nữa và hiểu đúng về sứ vụ loan báo Tin Mừng trong thế giới hôm nay. Người gieo chính là Chúa Giê-su Ki-tô và Giáo hội. Hạt giống là Lời Chúa, là Tin Mừng. Đất là thế giới với đủ loại tốt xấu nhưng việc gieo giống vẫn phải tiến hành. Việc dậy giáo lý nằm trong sứ vụ này nên cần xem xét đất là thế giới, xem xét Giáo hội là người gieo để huấn giáo chu toàn sứ mệnh của mình. Nhưng phải xem xét thế giới vì Giáo hội với con mắt đức tin như Hiến Chế Mục vụ, số 2 dạy, đó là luôn lưu ý rằng trong bất cứ thực tại hay biến cố nhân loại nào cũng đều hàm chứa cả ba yếu tố sau đây : Hoạt động sáng tạo và quan phòng của Thiên Chúa làm cho mọi sự đều tốt lành. Sức mạnh của tội lỗi làm cho con người bị nô lệ và tê liệt nên họ gây ra đủ thứ sự dữ về tinh thần cũng như vật chất. Năng lực giải thoát của Chúa Giê-su Ki-tô Phục Sinh làm cho tất cả được đổi mới tốt đẹp hơn. Phải có cái nhìn này ta mới thấy tất cả sự thật và đem lại cho ta niềm hy vọng ở tương lai tốt đẹp hơn.
Ước gì những mầm non tương lai, những cánh buồm bé nhỏ đang mong chờ những tay thủy thủ lành nghề lèo lái con thuyền của các em sao cho thật đúng hướng, thổi vào thế hệ trẻ một luồng sinh khí mới với cả nhiệt huyết và trách nhiệm của một nhà mô phạm, để rồi khi các em lớn lên, đứng trước phong ba bão táp cuộc đời biết vững tay lái, chống đỡ bằng chính đôi tay khéo léo, nghị lực bản thân mà các em đã được kín múc khi còn là một thiếu nhi ngoan đạo. Để rồi cứ ung dung tự tại, sẵn sàng khi nghe tiếng còi rời bến mà không còn phải lo trên tầu mình thiếu nhiên liệu hoặc chần chờ vì mình không đủ sức !…
Đức Ma-ri-a đi thăm bà Ê-li-sa-bét
Chúa Giê-su lạc ở Giê-ru-sa-lem
Đuổi người buôn bán ra khỏi Đền thờ
Chúa trao Gio-an cho Đức Ma-ri-a
Chúa ban quyền tha tội cho các tông đồ
1. Người gieo giống Mt 13,3-23 Đón nhận Lời và Nước Thiên Chúa như đất tốt đón nhận hạt giống tốt.
Lc 13,20-21 Nước Thiên Chúa có sức mạnh phi thường, tiềm ẩn bên trong.
4. Cỏ lùng Mt 13,24-43 Ở trần gian vàng thau lẫn lộn, sau này mới phân định dứt khoát.
5. Kho tàng; viên ngọc qúy Mt 13,44-45 Đặt Nước Thiên Chúa lên trên hết.
6. Để kẻ chết chôn kẻ chết Lc 9,59-60 Dứt bỏ mọi sự mà bước đi theo Chúa.
7.Chọn chỗ thấp khi dự tiệc Lc 14,7-11 Phải có lòng khiêm tốn.
8. Những khách mời từ chối dự tiệc Lc 14,15-24 Những ai từ chối ơn Chúa không được vào Nước Trời.
9. Người quản lý lo xa Lc 16,1-8 Lo lắng tìm kiếm Nước Chúa bằng mọi cách.
10. Vào cửa hẹp Lc 13,24 Chấp nhận khổ đau mới được cứu rỗi.
11. Người triệu phú lo kiếm tiền Mt 12,16-21 Của cải cản bước vào Nước Trời.
12. Lạc đà chui qua lỗ kim Mt 19,21 Tham lam của cải khó vào Nước Trời.
13. Xem qủa biết cây Mt 7,16-20 Thể hiện thiện chí bằng việc làm.
14. Các nén bạc Mt 25,14-30 Sử dụng hợp lý các khả năng Chúa trao ban. Nhận nhiều trả nhiều.
người phú hộ Lc 16,19-21 Thương người sẽ được người xót thương.
16. Mặc áo cưới Mt 21,11-14 Ai đã được Chúa chọn phải sống xứng đáng.
19. Mười trinh nữ đón rể Lc 12,35-48
Mt 25,1-13 Hãy sẵn sàng đón Chúa, Ngài sẽ đến vào lúc chúng ta không ngờ. Kiên nhẫn chờ đợi và đừng nản lòng.
21. Những thợ vườn nho sát nhân Mt 22,2-10
Lc 20,9-19 Cửa Trời rộng mở đón mời nhưng sẽ có một số bị loại ra ngoài.
22. Tìm chiên lạc, tìm đồng tiền
23. Người con hoang đàng Lc 15,3-10
Thiên Chúa tìm kiếm người tội lỗi.
24. Chim trời, hoa đồng Mt 6,26-30 Thiên Chúa săn sóc ta và ta hãy tin vào tình thương của Ngài.
25. Người bạn gõ cửa ban đêm Lc 11,5-8 Hãy xin sẽ được , hãy gõ thì sẽ mở cho.
26. Người Sa-ma-ri-ta-nô nhân hậu Lc 10,29-37 Mọi người đều là anh em với nhau.
27. Tên đầy tớ độc ác Mt 18,23-35 Tha thứ cho anh em như Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta.
28. Chọn chỗ chót hết Lc 14,7-11 Khiêm nhường là thầy của sự khôn ngoan.
29. Người thu thuế và người Pha-ri-sêu cầu nguyện Lc 18,9-14 Người khiêm tốn luôn được Thiên Chúa nhậm lời.
30. Cái rác và cái xà Mt 7,1-5 Đừng mù quáng mà bắt lỗi người khác.
31. Người mục tử nhân lành Ga 10,11-16 Thiên Chúa hằng yêu thương, quan tâm đến từng người một.
32. Cây nho và nhành nho Ga 15,1-8 CGS là nguồn sống. Ai kết hợp với Người sẽ sinh nhiều hoa trái.
33. Hạt lúa dìm vào lòng đất Ga 12,24 “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống. Mùa gặt mai sau khấp khởi mừng”
1. Nước hóa rượu ở tiệc cưới Ca-na Ga 2,1-11 Chúa Giê-su là Thiên Chúa. Ngài muốn cho mọi người được vui. Lời cầu của Đức mẹ hiệu nghiệm.
2. Mẻ cá kỳ lạ Lc 5,1-7 Vâng lời Chúa và kiên tâm làm việc thì có kết qủa tốt. Chớ nản lòng nhưng hoàn toàn phó thác và tin tưởng.
3. Bão táp yên lặng Mc 4,25-31 Phải có lòng tin khi gặp thử thách.
Mt 7,25-30 Sức mạnh của lòng tin sẽ cứu thoát tất cả những ai thật lòng.
6. Bánh hóa nhiều Ga 6,1-14 Chúa hứa ban Mình Máu của Người cho nhân loại.
7. Đứa bé bị quỷ ám Mt 17,14-19 Đến cả quỷ thần cũng phải vâng phục Ngài.
8. Người mù từ lúc mới sinh Ga 9 Chúa Giê-su là Con Thiên Chúa.
9. La-da-rô sống lại Ga 11 Vì yêu thương bạn hữu, Chúa đã cho bạn mình sống lại.
10.Mười người phong cùi Lc 17,11-19 Lòng biết ơn.
1. Bộ Giáo sĩ. Chỉ dẫn tổng quát về huấn giáo, 1997.
2. Đa minh học viện. Mục vụ Huấn giáo, 1993 – 1994.
3. Gio-an Phao - lô II. Tông huấn Catechesi Tradendae về việc dạy giáo lý. Ủy ban Đoàn kết Công giáo. TP. HCM, 1992.
4. Nguyễn Văn Tuyên (+). Sư phạm Giáo lý. Nhà xuất bản TP. HCM 1999.
5. Nhóm phiên dịch các Giờ Kinh Phụng Vụ. Kinh Thánh trọn bộ Cựu Ước và Tân Ước. Nhà xuất bản TP. HCM 1998.
6. Nhóm phiên dịch các tu sĩ dòng Sa-lê-diêng Don Bosco.
Sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo, 1993.
7. Nhóm huấn giáo ABC. Để dạy giáo lý hữu hiệu hơn.
Nguyên tác “How to be a better catechist.
Carl J. Pfeifer and Janaan Manternach”. Nhà xuất bản Thuận Hóa. Huế – 1999.
8. Nhóm Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm. Thời sự Thần học.
Chuyên đề “Thần học Mục vụ”, số 14, tháng 12.1998.
9. Phao - lô VI. Tông huấn Evanggelii nuntiandi, 1976.
10. Phân khoa Thần học Giáo Hoàng học viện Thánh Pi-ô X, Đà Lạt. Thánh Công Đồng Va-ti-ca-nô II, 1972.
11. Thanh Tịnh. Sư phạm Giáo lý. Tháng 7.1994.
12. Tạp chí Thần học Tu đức. Báo Nhà Chúa.
Chuyên đề Mục vụ Huấn giáo. Số 15, tháng 6. 1970.
PHẦN I : NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
Bài 4 Mẫu người giáo lý viên 16
PHẦN II : PHƯƠNG PHÁP GIÁO LÝ CHO THIẾU NHI
Bài 6 Đường lối tin mừng của Chúa Giêsu 23
Bài 7 Những nguyên tắc sư phạm căn bản 27
Bài 8 Lịch trình tiến triển tâm lý 32
Bài 9 Kể chuyện trong giáo lý 40
Bài 10 Cầu nguyện trong giáo lý 43
Bài 11 Sinh hoạt trong giáo lý 47
Bài 12 Trình bày sự kiện trong giáo lý 57
Bài 13 Dùng câu hỏi trong giáo lý 60
Bài 14 Chuẩn bị cho một giờ dạy giáo lý 63
Bài 15 Diễn tiến một buổi dạy giáo lý 67
PHẦN III : GIÁO DỤC ĐỨC TIN CHO TỪNG LỨA TUỔI
Bài 17 Tâm lý tổng quát cho từng lứa tuổi 75
Bài 18 Chương trình giáo lý cho từng lứa tuổi 82
Giáo lý cho các em Xưng tội-rước lễ 85
PHẦN IV : MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TỪ TIN MỪNG 99