Cuối kì KTQT giai đoạn 1 kì 2 17 18

Ma trận đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 Cánh Diều

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

Đề thi Văn cuối kì 1 lớp 8 Cánh Diều - đề 2

Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu:

Tan chợ vừa nghe tiếng súng TâyMột bàn cờ thế phút sa tayBỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạyMất ổ bầy chim dáo dác bayBến Nghé của tiền tan bọt nướcÐồng Nai tranh ngói nhuốm màu mâyHỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng?Nỡ để dân đen mắc nạn này!

Câu 1: Bài thơ Chạy giặc được viết theo thể thơ nào?

“Tan chợ vưa nghe tiếng súng Tây,”

“Súng Tây” là chỉ tiếng súng của ai?

Câu 3 : Thời điểm khi diễn ra cuộc tàn sát của thực dân Pháp?

D. Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 4 : Trong bài thơ Chạy giăc, hình ảnh nào lần đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam?

Câu 5 : Hai câu thơ nào sau đây trong hài Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rõ nét nhất sự hoảng hốt, ngơ ngác, mất phương hướng của nhân dân khi giặc Pháp xâm lược?

A. Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, / Một bàn cờ thế phút sa tay”

B. “Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, / Mất ổ đàn chim dáo dác bay”

C. “Bến Nghé của tiền tan bọt nước / Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”

D. “Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng / Nỡ để dân đen mắc nạn này?”

Câu 6 : Nội dung chính của các câu thơ dưới đây là gì?

Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây

A. Cảnh đất nước và nhân dân khi thực dân Pháp đến xâm lược

B. Tâm trạng, thái độ của tác giả trước cảnh nước mất, nhà tan

Câu 7 : Đáp án không phải nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ Chạy giặc?

A. Các biện pháp tu từ: từ láy, phép đối

B. Vận dụng sáng tạo hình ảnh, thành ngữ dân gian

C. Hình ảnh thơ gợi hình gợi cảm

D. Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu cảm xúc

Hai câu thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

Câu 9: Bài thơ gửi đến chúng ta thông điệp gì?

Câu 10: Em hãy kể một việc làm thể hiện tinh thần yêu nước

II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn phân tích bài thơ “Chạy Tây” của Nguyễn Đình Chiểu.

1. Lời kêu gọi tha thiết lòng yêu nước trong mỗi người để hành động chống kẻ thù xâm lược.

2. Cảnh trù phú, tươi đẹp, bình yên trước kia đã bị hủy diệt đến kiệt cùng, tan hoang.

3. Giặc đến tàn phá cuộc sống yên bình của nhân dân. Đất nước rơi vào cảnh khốn cùng.

4. Cảnh chạy giặc trong nỗi kinh hoàng của nhân dân.

- HS kể một vài việc làm thể hiện tinh thần yêu nước

a.Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích một tác phẩm văn học ( bài thơ Đường luật)

- Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

Phân tích được nội dung cơ bản và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ

- Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng.

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích một tác phẩm văn học

HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác: Năm 1859, thực dân Pháp đánh chiếm Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu viết bài Chạy giặc .

– Chuyển mạch: phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

– Từ chính xác, gợi tả, hình ảnh thực, sinh động: tan chợ, vừa, tiếng súng Tây, cờ thế, phút sa tay.

– Tiếng súng của giặc Pháp đột ngột nổ vang, phá tan cuộc sống yên lành của nhân dân ta và đẩy nước nhà đến chỗ nguy nan, thất bại hoàn toàn.

– Cảm xúc mở đầu bài thơ: bàng hoàng, tuyệt vọng.

– Biện pháp ẩn dụ, đảo ngữ, những trạng từ gợi hình ảnh loạn li, tan tác của nhân dân ta: lơ xơ, dáo dác.

– Cách ngắt nhịp chẵn – lẻ của thơ Đường luật thể hiện lời than thở xót xa:

Mất ổ / đàn chim / dáo dác bay.

– Nỗi khổ của nhân dân ta trong cảnh chạy giặc.

– Biện pháp đảo ngữ được tiếp tục sử dụng, hình ảnh gợi tả: quê hương thân yêu Bến Nghé, Đồng Nai, bị giặc thiêu huỷ, cướp bóc, của tiền tan bọt nước, tranh ngói nhuốm màu mây.

– Sự tố cáo tội ác của giặc vừa cụ thể vừa khái quát bằng giọng thơ u uất, căm hờn.

– Tội ác dã man của giặc xâm lược.

– Ngôn ngữ châm biếm sắc cạnh (rày đâu vắng, nỡ để dân đen), than oán triều đình nhà Nguyễn sợ giặc, bỏ mặc dân tình khổ ải.

– Nỗi cảm khái trước cảnh điêu linh của nhân dân.

– Giá trị hiện thực: tái hiện cảnh chạy giặc của người dân trong những ngày thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Nam Bộ.

– Giá trị tư tưởng, tình cảm: biểu lộ lòng yêu nước, thương dân tha thiết, lòng căm thù giặc xâm lược bạo tàn.

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, chặt chẽ, có cảm xúc, sáng tạo.

Đề thi học kì 1 Văn 8 Cánh Diều

Đề kiểm tra Ngữ văn 8 cuối học kì 1 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là mẫu đề kiểm tra môn Văn lớp 8 được thiết kế theo chương trình giáo dục phổ thông mới lớp 8 của bộ sách Cánh Diều. Đề kiểm tra cuối kì 1 Văn 8 Cánh Diều dưới đây bao gồm đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 có ma trận và đáp án chi tiết sẽ là tài liệu ôn thi học kì 1 môn Ngữ văn 8 bổ ích cho các em học sinh.

Đề thi cuối kì 1 Văn 8 Cánh Diều - đề 1

A. ĐỌC – HIỂU (6.0 điểm). Đọc kĩ văn bản sau và thực hiện yêu cầu

Người Lào ai cũng biết chuyện Xiêng Miệng. Xiêng Miệng thông minh, hay chơi khăm bọn chúa đất nên chúng vẫn tìm cách buộc tội anh.

Một hôm, chúa nắm chặt một con chim nhỏ trong tay, cho gọi Xiêng Miệng đến hỏi:

Ngươi bảo ta để con chim này sống hay bóp chết nó?

Xiêng Miệng đang đứng cạnh cái cột liền trèo lên lưng chừng, rồi hỏi lại:

Vậy thì nhà chúa bảo bây giờ tôi sẽ trèo lên nữa hay tụt xuống?

Chúa đất biết mình không thể thắng Xiêng Miệng trong cuộc đó, nên đành để Xiêng Miệng về.

Hôm sau, chúa đất đến gặp Xiêng Miệng đang tắm dưới ao, liền hỏi:

Xiêng Miệng, ta đố nhà người làm cho ta xuống ao được đấy!

Xiêng Miệng nhảy lên bờ, gãi đầu, gãi tai nói:

Hiện giờ nhà chúa đang ăn mặc thế kia mà lại đố nhà chúa cởi cả ra để xuống ao thì khó quá. Nếu nhà chúa ở dưới nước mà đố nhà chúa lên bờ thì rất dễ, tôi làm được ngay.

Chúa đất vội vàng cởi phăng quần áo, nhảy ùm xuống ao, định bắt Xiêng Miệng đố mình lên bờ. Nhưng lão chưa kịp nói thì Xiêng Miệng đã cười khà khà, chế giễu:

Đấy nhé, nhà chúa xuống ao rồi! Thế là thua cuộc nhé!

Tiếp đó, Xiêng Miệng thản nhiên lấy quần áo của chúa đất làm ra bộ mặc vào.

Chúa đất tưởng Xiêng Miệng định cướp quần áo liền vội vã lên bờ. Xiêng Miệng ôm quần áo, vừa đi giật lùi vừa nói:

Đấy, thế là nhà chúa lại thua cuộc lần thứ hai nhé! Ban nãy tôi đã làm cho nhà chúa xuống ao, bây giờ lại buộc nhà chúa phải lên bờ. Nhà chúa đã chịu thua chưa nào?

Xiêng Miệng vừa nói vừa chạy, cố nhử cho chúa đất phải chạy theo. Dân chúng thấy chúa đất trần như nhộng đuổi theo Xiêng Miệng liền đổ ra xem. Ai nấy đều bò lăn ra cười.

Cuối cùng chúa đất đành phải chịu thua, Xiêng Miệng mới trả lại quần áo…

(Nguồn: Kể chuyện 3, trang 123, NXB Giáo dục Việt Nam)

I. Chọn phương án đúng bằng cách chép lại cả chữ cái và đáp án (2.0 điểm)

Câu 1. “Câu chuyện Xiêng Miệng” kể về đối tượng nào?

Câu 2. Đối tượng gây cười trong truyện là ai?

Câu 3. Sự việc nào không có trong “Câu chuyện Xiêng Miệng”?

Câu 4. Nhân vật trong câu chuyện trên được khắc họa qua phương diện nào?

B. Đối thoại cử chỉ, hành động, trí tuệ.

Câu 5. Chúa đất biết mình không thể thắng trong cuộc đối đầu tiên và đành để Xiêng Miệng về vì lí do nào?

A. Xiêng Miệng trèo lên cây trong cuộc đó.

B. Xiêng Miệng thông minh trong cuộc đó.

C. Chúa đất vẫn tìm cách buộc tội anh.

D. Chúa đất biết mình không thể thắng Xiêng Miệng trong cuộc đó.

Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng ở câu văn: “Chúa đất vội vàng cởi phăng quần áo, nhảy ùm xuống ao, định bắt Xiêng Miệng đố mình lên bờ.”?

Câu 7. Phương pháp gây cười trong “Câu chuyện Xiêng Miệng” là gì?

A. Phóng đại sự việc; mâu thuẫn trái với tự nhiên.

C. Cử chỉ gây cười, hoàn cảnh gây cười.

Câu 8. Đối tượng nào bị phê phán trong “Câu chuyện Xiêng Miệng”?

B. Những kẻ ngu ngốc, háo danh.

D. Kẻ giàu có ngu ngốc, thích ta đây.

II. Thực hiện bài tập (4.0 điểm)

Câu 9. (0,5 điểm) Ghi lại chính xác tên một văn bản khác mà em biết có cùng thể loại với “Câu chuyện Xiêng Miệng”.

VD: Lợn cưới, áo mới; Thi nói khoác,…

Câu 10. (1,0 điểm) Hãy nhận xét cách kết thúc truyện. Em tưởng tượng điều gì xảy ra kế tiếp sau kết thúc ấy?

Bất ngờ, dù các chi tiết trước đó không quá gay cấn.

Cảnh tượng kết thúc vô cùng hài hước, làm bật tiếng cười hả hê: người trung tuổi ở trần đuổi theo người trẻ tuổi ôm quần áo chạy trước (vừa chạy vừa la)

(Hs có thể diễn đạt theo cách khác nhau song vẫn đảm bảo ý đúng vẫn cho điểm).

Học sinh thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của mình (yêu cầu logic với sự việc, vị thế của nhân vật trong truyện). HS có thể tưởng tượng như:

Từ đó về sau, chúa đất không ra vẻ ta đây nữa

Từ đó về sau, chúa đất và Xiêng Miệng kết thân với nhau

Câu 11. (2,5 điểm) Chọn một bài học mà em tâm đắc nhất từ “Câu chuyện Xiêng Miệng”. Hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 7 câu để giải thích điều đó; trong đoạn văn có sử dụng từ Hán – Việt (gạch chân hoặc chú thích rõ).

HS viết một chuỗi câu nối tiếp nhau (khoảng 7 câu), đúng hình thức đoạn diễn dịch.

Tiếng Việt: HS sử dụng một từ Hán – Việt phù hợp (có gạch chân hoặc chú thích rõ)

Về nội dung: HS có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau nhưng chỉ ra được một bài học tâm đắc nhất (0.75đ), lí giải phù hợp đảm bảo ý nghĩa của bài học

GV có thể tham khảo định hướng:

Chỉ ra được 01 bài học phù hợp. HS có thể đưa ra:

Không nên vì giàu có mà hợm hĩnh, khinh thường người khác.

Đề cao trí tuệ thông minh của con người

Phê phán kẻ giàu có ngu dốt, hay lên mặt,..

Lí giải phù hợp bài học em rút ra qua các chi tiết, sự việc,  tình huống,… trong câu chuyện hoặc dựa vào thực tế cuộc sống

Ý nghĩa của bài học đó với bản thân em

B. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn với dung lượng khoảng 1,5 trang giấy thi kể lại một chuyến đi (hoặc một hoạt động xã hội) để lại ấn tượng sâu sắc đối với em.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội.

Học sinh có thể triển khai thành nhiều đoạn văn nhưng nắm chắc các yêu cầu của một bài văn tự sự kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội có ý nghĩa:

Mở bài: Giới thiệu về một chuyến đi/ hoạt động xã hội để  lại trong em ấn tượng sâu sắc, mục đích, lí do tham gia.

Lần lượt kể lại chuyến đi theo trình tự nhất định:

Kể về hình thức tổ chức hoạt động của chuyến đi/ họat động (thành phần tham gia, thời gian, địa điểm, …).

Kể về quá trình tiến hành chuyến đi/hoạt động (bắt đầu, hoạt  động chính, kết thúc).

Nêu kết quả, ý nghĩa của chuyến đi, nêu cảm xúc, tâm trạng của em sau chuyến đi (về vật chất và về tinh thần)

Lưu ý: Kết hợp với các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận để kể lại.

Kết bài: Khẳng định ý nghĩa và bài học sau khi tham gia  chuyến đi / hoạt động.

d. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

e. Sáng tạo: có cách diễn đạt mới mẻ, giọng kể mang đậm cá tính của người viết, kết hợp yếu tố miêu tả, phát biểu những cảm nghĩ, nhận xét, suy nghĩ của nguời viết.