Học Công nghệ thông tin đang là lựa chọn hàng đầu của nhiều bạn trẻ vì sự thú vị cũng như mức thu nhập khủng sau khi ra trường. Vậy ngành công nghệ thông tin học những gì? Làm công việc gì khi theo học công nghệ thông tin?
Nữ học công nghệ thông tin ra làm gì?
Nữ sinh học CNTT cũng có cơ hội làm việc và phát triển sự nghiệp tương tự như nam giới. Một số vai trò phổ biến bao gồm:
Sinh viên Công nghệ Thông tin ra trường làm gì? Sau khi tốt nghiệp sinh viên CNTT có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp phong phú và đa dạng. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhu cầu về các chuyên gia CNTT ngày càng tăng, mang lại triển vọng nghề nghiệp tươi sáng cho những ai đam mê và có năng lực trong lĩnh vực này. Học ngành CNTT không chỉ giúp bạn nắm bắt các kỹ năng kỹ thuật cần thiết mà còn trang bị cho bạn khả năng tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm - những yếu tố quan trọng giúp bạn thành công trong sự nghiệp. Dù chọn học công nghệ phần mềm, quản trị mạng, an ninh mạng, hay bất kỳ chuyên ngành nào khác trong lĩnh vực CNTT, sinh viên đều có thể tìm thấy những con đường sự nghiệp phù hợp với khả năng và đam mê của mình.
Công nghệ thông tin là học những môn gì?
Trong chương trình đào tạo CNTT, sinh viên sẽ học các môn học cơ bản và chuyên ngành. Các môn học này được thiết kế để cung cấp cho sinh viên một nền tảng vững chắc về lý thuyết cũng như kỹ năng thực hành. Dưới đây là một số môn học tiêu biểu:
Công nghệ thông tin là học gì?
Công nghệ thông tin (CNTT) là lĩnh vực liên quan đến việc sử dụng máy tính và phần mềm để quản lý thông tin. Trong thời đại số hóa hiện nay, CNTT trở thành một phần không thể thiếu trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Từ quản lý doanh nghiệp, y tế, giáo dục cho đến giải trí, CNTT đóng vai trò then chốt trong việc cải thiện hiệu quả và năng suất.
Sinh viên học CNTT sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để thiết kế, triển khai, và quản lý các hệ thống thông tin, phát triển phần mềm, bảo mật thông tin, và nhiều hơn nữa. Chương trình đào tạo CNTT tại các trường đại học thường rất đa dạng, bao gồm các lĩnh vực chuyên sâu như khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm, mạng máy tính và truyền thông, an ninh mạng, và công nghệ đa phương tiện, …
Sinh viên công nghệ thông tin ra trường làm gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong các doanh nghiệp, tổ chức, hoặc làm việc tự do. Một số công việc phổ biến bao gồm:
Học ngành Công nghệ thông tin ra trường làm gì?
Hiện nay, hầu như mọi thứ trong cuộc sống đều liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin, các hoạt động trong đời sống xã hội như: giao lưu, giải trí, việc làm đều có thể trở nên dễ dàng hơn nhờ chiếc smartphone nhỏ gọn trong tầm tay đến thế giới đám mây của công nghệ số. Chính vì vậy, theo dự báo của các chuyên gia thì nhu cầu nhân lực cho ngành công nghệ thông tin ngày càng có chiều hướng gia tăng với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn.
Ngành công nghệ thông tin có triển vọng nghề nghiệp cực kỳ cao trong thời đại ngày nay
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc trong các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các tổ chức, hiệp hội,… liên quan đến các lĩnh vực phát triển, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng, chuyên thiết kế, triển khai các giải pháp tích hợp về phần cứng và phần mềm và cả những vấn đề về an ninh mạng như virut, hacker,… Thậm chí, bạn có thể là một chuyên gia IT tự do, hình mẫu ngày càng được ưa thích, làm việc độc lập, không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan, tổ chức nào hoặc có thể cùng một số đồng nghiệp khác lập ra một nhóm hay một công ty của riêng mình. Cụ thể, tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, bạn có thể đảm nhận các vị trí sau:
Để đảm nhận tốt công việc của một kỹ sư Công nghệ thông tin, tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập bên cạnh chương trình lý thuyết là một trong những yếu tố được các trường đại học đào tạo ngành Công nghệ thông tin uy tín đặc biệt chú trọng. Chẳng hạn, HUTECH đã chuẩn bị chu đáo cho tương lai của sinh viên ngành Công nghệ thông tin thông qua việc phối hợp cùng các doanh nghiệp tổ chức các hội thảo chuyên đề, kỳ thực tập doanh nghiệp và ký kết thỏa thuận hợp tác tuyển dụng, thực tập với với đa dạng các công ty, Doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đó là sự chuẩn bị chu đáo để các kỹ sư Công nghệ thông tin tương lai có thể thích ứng nhanh và đảm trách tốt mọi công tác quản lý – điều hành, xử lý - ứng dụng, hội nhập – làm chủ công nghệ theo đà phát triển khoa học kỹ thuật thời đại mới.Với những điều đã trình bày, có lẽ “Ngành Công nghệ thông tin là gì? Ra trường làm gì?” đã không còn là một câu hỏi khó. Tuy nhiên, bạn có phù hợp để theo học ngành Công nghệ thông tin không, ngành Công nghệ thông tin xét những tổ hợp môn nào, điểm trúng tuyển của ngành Công nghệ thông tin khoảng bao nhiêu, có những trường nào uy tín đào tạo ngành ngành Công nghệ thông tin,… là những câu hỏi bạn sẽ phải tiếp tục trả lời nếu thực sự mong muốn theo đuổi ngành Công nghệ thông tin và trở thành một kỹ sư Công nghệ thông tin giỏi trong tương lai.Cùng xem thêm cơ sở vật chất "xịn xò" của ngành Công nghệ thông tin tại HUTECH bạn nhé
TT. Marketing & Phát triển thương hiệu
Mức lương của ngành Công nghệ thông tin?
Cơ hội việc làm và mức lương ngành Công nghệ thông tin thuộc top những ngành nghề có mức lương cao nhất Việt Nam bởi nhiều yếu tố: thiếu cầu, ứng dụng phát triển nhiều trong xã hội, bảo mật thông tin,…từ đó dẫn đến nhu cầu tìm kiếm nhân lực ngành Công nghệ thông tin cao và mức lương bạn được nhận cũng theo đó mà ngày một cao hơn
Công nghệ thông tin thuộc top những ngành có mức lương cao nhất hiện nay
Các chuyên ngành công nghệ thông tin?
Công nghệ thông tin có rất nhiều mảng và lĩnh vực khác nhau. Tùy vào sở thích cũng như định hướng nghề nghiệp mà bạn có thể lựa chọn cho mình chuyên ngành học phù hợp với bản thân. Dưới đây là một số chuyên ngành Công nghệ thông tin phổ biến nhất hiện nay
Lập trình máy tính là quá trình viết những hướng dẫn được thực hiện bởi máy tính. Các hướng dẫn còn được gọi là mã và được viết bằng ngôn ngữ lập trình, máy tính có thể hiểu và sử dụng để thực hiện một tác vụ hoặc giải quyết vấn đề. Một trong số những công việc của lập trình viên là hiểu các yêu cầu, xác định ngôn ngữ lập trình phù hợp để sử dụng và thiết kế giải pháp, mã hóa, kiểm tra, gỡ lỗi cũng như viết tài liệu để các lập trình viên có thể dễ dàng hiểu được giải pháp này.
Có rất nhiều vị trí công việc khác nhau đối với nghề lập trình máy tính, cụ thể như sau:
Quản trị mạng máy tính là các công việc quản trị mạng lưới bao gồm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đảm bảo mạng lưới hoạt động hiệu quả, đảm bảo mạng lưới cung cấp đúng chỉ tiêu đề ra. Theo học quản trị mạng máy tính, bạn có thể ứng tuyển vào nhiều vị trí công việc khác nhau với mức lương đa dạng. Một số công việc phổ biến ngành quản trị mạng máy tính mà bạn có thể theo đuổi như
An ninh mạng (Cyber Security) được hiểu là ngành chuyên bảo vệ các mạng thông tin và máy tính khỏi nguy cơ bị xâm nhập và trộm cắp các thông tin bảo mật. Nhiệm vụ của ngành này là ngăn chặn, phát hiện và phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và ứng phó các cuộc tấn công.
Để có thể bảo vệ được các hệ điều hành, các chuyên gia an ninh mạng cần phải tạo ra các rào cản chắc chắn để có thể chống lại không chỉ những tấn công từ bên ngoài mà còn từ bên trong.
Ngành an ninh mạng được dự đoán sẽ là quán quân nhu cầu nhân lực trong 10 năm tới. Mỗi năm, Việt nam thiếu hụt khoảng 1 triệu nhân lực.
Kỹ sư an ninh mạng là vị trí mà mọi doanh nghiệp đều cần đến, các tập đoàn lớn sẵn sàng chi trả mức lương rất hậu hĩnh để bảo vệ dữ liệu và loại bỏ lỗ hổng trong bảo mật.
Sinh viên tốt nghiệp có cơ hội làm việc rộng mở cùng mức lương hấp dẫn tại các vị trí như: chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, chuyên gia tư vấn an toàn thông tin, chuyên viên điều tra tội phạm mạng, chuyên viên quản trị bảo mật mạng và hệ thống thông tin, chuyên gia xử lý sự cố an toàn thông tin...
Hệ thống thông tin là ngành học kết hợp chặt chẽ giữa phần mềm, phần cứng và mạng truyền thông nhằm mục đích thu thập dữ liệu cho tổ chức công ty, là tiền đề cho việc đánh giá khả năng và hoạt động hiệu quả của công ty, doanh nghiệp. Ngành này chuyên tập trung vào vấn đề của hệ thống thông tin, để hỗ trợ nhanh chóng trong việc đưa ra quyết định kinh doanh, phương pháp hiệu quả giúp xây dựng một hệ thống điều hành và quản lý ngày một hoàn thiện hơn.
Hệ thống thông tin không chỉ là ngành nghề phát triển ở hiện tại mà còn vô cùng có tiềm năng phát triển ở tương lai. Sinh viên tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin có thể đảm nhận được rất nhiều vị trí khác nhau, từ việc quản lý các hệ thống thông tin đến việc quản trị về kinh doanh tại bất kỳ doanh nghiệp nào. Cụ thể, đó là các vị trí công việc sau:
Thiết kế đồ họa là ngành học kết hợp giữa ý tưởng sáng tạo và khả năng cảm nhận thẩm mỹ và ý tưởng sáng tạo, thông qua các công cụ đồ họa để truyền tải thông điệp bằng những hình ảnh ấn tượng, đẹp mắt và đi vào lòng người. Bên cạnh đó, thiết kế đồ họa còn là loại hình nghệ thuật ứng dụng, kết hợp giữa chữ viết, hình ảnh và ý tưởng một cách sáng tạo để truyền đạt thông tin hiệu quả và thú vị qua các hình thức ấn phẩm in ấn và trực tuyến.
Theo thống kê của Trung tâm dự báo Nhân lực và Thị trường lao động, mỗi năm nước ta thiếu hụt khoảng 1 triệu nhân lực cho ngành học thiết kế đồ họa. Tuy vậy, nguồn nhân lực cho ngành này vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu trên. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra rất nhiều cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành thiết kế đồ họa với những vị trí công việc có thể kể đến như sau:
Ngành Kỹ thuật máy tính là một ngành khá đặc biệt trong nhóm ngành Công nghệ thông tin, là ngành học kết hợp kiến thức cả hai lĩnh vực Điện tử và Công nghệ thông tin. Kỹ thuật máy tính là ngành nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp để thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và những phần mềm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng đó. Kỹ thuật máy tính được nói đến trong nhiều khía cạnh của máy tính, từ thiết kế các mạch điện tử đơn giản đến thiết kế vi xử lý, máy tính cá nhân và kể cả các siêu máy tính. Đặc biệt trong việc thiết kế các hệ thống nhúng dùng trong hầu hết các thiết bị điện - điện tử như điện thoại di động, xe hơi, các bộ điều khiển trong các máy móc, các robot công nghiệp.
Kỹ thuật máy tính thuộc top những ngành có nhu cầu nhân lực và mức lương cao nhất Việt Nam. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành học Kỹ thuật máy tính, sinh viên sẽ được cung cấp đầy đủ kiến thức và năng lực chuyên môn để đáp ứng công việc tại những vị trí sau:
Ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hoá là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, các dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy (xi măng, sắt thép, nước giải khát, dược phẩm,…); thiết kế, điều khiển và chế tạo robot; quản lý sản phẩm tại các công ty trong và ngoài nước kinh doanh về các thiết bị điện tử tự động…
Khi theo học ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức và kỹ năng chuyên môn thuộc một trong các lĩnh vực như điều khiển các thiết bị và hệ thống tự động; Tự động hóa sản xuất và truyền thông trong công nghiệp; Lĩnh vực chế tạo và điều khiển robot;...
Cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là vô cùng rộng mở với nhiều vị trí then chốt như:
Theo học kỹ thuật điện tử truyền thông, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử, truyền thông và có khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến như mạng không dây; mạng truyền số liệu; vi ba số; hệ thống phát thanh truyền hình; công nghệ xử lý và phân tích tín hiệu, âm thanh, hình ảnh. Sinh viên có khả năng nắm bắt và tiếp cận với các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại; đồng thời có khả năng xây dựng, thiết kế cũng như khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông.
Số lượng việc làm dành cho các kỹ sư điện tử truyền thông sau khi tốt nghiệp ra trường đang ngày càng phong phú cùng với mức thu nhập rất cao và ổn định tại các vị trí quan trọng như:
Có rất nhiều chuyên ngành Công nghệ thông tin mà bạn có thể chọn lựa để theo học