Chiều cao và cân nặng của con luôn là mối quan tâm hàng đầu của Bố mẹ. Vậy làm sao để biết con yêu đang phát triển chuẩn theo từng giai đoạn? Trong bài viết dưới đây, Huggies sẽ cung cấp cho bố mẹ thông tin về bảng chiều cao cân nặng của bé gái chuẩn WHO giúp Bố mẹ dễ dàng theo dõi sức khỏe và sự phát triển của con một cách toàn diện.

Câu hỏi thường gặp về chiều cao cân nặng của bé gái

Chiều cao của bé gái 15 tuổi thường dao động trong khoảng từ 152.9 cm đến 166.5 cm. Theo thống kê, chiều cao trung bình của bé gái ở độ tuổi này là khoảng 159.7 cm, với độ lệch chuẩn là +/- 6.8 cm. Điều này có nghĩa là nếu chiều cao của bé nằm trong khoảng này, thì sự phát triển của bé được coi là tốt. Tuy nhiên, chiều cao còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như di truyền, chế độ dinh dưỡng và mức độ vận động, nên mỗi bé gái có thể có sự phát triển khác nhau.

Trẻ sơ sinh từ 12 - 24 tháng tuổi

Trong giai đoạn này, che mẹ nên tiến hành đo chiều cao và cân nặng của trẻ mỗi tháng một lần rồi so sánh với bảng chiều cao cân nặng của trẻ để biết xem chiều cao cân nặng trẻ 1 tuổi bao nhiêu là chuẩn?

Thông thường bé trai ở giai đoạn 12 đến 24 tháng tuổi có trung bình đạt chuẩn chiều cao trong khoảng 75,7 đến 87,1cm và cân nặng từ 9,6 đến 12,2kg.

Trong giai đoạn từ 2 đến 12 tuổi, hầu hết bé trai từ tăng khoảng 2 - 3kg và chiều cao tăng thêm khoảng 5 - 8cm mỗi năm. Mức tăng trung bình đạt chuẩn thời điểm này là chiều cao trong khoảng 91,9 - 149,1cm và cân nặng từ 13,3 - 39,8kg.

Các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyến cáo cha mẹ nên tìm hiểu tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 1 - 11 tuổi tăng chiều cao, cân nặng nhằm nắm rõ thành phần dinh dưỡng cần thiết để xây dựng cho bé trai khẩu phần ăn khoa học tốt hơn, giúp trẻ phát triển toàn diện trong giai đoạn chuẩn bị “dậy thì”.

Từ 13 đến 18 tuổi là giai đoạn trẻ bắt đầu bước vào độ tuổi dậy thì, cơ thể dần hoàn thiện để trở thành người trưởng thành. Chiều cao cân nặng bé trai trung bình đạt chuẩn chiều cao trong khoảng 156 đến 176,1cm và cân nặng từ 45 đến 68,9kg.

Có rất nhiều trường hợp ba mẹ lo lắng con trai mình phát triển tốt như thế nào so với những đứa trẻ cùng tuổi khác hay không, có thể tìm hiểu chiều cao và cân nặng của con mình qua cách theo dõi biểu đồ chiều cao cân nặng của trẻ.

Sức khỏe mẹ trong thời kỳ mang thai

Trong giai đoạn mang thai, trọng lượng và chiều dài của thai nhi được quyết định bởi chế độ dinh dưỡng của mẹ. Chính vì thế, mẹ phải bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng như chất đạm, iod, sắt cho bà bầu, acid folic… trong cả thời kỳ trước và sau khi sinh để đảm bảo con được phát triển toàn diện.

Bé thường xuyên ăn những thực phẩm không lành mạnh với các món ăn chế biến sẵn có thể dẫn đến tình trạng thừa cân hoặc thiếu cân ở bé. Từ đó dẫn đến trẻ thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu như canxi, vitamin D và protein dẫn đến sự phát triển chiều cao và cân nặng không tối ưu

Khi trẻ sử dụng thuốc kháng sinh liều cao trong một thời gian dài mà không có sự tham khảo hoặc chỉ định từ bác sĩ. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như dị ứng hoặc kháng thuốc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của trẻ. Vì vậy, khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, mẹ cần có sự tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho con.

Sự ô nhiễm không khí và tình hình dịch bệnh khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý như hen suyễn và bệnh đường hô hấp. Các bệnh này khiến bé khó hấp thu dinh dưỡng, giảm khả năng vận động. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều cao và cân nặng của bé.

Khi bé ít tham gia các hoạt động thể thao hay các trò chơi vận động, cơ thể sẽ thiếu sự kích thích cơ và xương, làm giảm quá trình tăng trưởng chiều cao. Thêm vào đó, thiếu vận động khiến khả năng trao đổi chất của trẻ bị chậm lại, dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì.

Giấc ngủ của trẻ không đủ sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển toàn diện của bé. Nếu bé không ngủ đủ 8-10 tiếng mỗi đêm, hormone tăng trưởng – chất tiết ra nhiều khi ngủ sâu – sẽ bị thiếu hụt, khiến bé dễ chậm lớn và không đạt cân nặng như mong muốn.

Khi cơ thể bé không sản xuất đủ hormone tăng trưởng, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc tăng chiều cao. Mức estrogen không ổn định, quá trình trao đổi chất gặp vấn đề, dẫn đến tình trạng bé gái bị thừa hoặc thiếu cân. Ngoài ra, rối loạn nội tiết có thể gây ra những triệu chứng khác như mệt mỏi, căng thẳng, và các vấn đề tâm lý. Dẫn đến bé giảm khả năng vận động và ăn uống.

Để hỗ trợ sự phát triển chiều cao cân nặng của bé gái, phụ huynh nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bao gồm canxi cho bé, vitamin D và protein,... từ thực phẩm tươi ngon. Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động thể chất thường xuyên và đảm bảo ngủ đủ giấc sẽ giúp tối ưu hóa sự phát triển. Ngoài ra, việc tạo ra một môi trường sống tích cực và theo dõi sức khỏe định kỳ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh và cải thiện tình trạng chiều cao và cân nặng của trẻ.

Bảng chiều cao cân nặng bé trai từ 0-18 tuổi theo chuẩn WHO

Theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các chỉ số chiều cao và cân nặng của trẻ em được phân loại theo từng độ tuổi và giới tính thông qua các bảng chiều cao cân nặng như sau:

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em chuẩn theo WHO (Nguồn: Huggies)

Nguyên tắc tra cứu bảng chiều cao cân nặng của trẻ

Theo bảng chiều cao và cân nặng chuẩn của trẻ em, bố mẹ cần xác định độ tuổi của con và so sánh với các chỉ số tương ứng theo giới tính.

Trong giai đoạn phát triển này của trẻ, cha mẹ cần lưu ý 3 chỉ số quan trọng như sau:

Trong độ tuổi này, cha mẹ cần lưu ý đến chỉ số BMI, được tính bằng công thức sau: BMI = (cân nặng (Kg) / (chiều cao x chiều cao) (m²)

Đối chiếu kết quả BMI vừa tính được với biểu đồ chỉ số BMI chuẩn của WHO theo độ tuổi và giới tính dưới đây để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ:

Biểu đồ chỉ số BMI đánh giá trẻ bị suy dinh dưỡng hay thừa cân, béo phì (Nguồn: Sưu tầm)

Ví dụ: Nếu bé trai 10 tuổi có cân nặng 35kg, chiều cao 1,4m thì chỉ số BMI được tính như sau:

Đối chiếu với biểu đồ đánh giá chỉ số BMI trên, ta thấy với độ tuổi 10 (nằm ngang) và chỉ số BMI là 17.857 sẽ nằm ở vùng màu xanh, nghĩa là trẻ có sức khỏe dinh dưỡng tốt, ba mẹ có thể yên tâm nhé.

Bé gái 4 tuổi nặng bao nhiêu kg?

Bé gái 4 tuổi thường có cân nặng từ 15kg đến 16,1kg, cân nặng này phù hợp với chiều cao trung bình khoảng 100cm đến 102,7cm của bé. Việc duy trì cân nặng trong khoảng này là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh và cân đối cho trẻ. Vì thế, Bố mẹ nên theo dõi sự phát triển của trẻ thường xuyên để đảm bảo trẻ đang trong khoảng cân nặng và chiều cao lý tưởng cho độ tuổi của trẻ.

Chiều cao và cân nặng của bé gái là những chỉ số quan trọng phản ánh sự phát triển thể chất mà bố mẹ cần theo dõi. Qua bảng chiều cao cân nặng của bé gái trong bài viết trên, hy vọng bé gái của bạn sẽ có một chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý để đạt chuẩn chiều cao và cân nặng lý tưởng. Nếu có thắc mắc, vui lòng gửi câu hỏi tại Góc Chuyên Gia của chúng tôi để nhận tư vấn chi tiết!

Ngay từ lúc lọt lòng, cơ thể của trẻ sẽ phát triển không ngừng đến khi hết tuổi dậy thì. Theo nhận định của các bác sĩ nhi khoa - Bùi Thị Thu Hà, sự tăng trưởng chiều cao, cân nặng của bé trai sẽ có sự khác biệt nhất định, cụ thể trong khoảng độ tuổi từ 5 đến 19, con cao khoảng 110 - 176,5cm và nặng 15,3 - 22,2kg.

Chính vì thế, bố mẹ cần nắm được quá trình phát triển của con theo từng giai đoạn để có hướng điều chỉnh chăm sóc phù hợp, tránh tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi hay thừa cân béo phì. Hãy cùng Huggies tham khảo bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai từ 0 đến 19 tuổi theo chuẩn WHO để có thể phần nào đánh giá được sự tăng trưởng và phát triển về chiều cao cân nặng bé trai.