Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Thanh Hóa là ai?

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

“Chúng ta đang có 2 văn bản đều có tên: Hà Nội 36 phố phường, thực ra là 2 bài thơ - đúng hơn là hai bài vè - đều có tên là Hà Nội 36 phố phường. Một bản kể: Phồn hoa thứ nhất Long thành/36 phố rành rành chẳng sai… Bản kia cũng là Hà Nội 36 phố phường nhưng lại kể: Phồn hoa thứ nhất Long Thành/Phố giăng mắc cửi chạy quanh bàn cờ…

Nếu cộng các tên phố có trong các bài Hà Nội 36 phố phường thì thấy có tất cả có hơn 50 phố. Văn bản có tên 36 phố phường ấy ra đời vào cuối thế kỷ 19, gây ấn tượng lớn nhưng không nên hiểu đó là sự đánh dấu của việc ra đời Hà Nội 36 phố phường, bởi Hà Nội 36 phố phường là điều không có trong lịch sử. Hà Nội chỉ có 36 phường vào thời Lê và có hơn 50 phố bắt đầu bằng chữ “Hàng” ở cuối thế kỷ 19.

Vì sao mọi người hay nhắc tới câu Hà Nội 36 phố phường? Có lẽ “công tích” thuộc về nhà văn Thạch Lam. Tác phẩm Hà Nội 36 phố phường của Thạch Lam quá nổi tiếng, nên dù không là sự thật lịch sử thì vẫn được mọi người đón nhận.

Và người ta vẫn dùng Hà Nội 36 phố phường như 5 cửa ô của Văn Cao hay Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội của Nguyễn Đình Thi. Tác dụng của Văn học nghệ thuật là cực kỳ lớn. Rất tiếc là khoa học chưa can dự để trả lại tính chính xác của các thông tin này bên cạnh tính hấp dẫn của nó”.

Một trong số các bài ca về 36 phố phường được ghi trong sách Việt Nam thi văn hợp tuyển của Dương Quảng Hàm có nôi dung như sau:

“Rủ nhau chơi khắp Long thành/Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:/Hàng Bồ, hàng Bạc, hàng Gai,/Hàng Buồm, hàng Thiếc, hàng Hài, hàng Khay,/Mã Vĩ, hàng Điếu, hàng Giầy/Hàng Lờ, hàng Cót, hàng Mây, hàng Đàn,/Phố Mới, Phúc Kiến, hàng Ngang,/Hàng Mã, hàng Mắm, hàng Than, hàng Đồng,/Hàng Muối, hàng Nón, cầu Đông,/Hàng Hòm, hàng Đậu, hàng Bông, hàng Bè,/Hàng Thùng, hàng Bát, hàng Tre,/Hàng Vôi, hàng Giấy, hàng The, hàng Gà,/Quanh đi đến phố hàng Da,/Trải xem hàng phố, thật là cũng xinh./Phồn hoa thứ nhất Long thành,/Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ/Người về nhớ cảnh ngẩn ngơ/Bút hoa xin chép vần thơ lưu truyền”.

Xét theo ghi chép của sách sử thì 36 phố phường được đặt ra từ thời vua Lê Hiển Tông với mục đích duy nhất là thuận tiện hơn trong việc giữ gìn an ninh, trật tự. Theo sách

, vào tháng 12 năm Mậu Thìn niên hiệu Cảnh Hưng thứ 9 (1748) triều đình “hạ lệnh chia bên trong kinh thành làm 36 khu, mỗi khu đặt một quan coi giữ việc tuần phòng, khám xét. Lại định phép ty tộc đoàn (liên kết các gia tộc ở gần nhau cùng giữ an ninh). Tiếp đó lại chia làm 9 điện, mỗi điện có 4 khu, mỗi khu đặt một viên chánh khu”.

Trong tác phẩm Vũ Trung tùy bút của danh sĩ sống vào giai đoạn cuối thời Lê đầu thời Nguyễn là Phạm Đình Hổ cho biết cụ thể hơn về điều này: “Kinh thành Thăng Long chia ra 36 phường, mỗi phường đặt một người phường trưởng. Lại đặt ra phủ Phụng Thiên có quan Phủ doãn, quan Thiếu doãn kiêm coi cả việc tuần phủ và việc liêm sát, đốc suất hai huyện Thọ Xương và Quảng Đức, mỗi huyện có quan Huyện úy cai trị. Toàn thành thì cử một quan trọng thần sung chức Đề lĩnh tứ thành quân vụ, phân ra chánh phó hai dinh, chuyên coi việc cấm phòng, xét hỏi.

Song đất kinh thành đông đúc, nhà ở liền nhau, thường có hỏa hoạn, lại nhiều những kẻ đầy tớ nhà quan, du đãng cờ bạc, gây chuyện đánh nhau, cãi nhau, cùng là những kẻ vô lại trộm cắp, nhiều lắm không thể kể xiết được, chẳng khác gì lục hải khi xưa là nơi bể cạn, vật sản rất nhiều, mà lại không thiếu một hạng người nào cả.

Đời Trịnh An Đô Vương (tức Trịnh Cương- TG), Nguyễn Công Hãng làm Thượng thư cầm quyền chính, mới chia hai huyện ra làm tám khu, mỗi khu đặt một người trưởng khu và một người phó khu; lại chia ra năm nhà là một tị, hai tị là một lư, mỗi lư cũng có một lư trưởng; bốn lư là một đoàn, mỗi đoàn đặt một quản giám, hai quản điểm, dưới quyền người khu trưởng và trực thuộc quan Đề lĩnh. Đó là phỏng cái ý cổ nhân bảo trợ phù trì lẫn nhau.

Phàm những việc phòng hỏa, phòng trộm và nhất thiết những việc giao dịch thuế má đều ủy trách cho khu trưởng, đoàn trưởng cả. Bởi vậy, những con nhà khá giả coi thường, không thèm ra làm, chỉ để cho những côn đồ trong các xóm chợ ra làm. Bọn chúng cùng những kẻ ti thuộc quan Đề lĩnh thông nhau làm càn, rất phiền nhiễu cho dân phố. Ôi! “Sinh nhất sự bất như trừ nhất hại” (thêm ra một việc không bằng bớt đi một tai hại) lời nói ấy rất đúng.

Theo lệ cũ, chốn kinh thành không phải chịu thuế dung, thuế điệu, chỉ tính từng dãy nhà, không cứ nhà quan hay nhà dân, hàng năm mỗi nhà phải chịu một suất đi sửa sang đắp lại nền cắm cờ tướng, dọn cỏ chung quanh cung đình, cung ứng các việc kiến trúc. Họ phải thay phiên nhau sắm đủ dây đòn, câu liêm, thang tre, bó đuốc, thùng gánh nước để theo quân quan Đề lĩnh đi túc trực các nơi điếm canh, phòng khi sai khiến; công việc rất là phiền nhiễu. Song tóm lại không tiền là không xong, chỉ làm nặng túi kẻ gian hoạt.

Tuy bảo rằng “phù bản ức mạt” (bồi đắp gốc rễ, ngăn chặn ngọn cành), nhưng cũng không phải là biện pháp tốt của đời thái bình”. Đến thời vua Gia Long nhà Nguyễn, trong một số sách dư địa chí như cuốn “Các tổng, trấn, xã danh bị lãm”, “Hoàng Việt dư địa chí”… cho biết tên của 36 phường.

Cụ thể, ở huyện Thọ Xương có 18 phường gồm: Yên Thọ, Hà Khẩu, Báo Thiên, Đông Hà, Đồng Xuân, Đông Tác, Đông Các, Cổ Vũ, Xã Đàn, Đồng Lạc, Thái Cực, Diên Hưng, Khúc Phố, Phục Cổ, Phúc Lâm, Kim Hoa, Hồng Mai, An Xá. Mười tám phường còn lại thuộc huyện Vĩnh Thuận là: Bích Câu, Quảng Bá, Thuỵ Chương, Yên Thái, Hoè Nhai, Tây Hồ, Nghi Tàm, Nhật Chiêu, Trích Sài, Võng Thị, Bái Ấn, Yên Lãng, Công Bộ, Thạch Khối, Hồ Khẩu, Thịnh Quang, Yên Hoa và Quan Trạm.

Vào năm Tân Mão (1831) vua Minh Mạng tiến hành cuộc cải cách lớn, trong đó có việc phân chia và đặt tên mới theo địa giới hành chính cấp tỉnh; lúc này Thăng Long xưa được sáp nhập với một số khu vực khác thành tỉnh Hà Nội với diện tích rộng hơn, gồm 4 phủ, 15 huyện so với Thăng Long xưa.

Trong số 15 huyện của Hà Nội vẫn có 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thuộc phủ Hoài Đức, 36 phố phường đều nằm trong địa phận hai huyện này. Sách “Hoàng Việt dư địa chí” in vào năm Qúy Tị (1833) cho biết như sau: “Phủ Hoài Đức, xưa là phủ Phụng Thiên có hai huyện, 13 tổng, 249 thôn phường. Huyện Thọ Xương: 18 phường. Huyện Vĩnh Thuận (xưa là huyện Quảng Đức): 18 phường”.

Trải qua thời gian và biến thiên của lịch sử, phố phường Hà Nội xưa đã thay đổi nhiều về tên gọi, số lượng cũng như diện tích nhưng một số vẫn giữ nguyên tên cũ như gợi nhắc cho những tâm hồn hoài niệm về một Hà Nội trong quá khứ.

VietTimes – Sau sự bổ nhiệm TS. BS Nguyễn Tuấn Tùng, Ban Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai hiện có 4 thành viên, gồm Giám đốc và 03 Phó Giám đốc.

VietTimes – Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kiêm nhiệm phụ trách, điều hành Bệnh viện Việt Đức kể từ ngày 1/5/2023.

VietTimes – Sau khi Nghị quyết 30 của Chính phủ ban hành, các điểm nghẽn về pháp lý trong đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế tại Đà Nẵng đã được tháo gỡ, các đơn vị y tế đã dần đấu thầu để đủ hàng hoá phục vụ điều trị.

VietTimes – Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan được Chính phủ bổ nhiệm làm Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, thay cho nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

VietTimes – Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên vừa ký Thông tư 08 bãi bỏ ba Thông tư do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, trong đó, có quy định về đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập, về kinh doanh dược liệu.

VietTimes –  Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) yêu cầu các bệnh viện, các Sở Y tế nhanh chóng rà soát các hoạt động kêu gọi gây quỹ từ thiện, để tránh việc trục lợi từ việc quyên góp từ thiện ở các bệnh viện.

VietTimes – Đẩy mạnh chuyển đổi số trong bệnh viện nhằm giám sát các hoạt động: Kê đơn, tuân thủ phác đồ, thời gian chờ khám chữa bệnh, quá tải bệnh viện và góp phần phát hiện sai sót chuyên môn, hạn chế thấp nhất tai biến.

Sáng 11/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi khảo sát một số bệnh viện tuyến cuối trên địa bàn Hà Nội, nhằm tiếp tục nắm bắt, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để bảo đảm thuốc, vật tư, sinh phẩm, trang thiết bị y tế.

Đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có sự kết hợp giữa Ngân sách nhà nước với thực hiện cơ chế tự chủ tài chính để bảo đảm tiền lương, phụ cấp, đãi ngộ thỏa đáng đối với nhân lực y tế cơ sở

VietTimes – Bệnh nhân bắt buộc chữa bệnh thường đe dọa, tấn công cán bộ; bỏ trốn và tiếp tục gây án, trong khi nhân viên y tế chưa được đào tạo kiến thức, trang bị các biện pháp hỗ trợ hay giao chức năng quản lý phạm nhân.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp về dự thảo Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn 2030, tầm nhìn 2045.

VietTimes – Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Công điện số 179/CĐ-TTg về việc thể chế hóa Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 4/3/2023 của Chính phủ, nhằm thực hiện các giải pháp bảo đảm đủ thuốc, trang thiết bị y tế.

Chiều 29/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã làm việc với Bộ Y tế, một số bộ, ngành liên quan về dự thảo Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo Thứ trưởng Thường trực Đỗ Xuân Tuyên, Bộ Y tế muốn lắng nghe ý kiến từ y tế cơ sở để xây dựng đề án 'Chỉ thị về phát triển y tế cơ sở trong tình hình mới' bám sát thực tế và thật sự có hiệu quả khi đi vào triển khai.

đã trao quyết định bổ nhiệm ông Hà Anh Đức - Chánh Văn phòng Bộ Y tế - kiêm chức vụ Chánh Văn phòng Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế và bổ nhiệm lại ông Vũ Tuấn Cường làm Cục trưởng Cục Quản lý Dược.

VietTimes – Nghị định 07 và Nghị quyết 30 đã tháo gỡ khó khăn cho các bệnh viện. Do đó các bệnh viện tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chất lượng bệnh viện - PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh

VietTimes – Hàng trăm nghìn bà mẹ, trẻ em đã được các cô đỡ thôn bản chăm sóc, cứu chữa và chưa có tai biến nào. Đặc biệt, họ đã góp phần quan trọng để giảm tỉ lệ tử vong mẹ và trẻ em ở miền núi, vùng cao, vùng sâu.

VietTimes – Các bệnh viện đang đứng trước nguy cơ dừng hoạt động vụt được “hồi sinh” trở lại sau khi Nghị định 07/2023 và Nghị quyết 30/NQ-CP của Chính phủ ra đời.

VietTimes – Với những cống hiến quan trọng, PGS.TS. Thầy thuốc Ưu tú Kim Bảo Giang vinh dự là một trong 80 thầy thuốc tiêu biểu được tôn vinh tại buổi gặp của Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam.

VietTimes – Nghị định số 07/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2021/NĐ-CP sẽ góp phần tháo gỡ những vướng mắc về quản lý trang thiết bị y tế, đang khiến nhiều bệnh viện có nguy cơ đóng cửa.

Sau vai Bưởi trong Những người độc thân vui vẻ, dường như, Giang ít đóng phim hơn?

Hiện tại, nhà hát tôi đang dựng vở nên công việc khá bận rộn. Tôi nhận vai nữ chính trong vở Linh hồn đông lạnh của đạo diễn Đỗ Kỷ. Lịch tập, lịch diễn kín tuần. Tôi vừa phải từ chối 5 tập phim Điện ảnh chiều thứ 7.

Hơn nữa, trong điều kiện kịch bản hay hiếm hoi như hiện nay, có lẽ, cũng phải học cách từ chối những vai không thích, không hợp.

Đã tham gia đóng phim truyền hình một thời gian khá dài, đã từng có mặt liên tiếp trong nhiều bộ phim có cùng thời gian sản xuất, đã từng nhận lời đóng nhiều vai giống nhau, đến thời điểm này, việc “học cách từ chối” là do Giang đã trưởng thành hay do “cơm áo gạo tiền” không còn là gánh nặng?

Thực ra, là người nghệ sỹ phải đối mặt với một môi trường làm việc thiếu thốn, lạc hậu, thiếu chuyên nghiệp là một thiệt thòi. Nghệ sỹ chúng tôi ai đi làm việc cũng vì lòng yêu nghề. Không ai đi đóng phim vì tiền cả. Khi còn là sinh viên, có vai là một cơ hội quý giá, bởi thế, cứ có lời mời là tham gia. Đến khi ra nghề, hạnh phúc là được làm việc, được rong ruổi theo các đoàn làm phim để đến với những nhân vật, những số phận của mình.

Nhưng, như chúng ta đều biết, điều kiện làm phim của chúng ta còn nhiều hạn chế. 10 năm đi làm phim, chỉ có một vai diễn khiến tôi ưng ý nhất, hài lòng nhất, đó là vai Đào trong phim Đất & người của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần. Tìm được vai diễn hay không dễ, dù bản thân diễn viên nào cũng muốn. Sau vai Đào, tôi gần như bị đóng đinh vào kiểu nhân vật thôn nữ, quê kiểng, số phận không may mắn, bị ức hiếp… Tôi cũng cảm thấy bị nhàm chán với hình ảnh của chính mình, và cũng vì đã trưởng thành hơn, nên đã đến lúc phải biết học cách từ chối.

Điện ảnh không còn là “lãnh địa” riêng của diễn viên chuyên nghiệp, rất đông các “chân dài”, ca sỹ đang lấn sân, nếu lại “học cách từ chối”, Giang có sợ bị lãng quên?

Cá nhân tôi cho rằng, việc để các diễn viên không chuyên tham gia đóng phim như các diễn viên chuyên nghiệp là hơi thiếu công bằng. Chúng tôi đã phải học nghề, đã có bằng cấp để trở thành diễn viên chuyên nghiệp. Những “yếu tố mới” không thể được xếp ngang bằng!

Không có kịch bản hay, không nhiều đạo diễn giỏi, bị “lấn sân” bởi các chân dài, ca sỹ, cộng thêm những scandal ồn ào, nghiệp diễn dường như đang bị “đe doạ” về mặt hình ảnh, Giang có nghĩ như vậy?

Đôi khi cảm thấy nghề diễn bị… xúc phạm. Mình đi ra đường, có người nhận ra là diễn viên, họ lại nguýt dài một câu “Chắc lại chỉ là Vàng Anh 2, Vàng Anh 3 ấy mà…”, rồi “Bọn diễn viên nhìn thế thôi, nhưng rủ cái là đi ngay…’. Tôi đã từng nghĩ đến việc bỏ nghề và thực tế là đã bỏ nghề 3 năm, nhưng sau đó lại thấy thèm diễn, và quyết định đi làm lại.

Có ý kiến rằng, Thanh Giang là người sống đơn giản, không cầu kỳ, ví dụ như Giang có thể nhận lời và đóng hàng loạt vai giống hệt nhau?

Bản thân tôi nhận ra được sự nhàm chán ấy và rất mong có được một vai diễn phá cách để khác đi. Nhưng có lẽ chưa có duyên. Trong vở kịch Linh hồn đông lạnh, vai nữ của tôi là vai phản diện đầu tiên, mọi người xem cũng khen “Cũng có vẻ thủ đoạn phết đấy!”.

Cuộc sống đời thường, tôi là người sống đơn giản, thoải mái, không cầu toàn và biết hài lòng với những gì mình có. Trong gia đình tôi được nuông chiều. Đến khi lấy chồng, chồng yêu chiều. Tôi không mong muốn gì hơn thế nữa, tôi cứ muốn cuộc sống sẽ như thế này mãi, và không có gì thay đổi cả…

Đôi khi, sự hài lòng, không cầu toàn lại đồng nghĩa với sự tẻ nhạt…?

Tẻ nhạt? Chưa bị chồng chê tẻ nhạt bao giờ, nhưng nếu bị chê thì phải xem xét lại ngay… Tôi thích chăm chút cho chồng con. Thích nấu ăn những món ngon cho chồng. Tôi nấu ăn khá ngon đấy (cười). Đôi khi cũng tự hỏi, mình thế này rồi, chồng mình còn muốn gì nữa chứ? (cười). Đến bây giờ, vẫn rất tự tin về hạnh phúc mình có. Hai vợ chồng đặc biệt rất tin tưởng nhau.

Làm nghề diễn không phải ai cũng thông cảm được, nhất là, chồng tôi là người ngoài nghề. Vợ đi công tác suốt ngày, rồi còn đóng phim, phim nào cũng yêu một anh… Chồng tôi thông cảm và tin yêu vợ. Chỉ có điều, anh chẳng bao giờ đi xem tôi diễn kịch, anh bảo “Xem em yêu thằng khác đau lòng lắm”. Nhưng tôi sẽ phải sửa đổi thói quen này của ông xã! (cười).

Đã từng có tin đồn rằng, khi còn là sinh viên, Thân Thanh Giang khá… lăng nhăng?!

Có lẽ vì mọi người thấy tôi có nhiều bạn trai chăng? Tôi nhiều bạn trai thân, chơi với nhau rất quý mến. Ngay từ khi tôi là sinh viên đã yêu ông xã và đến năm thứ 3 đã cưới rồi, còn lăng nhăng sao được? Người ta cứ nghĩ, diễn viên hay đàn đúm, trai gái, nhưng hạnh phúc hôn nhân của tôi vốn bền vững được là nhờ, ông xã tôi rất tin vợ. Tôi phải sống như thế nào để anh ấy tin tôi như thế chứ?

Có một cuộc sống ngoài đời hạnh phúc, đủ đầy và không phải lo nghĩ gì. Vậy ra, những vai diễn khổ đau, mất mát trên màn ảnh của Giang đơn thuần chỉ là… bắt chước?

Nghệ sỹ là những người nhạy cảm. Những cảnh đời ấy, tôi đã nhìn thấy, đã chứng kiến, đã đọc, đã xem. Thú thật, những ngày đầu, trước những cảnh đau khổ, tôi vào vai khá vất vả. Nghề diễn cũng phải biết bắt chước, nhưng có thuyết phục được khán giả hay không còn phải phụ thuộc vào năng lực và sự hiểu biết của người diễn viên. Tôi rất thích xem phim để học hỏi, thích đọc để lắng nghe cuộc sống.

Kế hoạch lớn nhất của Giang hiện tại?

Là sinh một em bé nữa vào năm sau.